Thủ tướng Phạm Minh Chính:19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải tập trung tái cấu trúc về quản trị, tài chính, ngành nghề,...cho hiệu quả

Thứ hai, 05/02/2024 16:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2024 cần tập trung thúc đẩy đầu tư phát triển, tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty theo các kế hoạch đã được phê duyệt theo hướng hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng nhân lực.

Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị làm việc với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc về triển khai sản xuất, kinh doanh năm 2024 và thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng tham dự cuộc làm việc có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

thu tuong pham minh chinh19 tap doan tong cong ty nha nuoc phai tap trung tai cau truc ve quan tri tai chinh nganh nghecho hieu qua hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến chủ trì hội nghị.

Quản trị doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phù hợp với kinh tế thị trường

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những đóng góp của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty vào những thành tựu, kết quả chung của cả nước năm 2023, nhất là về tăng trưởng GDP, quản trị doanh nghiệp và đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không say sưa, thỏa mãn, chủ quan với những thành tựu, kết quả đã đạt được.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, như còn có những vướng mắc về cơ chế, chính sách; đầu tư cho phát triển còn hạn chế, tỉ lệ giải ngân đầu tư công thấp hơn bình quân chung cả nước; đóng góp cho tăng trưởng GDP chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ; hiệu quả đầu tư kinh doanh chưa cao.

Nguyên nhân chủ yếu là tính tích cực, chủ động, sáng tạo của lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty chưa được phát huy mạnh mẽ; những vướng mắc pháp lý, nhất là về đất đai, đầu tư công, phân cấp, phân quyền; chính sách với cán bộ công tác tại doanh nghiệp, làm công tác quản lý vốn còn bất cập, chưa sát tình hình thực tế; quản trị doanh nghiệp vẫn chưa thực sự phù hợp với kinh tế thị trường, còn nhiều khâu trung gian, nhiều trường hợp gây ách tắc công việc; hậu quả của đại dịch COVID-19 vẫn còn, sức khỏe của doanh nghiệp bị bào mòn trong chống dịch, điển hình như Vietnam Airlines. Thủ tướng yêu cầu các bên cùng chia sẻ và tìm ra giải pháp cho các khó khăn, thách thức, vướng mắc nói trên.

thu tuong pham minh chinh19 tap doan tong cong ty nha nuoc phai tap trung tai cau truc ve quan tri tai chinh nganh nghecho hieu qua hinh 2

Quang cảnh hội nghị.

Sửa đổi các luật, nghị định, thông tư để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về pháp lý

Năm 2024 và thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty tập trung sửa đổi và đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các luật, nghị định, thông tư có liên quan để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về pháp lý, nhất là liên quan lĩnh vực giá, môi trường, tài nguyên, đất đai…, cụ thể như Nghị định số 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu, Nghị định số 95/2014/NĐ-CP về đầu tư và cơ chế tài chính hoạt động khoa học và công nghệ...

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung thúc đẩy đầu tư phát triển, khắc phục bằng được hạn chế trong vấn đề này, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho 3 đột phá chiến lược của đất nước (thể chế, hạ tầng nhân lực), làm mới 3 động lực tăng trưởng cũ (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và bổ sung các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ)…

Cùng với đó là tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty theo các kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó tập trung 3 nội dung tái cấu trúc: (i) tái cấu trúc về quản trị theo hướng hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng nhân lực; (2) tái cấu trúc về tài chính; (3) tái cấu trúc về ngành nghề, nguyên vật liệu đầu vào… cho phù hợp xu hướng phát triển.

Thủ tướng lưu ý Uỷ ban phải tập trung định hướng vấn đề tái cấu trúc cho các tập đoàn, tổng công ty và việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cần căn cứ hiệu quả tổng thể.

thu tuong pham minh chinh19 tap doan tong cong ty nha nuoc phai tap trung tai cau truc ve quan tri tai chinh nganh nghecho hieu qua hinh 3

Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung thúc đẩy đầu tư phát triển.

Thủ tướng cho rằng các bộ, ngành, Ủy ban đã có nhiều kinh nghiệm hơn, phải phối hơp chặt chẽ, hiệu quả, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các đề xuất của doan nghiệp trên tinh thần tất cả vì lợi ích chung, lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của các tập đoàn, tổng công ty; không đùn đẩy, né tránh, không phiền hà, sách nhiễu, cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức.

Các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách các lĩnh vực được phân công chủ động, tích cực, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ, xử lý các vấn đề tập đoàn, tổng công ty đề xuất. Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ động, tích cực hơn nữa trong công tác tham mưu, phát huy tinh thần đổi mới vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp.

Giao các nhiệm vụ cụ thể thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ như các tập đoàn, tổng công ty mà nòng cốt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam không được để thiếu điện; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bảo đảm đủ dầu, khí theo kế hoạch; Tập đoàn Than – Khoáng sản bảo đảm đủ than trên cơ sở kế hoạch dài hạn; Tổng Công ty Thép xử lý dứt điểm dự án mở rộng nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (TISCO 2); Vietnam Airlines cắt lỗ, xử lý các vấn đề tồn đọng; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam không để thiếu xăng dầu…

Thủ tướng lưu ý các cơ quan thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện phù hợp, không giật cục, không cầu toàn, không nóng vội; Bộ Công Thương cải tiến lại cơ chế quản lý đầu mối kinh doanh xăng dầu theo hướng đơn giản, dễ kiểm tra, giám sát…

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết tháo gỡ vướng mắc cho các dự án, đất đai trình Quốc hội

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương tiếp thu, rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án trình Quốc hội.

Tin tức
Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tin tức
Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó, quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tin tức
Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

(CLO) Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tiếp tục xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại trên bộ quan trọng nhất của cả nước, là điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước Đông Nam Á.

Tin tức
Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

(CLO) Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan.

Tin tức