Thừa Thiên Huế: Báo động tình trạng rừng phòng hộ bị "xẻ thịt"

Thứ ba, 18/07/2017 08:41 AM - 0 Trả lời

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định đóng cửa rừng, tuy nhiên, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng, rừng bị tàn phá nặng nề. Điều đáng nói là chính quyền và các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ để quản lý rừng lại không hề hay biết và viện dẫn nhiều lý do khác nhau...?

(CLO) Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định đóng cửa rừng, tuy nhiên, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng, rừng bị tàn phá nặng nề. Điều đáng nói là chính quyền và các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ để quản lý rừng lại không hề hay biết và viện dẫn nhiều lý do khác nhau...? Có hay không việc kiểm lâm "ưu ái" cho lâm tặc? Những cánh rừng nguyên sinh trước kia có chức năng phòng hộ đầu nguồn sông Hương như rừng phòng hộ quanh hồ Tả Trạch (xã Dương Hòa, TX Hương Thủy) nay bị tàn phá nghiêm trọng. [caption id="attachment_173444" align="aligncenter" width="638"]Báo Công luận Những tuyến đường xe ủi dọc, ngang qua các quả đồi để lâm tặc ngang nhiên vận chuyển gỗ[/caption] Đi cặp khe 57, khe Vàng, khe Nóng, khe De,... và đi ngược lên các triền dốc vào các khu rừng tự nhiên, mới chứng kiến cảnh tan hoang, nhiều cây gỗ tự nhiên có bán kính gần cả mét đã bị lâm tặc đốn hạ, đưa ra khỏi rừng chỉ còn lại trơ gốc. Một số khúc gỗ vẫn còn nằm lại trong bìa rừng đang chờ ngày vận chuyển. Những tuyến đường xe ủi dọc, ngang qua các quả đồi để lâm tặc ngang nhiên vận chuyển gỗ về xuôi, nhìn mà thấy xót xa. [caption id="attachment_173445" align="aligncenter" width="592"]Báo Công luận Một số khúc gỗ vẫn còn nằm lại trong bìa rừng đang chờ ngày vận chuyển.[/caption] Ghi nhận tại hiện trường, phóng viên nhận thấy nhiều diện tích rừng tự nhiên đã bị tàn phá nghiêm trọng, thay thế vào đó là những cây keo, cây tràm đang dần đổi chỗ cho những cánh rừng nguyên sinh. Quanh lòng hồ Tả Trạch có 2 trạm kiểm soát bảo vệ rừng của Ban Quản lý rừng Phòng hộ TX Hương Thủy và Trạm Kiểm lâm lòng hồ (thuộc Hạt kiểm lâm TX Hương Thủy) với hàng chục cán bộ, nhân viên túc trực cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, rừng vẫn bị chặt phá ngang nhiên, gỗ khai thác đã được đưa về xuôi. Những tiếng máy cưa của lâm tặc vẫn reo vang gần khu vực của 3 chốt nêu trên tạo cảm giác như thể chốn ấy không có người canh gác. [caption id="attachment_173447" align="aligncenter" width="427"]Báo Công luận Nhiều cây gỗ tự nhiên có bán kính gần cả mét đã bị lâm tặc đốn hạ.[/caption] Vậy,  có hay không việc Kiểm lâm "ưu ái" cho lâm tặc khai thác rừng trái phép? Cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý rừng trả lời "khôi hài", vô trách nhiệm
Làm việc với chúng tôi, ông Hoàng Phước Toàn, Phó Giám đốc Ban quản lý rừng Phòng hộ TX Hương Thủy, sau khi xem hình ảnh mà PV ghi nhận từ hiện trường rừng bị chặt hạ, cho biết: "vẫn chưa xác định được vị trí khai thác rừng trái phép như phóng viên cung cấp, nếu đúng như vậy thì sẽ cho kiểm tra ngay". Còn ông Trịnh Ngọc Thuận, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm Hương Thủy thì khẳng định như đinh đóng cột: "làm gì có chuyện rừng ở lòng hồ Tả Trạch bị tàn phá như các anh nói được. Chúng tôi đã xây dựng trạm chốt chặn 700 triệu tại khu vực lòng hồ rất khang trang, bố trí 6 cán bộ kiểm lâm túc trực cả ngày, lẫn đêm không thể gỗ lậu lọt qua đây được. Nếu có tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật." Khi phóng viên đưa những hình ảnh rừng tự nhiên bị tàn phá và những khúc gỗ đã được tập kết nằm công khai tại đập phụ của lòng hồ Tả Trạch cho ông Thuận xem, thì nét mặt của Hạt trưởng đã đổi sắc và ông lại nói rằng "Đây là khu vực do Ban quản lý rừng Phòng hộ TX Hương Thủy quản lý, thì Ban phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi sẽ kiểm tra, nếu đúng tiến hành lập biên bản. Các anh đưa hình ảnh thế này chúng tôi biết đâu để kiểm tra".  Nhưng khi PV hỏi: Vậy kiểm lâm được bố trí trực tại lòng hồ Tả Trạch thời gian vừa qua làm việc gì, mà không biết rừng bị tàn phá, thì ông Thuận im lặng. [caption id="attachment_173448" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Gỗ tự nhiên bị đốn hạ.[/caption] Tương tự, rừng thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền cũng đang bị "chảy máu". Được xem là khu rừng đặc dụng có nhiều loại cây gỗ quý lâu năm, nhưng ngày đêm đang bị lâm tặc "xẻ thịt", tàn phá công khai. Khu vực đang thi công công trình thủy điện A Lin 2, phát hiện những gốc cây trơ trụi có đường kính từ 60 đến 80 cm thuộc các loài gỗ quý như: gõ, dổi, táu,... Bên cạnh đó là một số khúc gỗ dài hơn 3m chưa lấy hết còn sót lại. Các tấm bìa được bóc tách để lấy lõi, tất cả đều mới được chặt hạ ít tuần và đã được vận chuyển ra khỏi rừng. Tiếp tục hành trình dọc theo tỉnh lộ 71, tại khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng công trình thủy điện A Lin 1(thuộc khoảnh 4, tiểu khu 57, Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền) lại thấy xuất hiện nhiều tấm ván nằm ngổn ngang giữa đường và hơn 10 gốc cây trơ trụi giữa rừng. Điều đáng nói ở đây là để vận chuyển gỗ ra khỏi rừng thì chỉ có một đường duy nhất là tuyến đường 71, trong khi đó tuyến đường này có 2 trạm kiểm soát của Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền được đặt ở đầu và cuối nhưng gỗ vẫn bị đốn hạ và biến mất một cách "khó hiểu". Tuyến đường 74 nối liền 2 huyện Nam Đông và A Lưới rừng tự nhiên cũng bị tàn phá không kém gì. Tiếng máy cưa rừng gần các trạm chốt chặn của kiểm lâm và Ban quản lý rừng phòng hộ phía A lưới vẫn vang lên inh ỏi cả ngày lẫn đêm. Đặc biệt, từ khi đường 74 thông tuyến, tình hình xâm phạm tài nguyên rừng rất phức tạp. Các đối tượng lợi dụng đường sá thuận tiện để vận chuyễn lâm sản trái phép. Hiện nay diện tích rừng ở A Lưới và Nam Đông là khu vực có nguy cơ cao về chặt phá rừng, trong khi đó do tác động của sinh kế, người dân địa phương trong vùng đệm vẫn có hành vi xâm phạm về tài nguyên rừng. Thiết nghĩ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trước hết là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần đưa ra ngay những giải pháp cấp bách để bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn do địa phương quản lý. congluan.vn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc

