(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và trước nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phấn đấu với nỗ lực, quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước tiến lên, giành nhiều thắng lợi mới.
Làm việc nào dứt việc đó, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khoá XV về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 (ngày 3/1), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Cũng theo Thủ tướng, dự báo tình hình có những thuận lợi, cơ hội nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường cả về chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội.
"Những nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng cao, nhân dân chờ mong, đòi hỏi ngày càng lớn khi quy mô kinh tế ngày càng lớn, dân số đất nước ngày càng đông", Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục bám sát các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và đặc biệt là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cụ thể hóa để triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 với chủ đề: "Đoàn kết, kỷ cương - Bản lĩnh, linh hoạt - Đổi mới, sáng tạo - Kịp thời, hiệu quả";
Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và trước nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phấn đấu với nỗ lực, quyết tâm cao nhất thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2023, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước tiến lên, giành nhiều thắng lợi mới. Năm 2023 nhất định phải đạt được nhiều thành tích và tiến bộ hơn năm 2022 theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Muốn có kết quả cao hơn năm 2022 thì tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao hơn, nỗ lực phải lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả, làm việc nào dứt việc đó, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả".
Cùng với những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2023 đã được trình bày tại dự thảo Nghị quyết 01, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ trọng tâm.
Cụ thể, thứ nhất, bảo đảm chất lượng, tiến độ các đề án, nội dung trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội nghị Trung ương, các kỳ họp Quốc hội để xử lý các vấn đề đặt ra, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn. Trong đó, quyết liệt triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị, chương trình hành động của Chính phủ về phương hướng phát triển phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng kinh tế - xã hội và quy hoạch 6 vùng.
Cùng với đó, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.
Thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, đẩy nhanh lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh.
Tập trung thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo phương châm quy hoạch phải đi trước một bước, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược và mở ra cơ hội, không gian phát triển mới.
Thủ tướng yêu cầu tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn, tiếp tục nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt và các hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa; phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo; với sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, tạo việc làm, phục hồi thị trường lao động. Đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Tập trung thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn. Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường.
Phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa.
Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.
Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất, uy tín ngang tầm nhiệm vụ; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
(CLO) Có tới 8 trong số 11 thẩm phán của Tòa án Tối cao Mexico đã từ chức và từ chối tham gia cuộc bầu cử cho tòa án dự kiến tổ chức vào tháng 6 năm sau, theo thông báo của tòa án này hôm thứ Tư.
(CLO) Sáng 31/10, tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, công tác chuẩn bị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố.
(CLO) Đó là nội dung quan trọng được khẳng định tại Hội nghị “Tuyên truyền về biển, đảo Việt Nam năm 2024” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và Tỉnh uỷ Khánh Hoà tổ chức ngày 31/10 tại TP Nha Trang dành cho 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước.
(CLO) Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cho thấy CTCP Tập đoàn Thiên Long (Mã: TLG) đã vượt kế hoạch kinh doanh cả năm 11% chỉ sau 9 tháng. Cổ phiếu TLG cũng tăng giá 22% so với vùng đáy hồi tháng 2/2024.
(CLO) Ông Lê Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
(CLO) Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gần đây, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia đã đặt câu hỏi vì sao các đồng minh của Nga như Triều Tiên không thể giúp Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine, trong khi các nước phương Tây cho rằng họ có quyền hỗ trợ Kiev.
(CLO) Do ảnh hưởng của mưa bão thời gian vừa qua, tuyến đê tả Đáy đoạn qua địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội xuất hiện 3 điểm sụt lún đang tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mất an toàn giao thông.
(CLO) Samsung đang cân nhắc trong chiến lược kinh doanh của mình khi có ý định loại bỏ thương hiệu "Galaxy" khỏi dòng sản phẩm cao cấp. Đây được xem là nỗ lực nhằm phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm phổ thông và các thiết bị cao cấp của hãng, trong bối cảnh cuộc cạnh tranh gay gắt với Apple vẫn đang tiếp diễn.
(CLO) Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm màng não do virus đường ruột gây nên, tuy nhiên hiện bệnh này chưa có vắc xin và thuốc đặc trị.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, được cho là đang chuẩn bị tung ra công cụ tìm kiếm riêng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là nỗ lực mới của Meta nhằm giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ tìm kiếm của Google và Microsoft.
(CLO) Doanh thu sụt giảm, chi phí lãi vay cao, EVNGENCO 3 (PGV) phải báo lỗ 459 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Tổng nợ vay hơn 32.500 tỷ vẫn đang đè nặng lên kết quả kinh doanh của đơn vị.
(CLO) Trong tháng 10.2024, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
(CLO) Chính quyền các địa phương ở tỉnh Quảng Bình đang phối hợp các hội đoàn thể triển khai hỗ trợ nhu yếu phẩm để giúp người dân vượt qua những khó khăn trước mắt.
(CLO) 33 đơn vị của Hà Nội chưa đạt cam kết giải ngân vốn đầu tư công, các tháng còn lại năm 2024, thành phố phải giải ngân 44.927 tỷ đồng, tương đương 55,4% kế hoạch.
(CLO) Ông Lê Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị QIA xem xét đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, tập trung cho các dự án hạ tầng chiến lược (gồm cả hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, như hạ tầng giao thông gồm đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, cảng biển, sân bay trung chuyển, hạ tầng viễn thông, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục); các dự án điện gió, điện mặt trời, hệ thống tích điện, tải điện…
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng người Việt Nam tại Qatar tiếp tục đoàn kết, tuân thủ pháp luật sở tại; chăm chỉ lao động, học tập, công tác; luôn giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc; đặc biệt là vận động, giúp đỡ, tìm kiếm công ăn, việc làm, tìm kiếm học bổng, cơ hội đầu tư để đưa anh em, bạn bè sang học tập, nghiên cứu, sinh sống lâu dài tại sở tại.
(NB&CL) Tuần này, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, một trong những nội dung làm “nóng” nghị trường và được dư luận đặc biệt quan tâm, đó là Quốc hội thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
(CLO) Ngày 31/10, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường, ở tổ về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng; thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia và Bộ Công Thương Việt Nam khẩn trương làm việc với nhau, phấn đấu trong thời gian ngắn hoàn tất đàm phán các hiệp định, góp phần đưa hợp tác kinh tế lên ngang tầm với quan hệ chính trị, ngoại giao, truyền thống 25 năm quan hệ Việt Nam-Saudi Arabia và mong muốn của cả hai bên, trên tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện có kết quả cụ thể".
(CLO) Ngày 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị. Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại FII8.
(CLO) Tối 30/10, sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Vương quốc Saudi Arabia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Doha, bắt đầu thăm chính thức Qatar từ ngày 30/10 đến ngày 1/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhà nước Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jasim Al-Thani.
(CLO) Chiều 30/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng không nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.
(CLO) Ngày 30/10, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.