Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Mỹ: Chuyến thăm thành công và những cơ hội mới cho Việt Nam!

Thứ năm, 19/05/2022 10:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Một chuyến đi thành công” - nhận định ấy của Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) trong bài viết ngày 17/5 về chuyến thăm, làm việc tại Mỹ từ ngày 12-17/5 của Thủ tướng Phạm Minh Chính hẳn nhận được sự đồng tình của giới quan sát trong nước và quốc tế.

Rất nhiều cơ hội cho đất nước hình chữ S được mở ra từ chuyến công du này, cơ hội khẳng định mình trên vị thế một thành viên chủ động, tích cực có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; cơ hội để bạn bè, đối tác hiểu thêm về một Việt Nam với tư cách là một quốc gia đang phát triển nhanh sau đại dịch COVID-19.

“Đóng góp quan trọng vào thành công của Hội nghị ASEAN - Mỹ”

Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu tham gia chủ động, tích cực, đóng góp quan trọng và có trách nhiệm cho thành công chung của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN - Mỹ, cả trong thảo luận cũng như xây dựng văn kiện. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại tất cả các hoạt động trong khuôn khổ Cấp cao đặc biệt, chia sẻ quan điểm về định hướng phát triển quan hệ ASEAN - Mỹ và tình hình quốc tế và khu vực, được các nước đánh giá rất cao” - đó là chia sẻ của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc với báo chí sau chuyến Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ.

thu tuong pham minh chinh toi my chuyen tham thanh cong va nhung co hoi moi cho viet nam hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS). (Nguồn: TTXVN).

Quan điểm của Việt Nam được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại Hội nghị lần này, đó là việc đảm bảo hòa bình, duy trì ổn định phải được coi là quan tâm hàng đầu. ASEAN và Hoa Kỳ cùng các đối tác khác cần nỗ lực cùng hợp tác duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, trên tinh thần tuân thủ luật pháp quốc tế, kiềm chế, không sử dụng vũ lực, tránh có các hành động đơn phương, làm phức tạp thêm tình hình, xói mòn lòng tin giữa các quốc gia, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trước đó, chiều 11/5, trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chuyển tải thông điệp về sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm trong hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề dù là nước lớn hay nước nhỏ, nước giàu hay nước nghèo cũng phải chung sức, khẳng định Việt Nam đứng về phía chính nghĩa, về phía lẽ phải, về phía luật pháp quốc tế, không chọn bên. Thông điệp đó đã được chính giới, giới học giả, ngoại giao đoàn đánh giá rất cao.

Cũng tại hội nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo khác của ASEAN đã thảo luận với Tổng thống Mỹ Joe Biden về nhiều vấn đề trọng yếu trong khuôn khổ hợp tác đa phương giữa ASEAN và Mỹ. Tinh thần cùng nhau chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính và các thành viên đoàn đại biểu Việt Nam thể hiện trong các cuộc tiếp xúc song phương với các nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ cũng như với Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres,  đại diện các định chế tài chính quốc tế và các tập đoàn doanh nghiệp lớn của Mỹ.

thu tuong pham minh chinh toi my chuyen tham thanh cong va nhung co hoi moi cho viet nam hinh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp bà Amina J. Mohamed - Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

“Việt Nam là đối tác quan trọng và là người bạn của LHQ”

Đó là khẳng định được Phó Tổng Thư ký LHQ Amina J. Mohammed nhấn mạnh trong cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sáng 16/5 (theo giờ địa phương), tại trụ sở LHQ ở thành phố New York. Theo Phó Tổng Thư ký LHQ đánh giá cao những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với công việc chung của LHQ, nhất là trên cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam luôn có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ chủ nghĩa đa phương, hòa bình và cải cách LHQ, tham gia có trách nhiệm vào lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, triển khai hiệu quả các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và nỗ lực thực hiện các cam kết chống biến đổi khí hậu, nhất là tại Hội nghị COP26 vừa qua… Đặc biệt, điều được Phó Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh tại buổi gặp cùng người đứng đầu Chính phủ Việt Nam là  Việt Nam là đối tác quan trọng, là người bạn của LHQ và mong muốn hai bên tiếp tục phát triển quan hệ một cách toàn diện, hiệu quả hơn nữa.

