(CLO) Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm gần 10%.
Tích cực triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi
Đến nay, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719, theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ), đã được triển khai tại tỉnh Thừa Thiên Huế gần 3 năm.
Theo ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Chương trình MTQG 1719 nhận được sự kỳ vọng rất lớn của các ngành, các cấp, đặc biệt là của người dân vùng đồng bào DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế. Toàn bộ hệ thống chính trị tỉnh Thừa Thiên Huế xem Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) là một trong những nhiệm vụ quan trọng vì thế, Thừa Thiên Huế luôn ưu tiên, tập trung các nguồn lực và thực hiện Chương trình MTQG về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 một cách hiệu quả, từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ban Dân tộc tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương liên quan tổ chức các phiên họp Văn phòng điều phối chương trình MTQG 1719 để chuẩn bị nội dung, nhiệm vụ triển khai các Dự án, Tiểu dự án thành phần. Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc việc triển khai Chương trình ở địa phương, cơ sở. Đồng thời, thành lập các tổ công tác để trực tiếp phổ biến, nắm tình hình và hướng dẫn các địa phương về công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình. Trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm, tham mưu triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch đã đề ra.
Bên cạnh đó, tỉnh đã tổ chức các Hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện Chương trình cho cán bộ ở các sở, ngành cấp tỉnh và các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, tìm hướng giải quyết những khó khăn vướng mắc, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành và địa phương trong thực hiện Chương trình. Các Hội nghị xác định các chỉ số giám sát đánh giá thực hiện Chương trình, phục vụ công tác thống kê các chỉ số của cấp huyện và cấp tỉnh, giúp quá trình giám sát, đánh giá sát với thực tế, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó có những giải pháp tác động vào các dự án có liên quan từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 nhằm đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra theo Kế hoạch số 302/KH-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kế hoạch Thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, UBND tỉnh thường xuyên, sâu sát lãnh đạo, chỉ đạo Ban Dân tộc, các sở, ngành liên quan trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện, lồng ghép nguồn lực các Chương trình MTQG để bảo đảm hiệu quả, tối ưu nhất trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719. Từ đó, khơi dậy khát vọng, ý chí tự lực tự cường của đồng bào DTTS; nâng cao niềm tin của đồng bào các DTTS với Đảng, Nhà nước, góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN đặc biệt ưu tiên tập trung vào các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III, II, I có thôn bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh và các trường THCS dân tộc nội trú huyện A Lưới và huyện Nam Đông có con em là người dân tộc thiểu số đang theo học; có 24 xã thuộc 4 huyện tại Quyết định 861/QĐ-TTg được thụ hưởng Chương trình MTQG 1719.
Lãnh đạo huyện A Lưới thăm quan mô hình sinh kế của người dân trên địa bàn.
Những đổi thay tích cực sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, qua 3 năm thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm gần 10%.
Theo đó, Chương trình MTQG 1719 triển khai tại Thừa Thiên Huế đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 9,84%, riêng huyện miền núi A Lưới giảm 12,08% (từ 52,79% giảm xuống còn 40,71%).
Chương trình đã đầu tư xây dựng 23 công trình đường vào khu sản xuất, đường dân sinh phục vụ việc đi lại, sản xuất, lưu thông hàng hóa; 2 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng; 3 công trình hệ thống nước sạch, nâng cấp mở rộng các phòng học, phòng đa chức năng và phụ trợ trường mầm non; kênh mương, đập thuỷ lợi. Song song đó, chương trình cũng giải quyết ổn định đời sống cho khoảng 60% số hộ di cư tự do, hộ sinh sống trong khu vực bị sạt lở, lũ quét; thực hiện quy hoạch, xây dựng 2 làng văn hóa các dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới và Nam Đông; công trình biển tên đường Hồ Chí Minh - di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt và các hoạt động gìn giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số được phát huy…
Cũng theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế, qua việc thực hiện các dự án với nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, bộ mặt nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc. Từ đời sống, sinh hoạt hằng ngày đến đường giao thông đi lại giữa các thôn, bản, vùng đặc biệt khó khăn; các tuyến đường vào các khu sản xuất, giúp quá trình lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện đi lại cho người dân và các sản phẩm nông nghiệp đến được với các doanh nghiệp, tăng thu nhập trong nhân dân. Cùng với nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn phát triển sự nghiệp cũng đã và đang tạo ra nhiều sinh kế để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719
Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hồ Xuân Trăng, thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh để triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN; tiếp tục đồng hành cùng người dân vùng ĐBDTTS phát triển KT-XH. Khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và các nhiệm vụ khác trong thực hiện CTMTQG theo đúng quy định; kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc và giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn; đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước được giao (bao gồm cả dự toán năm 2022 được kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân đến 31/12/2023 và dự toán năm 2023) trong năm 2023.