Cái Văn Long

Tin khác

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

Công trình tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy xuống cấp: Cần sớm được đầu tư tu sửa

(NB&CL) Tượng đài nữ pháo binh Ngư Thủy (xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2008 với kinh phí khoảng 2,6 tỷ đồng, sau nhiều năm đưa vào sử dụng đã xuống cấp, khuôn viên nhếch nhác, cần sớm được đầu tư, nâng cấp.

Điều tra
Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

Bắc Ninh: Công ty Đông Đô “khổ sở” kêu cứu vì bị… chồng lấn quy hoạch?

(NB&CL) Hơn 6 ha đất đang làm Trung tâm sát hạch và dạy nghề lái xe ô tô được UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép theo quy định pháp luật. Nhưng hiện nay, quy hoạch chi tiết 1/500 điều chỉnh Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Lâm Bình, huyện Lương Tài đã chồng lên phần diện tích mà Công ty TNHH Kỹ Thương Đông Đô đang sử dụng, khiến doanh nghiệp “kêu cứu”.

Điều tra
Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

Quán cà phê “mọc” giữa ruộng: Vì sao UBND xã Chư Đang Ya xin cơ chế đặc thù?

(CLO) Lãnh đạo UBND huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai vừa cho biết: Huyện đã chỉ đạo các phòng chuyên môn xem xét, tham mưu hình thức xử lý liên quan đến quán cà phê “mọc” giữa ruộng như báo Nhà báo và Công luận đã phản ánh.

Điều tra
Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập 'Viện Đào tạo làm đẹp'

Yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo việc thành lập "Viện Đào tạo làm đẹp"

(CLO) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có công văn yêu cầu Trường Cao đẳng Y - Dược cộng đồng báo cáo về việc thành lập, hoạt động của các viện trực thuộc sau thông tin phản ánh của báo Nhà báo và Công luận.

Điều tra
Những nhà thầu 'quen mặt' tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

Những nhà thầu "quen mặt" tại các gói thầu của Sở GTVT Cao Bằng

(CLO) Công ty Cổ phần Quản lý đường bộ Cao Bằng, Công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Thành Long là hai nhà thầu "quen mặt" thường xuyên trúng các gói thầu tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng, với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách chỉ là "con số tượng trưng".

Điều tra