Ấn tượng trước những thành tựu kinh tế - xã hội vượt bậc của Việt Nam thời gian qua, ứng phó linh hoạt, đúng đắn của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, những hướng đi, cam kết mạnh mẽ đi đầu của Việt Nam về phục hồi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các đột phá về thể chế, nhân lực và cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế số... là những cảm nhận chung nhất được Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Abdulla Shahid - Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) Catherine Russell, Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) Achim Steiner… chia sẻ trong cuộc gặp với người đứng đầu Chính phủ Việt Nam. UNDP, UNICEF… đều bày tỏ mong muốn luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn đồng hành cùng giai đoạn phát triển mới của Việt Nam.

“Khám phá lại Việt Nam” hay cơ hội mới cho hợp tác Việt Nam - Mỹ

Một trong những hoạt động quan trọng cuối cùng trong chuyến thăm làm việc dài ngày lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là sự kiện chiều 17/5 (theo giờ địa phương), tại San Francisco, Thủ tướng dự hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch Việt Nam - Mỹ với chủ đề “Khám phá lại Việt Nam” (Rediscovering Viet Nam). “Khám phá lại Việt Nam” - đó là nỗ lực để các nhà đầu tư Mỹ và quốc tế hiểu rõ hơn về một Việt Nam của hôm nay, một Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh và đã mở cửa trở lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022.

thu tuong pham minh chinh toi my chuyen tham thanh cong va nhung co hoi moi cho viet nam hinh 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

“Khám phá lại Việt Nam” - các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ - sẽ có cơ hội, như Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại tọa đàm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp do Asia Society tổ chức - hiểu rõ hơn về một Việt Nam hôm nay đang xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp là động lực quan trọng cho sự phát triển trong giai đoạn mới. Thủ tướng cho hay, Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện thể chế, chính sách để đón các startup. Cùng với đó, Việt Nam đang thúc đẩy chuẩn bị hệ thống hạ tầng kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu lớn, đào tạo nhân lực chất lượng tốt hơn để sẵn sàng khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

“Khám phá lại Việt Nam” - như chia sẻ của Thủ tướng trong buổi tham quan Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) - còn là mong muốn thông tin cho các nhà đầu tư về tình hình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, cho biết Việt Nam đang tiến hành quyết liệt các biện pháp xử lý các sai phạm của một số ít các nhà đầu tư để thị trường phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững. Thời gian qua, Việt Nam đã duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, các yếu tố như tỷ giá, lạm phát, lãi suất trong tầm kiểm soát. Việt Nam cần phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu theo hướng lành mạnh, bền vững.

thu tuong pham minh chinh toi my chuyen tham thanh cong va nhung co hoi moi cho viet nam hinh 4

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch Việt Nam - Hoa Kỳ với chủ đề “Khám phá lại Việt Nam”. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 Và điều quan trọng hơn, là thông điệp được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra trong bài phát biểu tại Đại học Harvard chiều 14/5, theo giờ địa phương, về một Việt Nam khẳng định chủ trương nhất quán là kiên định đường lối đổi mới, mở cửa, chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả với bên ngoài. 

Tại buổi Tọa đàm này, Thủ tướng cũng nêu rõ mục tiêu chiến lược phát triển đất nước của Việt Nam: Đến năm 2030: là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045: trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

thu tuong pham minh chinh toi my chuyen tham thanh cong va nhung co hoi moi cho viet nam hinh 5

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gõ búa kết thúc phiên giao dịch tại Sàn chứng khoán New York (NYSE) ngày 16/5 theo giờ địa phương. Ảnh: Nhật Bắc

Chuyến thăm, làm việc tại Mỹ lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đúng như nhìn nhận của nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh: Có thể được coi như chuyến đi ba trong một, có cả song phương Việt Nam - Mỹ, có cả đa phương ASEAN - Mỹ, có cả Liên hợp quốc, kết nối với thế giới. Điểm nhấn lớn nhất đó là chúng ta đã thể hiện được vị thế Việt Nam với tư cách là một quốc gia nhất quán về độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và rất có trách nhiệm. Hơn nữa, Việt Nam vừa đóng góp vào công việc chung song đồng thời qua chuyến đi này cũng tranh thủ tận dụng được những nguồn lực cho sự phát triển đối với nền kinh tế đất nước.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế