Thừa Thiên - Huế: Phát triển nông nghiệp bền vững, an toàn, ứng dụng công nghệ cao

Thứ hai, 29/07/2019 22:22 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 29/7, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với chủ đề “Nông nghiệp Thừa Thiên - Huế phát triển bền vững, an toàn, ứng dụng công nghệ cao”.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trình bày nhiều tham luận để tìm cách phát triển ngành nông nghiệp cho Thừa Thiên - Huế nói riêng và Việt Nam nói chung như: “Thực trạng và định hướng phát triển cây ăn quả tại Thừa Thiên - Huế”, “Thực trạng và định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực theo Chương trình OCOP”, tham luận “Mô hình hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao tại Nhật Bản và khả năng áp dụng tại Việt Nam”.

Ông Phan Ngọc Thọ phát biểu tại Hội nghị.

Ông Phan Ngọc Thọ phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Thừa Thiên Huế đã và đang có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong tất cả các lĩnh vực trong đó có nông nghiệp, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 70.000 ha, diện tích rừng lớn gần 335.000 ha, đặc biệt đầm phá Tam Giang- Cầu Hai rộng 22.000ha- lớn nhất Đông Nam Á. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hơn 7.400ha cùng với nhiều vùng bãi triều nước lợ, cửa biển, cửa sông giàu dinh dưỡng. Hơn 17.000 người hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản...

Tuy nhiên theo ông Thọ, nhìn chung lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và chưa thật sự hiệu quả, bền vững. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên các lĩnh vực và sản phẩm chủ lực vẫn còn chậm, chưa có những đột phá tạo đà thúc đẩy phát triển.

Quy mô sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Công tác xúc tiến, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa được đẩy mạnh.

Chưa có doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp làm động lực, đầu tàu cho phát triển nông nghiệp tỉnh...

Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

“Hội nghị hôm nay là bước cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp, đồng thời là diễn đàn để giới thiệu những tiềm năng lợi thế, những mặt thuận lợi, khó khăn và thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua nhằm kêu gọi các cấp các ngành các tổ chức và doanh nghiệp, các nhà đầu tư,các chuyên gia, nhà khoa học... cùng đồng hành và hiến kế cho tỉnh tìm ra những giải pháp thích hợp giúp ngành nông nghiệp của tỉnh có những bước phát triển đột phá và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu...”, ông Thọ nói.

Ông Nguyễn Xuân Cường- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, so với 62 tỉnh thành còn lại thì Thừa Thiên - Huế là địa phương được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi, hiếm có địa phương nào sánh bằng, lịch sử để lại nhiều dấu ấn được thế giới công nhận. Như vậy Huế đang là nơi “đất lành chim đậu”...

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - phát biểu tại hội nghị

“Chúng ta đang đối mặt với biến đổi khí hậu- đây là thách thức với toàn cầu. Điều này thấy rõ khi thời gian qua nhiệt độ tại nước ta tăng mạnh, luôn trên 40 độ C. Tôi hoan nghênh và ủng hộ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức nên hội nghị ý nghĩa và đúng thời điểm như thế này. Thừa Thiên - Huế phải đinh hướng cho mình theo hướng xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ nhưng không phải hữu cơ cực đoan, không nên quá máy móc.

Kết tinh trong nông nghiệp phải là nông nghiệp đặc sản, tận dụng tối đa những ưu điểm về địa lý. Nền nông ngiệp phải hướng đến văn hóa du lịch, đây là vấn đề tích cực nhưng không cần phải vội vàng.

Nền nông nghiệp cũng nên theo hướng 4 mùa lễ hội, gắn liền với kinh tế nông thôn. Trong đó, chủ thể hướng đến phải là người dân và dân phải thừa hưởng những gì tốt đẹp nhất mà nên nông nghiệp mang lại...”, ông Cường nhấn mạnh.

Cũng tại Hội nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao quyết định đầu tư cho một số dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, ký kết biên bản hợp tác chiến lược, biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Thừa - Thiên Huế với một số doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hữu Tin – Việt Dũng

Tin khác

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

(CLO) Một lượng lớn bùn đất, rác thải xây dựng tại các dự án trên khúc sông dài 1km đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình có dấu hiệu đổ thải không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

Hà Nội: Dân quân tự vệ chốt, trực ngày đêm ngăn chặn đổ trộm rác thải

(CLO) Dân quân tự vệ chốt, túc trực ngày đêm tại các con ngõ, theo dõi khu vực để tránh tình trạng đổ trộm rác thải xây dựng và đốt rác trái phép ở phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Đời sống
Bình Phước: Chính quyền, Công an vào cuộc vụ khai thác đất lậu ở TP Đồng Xoài

Bình Phước: Chính quyền, Công an vào cuộc vụ khai thác đất lậu ở TP Đồng Xoài

(CLO) Lãnh đạo chính quyền địa phương đã lập biên bản vụ khai thác đất lậu, có tờ trình đề nghị xử phạt và thành lập tổ kiểm tra, xử lý vi phạm về khoáng sản với sự tham gia của cơ quan công an.

Đời sống
Lào Cai: Vùng cao xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu

Lào Cai: Vùng cao xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu

(CLO) Do ảnh hưởng không khí lạnh tăng cường nên đêm về sáng ngày 28/3 vùng cao tỉnh Lào Cai xuất hiện mưa đá, giông lốc và rét sâu hơn các ngày trước.

Đời sống
Bạc Liêu: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân

Bạc Liêu: Đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân

(NB&CL) Để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân, tỉnh Bạc Liêu đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2024.

Đời sống