Để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các địa phương đúng tiến độ và đạt hiệu quả. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình yêu cầu các địa phương cần rà soát, tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh phân bổ, cân đối nguồn vốn phân bổ giữa các nội dung thành phần, các địa phương theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu và khả năng giải ngân của từng sở, ngành, địa phương, trong đó, ưu tiên các xã, thôn khó khăn nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù. Bên cạnh đó, các địa phương tập trung tháo gỡ vướng mắc, triển khai thực hiện các dự án quan trọng cũng như các nội dung hỗ trợ trực tiếp về nhà ở, chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, phát triển sản xuất, khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, góp phần hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu về thu nhập bình quân, chỉ tiêu về giải quyết đất ở, nhà ở, đất sản xuất một cách bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị cần tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình. Phát huy hiệu quả vai trò cộng đồng/người dân, tập trung vào các nội dung giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
Bên cạnh đó, Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hồ Xuân Trăng, sau gần nửa chặng đường triển khai Chương trình MTQG 1719, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc từ Trung ương đến địa phương cần được tháo gỡ kịp thời để bảo đảm giải ngân đúng tiến độ. Cụ thể: Chưa triển khai được nguồn đầu tư phát triển thực hiện nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất. Bởi hiện nay chưa có hướng dẫn cơ chế đặc thù trong sử dụng vốn đầu tư phát triển thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình (Đang chờ Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2022/NĐ-CP).
Tỉnh cũng chưa triển khai được Tiểu dự án 1 (Dự án 9) về hỗ trợ dân tộc còn gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế hỗ trợ có thu hồi vốn qua kênh ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội (hiện, Ủy ban Dân tộc đang lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2022/TT-UBDT). Chưa triển khai được nội dung thực hiện đối với nội dung hỗ trợ, thiết lập các điểm truy cập ứng dụng công nghệ thông tin thuộc Tiểu dự án 2 (Dự án 10) do Bộ Thông tin và Truyền thông chưa ban hành Thông tư hướng dẫn.
Các Dự án xây dựng Làng văn hoá các DTTS thuộc Dự án 6 phải xin ý kiến thẩm định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, vì vậy đến nay vẫn chưa triển khai được. Tiểu dự án 1, Dự án 3 về phát triển nông lâm nghiệp bền vững có nhiều nội dung hoạt động không phù hợp với địa phương
Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó, tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG 1719 sớm tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý, thực hiện các Chương trình MTQG. Tham mưu ban hành các Thông tư sửa đổi, các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể để các địa phương có căn cứ triển khai. Đồng thời, cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Khảo sát thực tế tại Chung cư Diamond Riverside, quận 8 sau ảnh hưởng của trận động đất ở Myanmar, Sở Xây dựng TP HCM ghi nhận các vết nứt, bong tróc có độ sâu và chiều dài khác nhau.
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến hết ngày 2/4, toàn tỉnh đã có 82,36% số hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở.
(CLO) Hiện nay, các khu vực có thể tổ chức trông giữ xe cho người dân và du khách tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước rất hạn chế, do đó TP HCM khuyến khích người dân di chuyển đến khu vực xem diễu binh, diễu hành bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng để tránh tình trạng quá tải, ùn tắc đường.