Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có giải pháp thật cụ thể, chỉ rõ “nguồn gốc” lãng phí

Chủ nhật, 07/11/2021 08:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, từng Bộ ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương cần đưa ra các giải pháp thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí rất cụ thể, không thể nói chung chung. Lãng phí ở đâu, tham nhũng ở chỗ nào cần phải nói rõ, chỉ rõ nguồn gốc.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 1845/QĐ-TTg ban hành "Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025".

Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 là triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phòng, chống, ngăn chặn đại dịch COVID-19, đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

thuc hanh tiet kiem chong lang phi phai co giai phap that cu the chi ro nguon goc lang phi hinh 1

Quốc hội đã Quyết định đưa chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021" vào Chương trình giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022.

Bài liên quan

Điểm đáng chú ý trong Chương trình, Chính phủ yêu cầu công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong các lĩnh vực để khôi phục và phát triển kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã được Quốc hội đề ra để góp phần đưa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%, GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700-5.000 USD, tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm.

Cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; tăng cường quản lý thu, thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế, đảm bảo tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân không thấp hơn 16% GDP; tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong triển khai nhiệm vụ, dự án, đề án.

Chính phủ cũng yêu cầu chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; thực hiện đúng dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc hội quyết định, kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, đảm bảo bình quân giai đoạn 2021-2025 ở mức 3,7% GDP, trong tổ chức thực hiện, phấn đấu giảm xuống dưới 3,7% GDP.

Trước đó, Quốc hội đã Quyết định đưa chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021" vào Chương trình giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022.

Có thể thấy, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm, đặt làm nhiệm vụ cấp bách. Đặc biệt, khi ngay trong năm đầu tiên của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, đất nước đã phải đối mặt với những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới và trong nước. Trong đó, dịch Covid-19 kéo dài, phức tạp đã gây hậu quả nặng nề, tác động tiêu cực đến mọi mặt về kinh tế - xã hội.

Để thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế - xã hội như đã đề ra, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cần bảo đảm tốt nguồn lực lâu dài cho công tác phòng, chống dịch. Trong khi nguồn ngân sách nhà nước còn khó khăn thì thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng để tích lũy nguồn lực phục vụ cho công tác này là vô cùng cần thiết trong bối cảnh này.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, PGS. TS Ngô Trí Long – Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đánh giá cao "Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025" của Chính phủ vừa ban hành.

thuc hanh tiet kiem chong lang phi phai co giai phap that cu the chi ro nguon goc lang phi hinh 2

PGS. TS Ngô Trí Long – Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính).

PGS. TS Ngô Trí Long cho biết, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là quốc sách của mỗi quốc gia. Theo ông Long, nội dung này đã đặt ra từ lâu, nhưng khi Quốc hội đưa nội dung này vào Chương trình giám sát tối cao năm 2022; Sau đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 là có lý do.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nêu 2 lý do cơ bản: Thứ nhất, do đại dịch COVID-19 nên sản xuất gặp nhiều khó khăn, bị đứt đoạn, ảnh hưởng suy thoái kinh tế, thu ngân sách giảm, ngân sách phải chi rất nhiều cho công tác phòng chống dịch. Bên cạnh đó, xảy ra một số hiện tượng lãng phí, thất thoát, tiêu cực. “Xuất phát từ tình hình đó cho nên Quốc hội mới trọng tâm giám sát”, ông Long nói.

Thứ hai, theo ông Ngô Trí Long, thời quan qua những vấn đề liên quan đến lãng phí biểu hiện rất nổi trội, rất rõ rệt, gây nhức nhối trong xã hội, khiến dư luận nhân dân bức xúc. Cho nên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội, Chính phủ đặt trong tâm trong việc giám sát và đặt yêu cầu cấp bách thực hiện.

PGS. TS Ngô Trí Long nhấn mạnh, hiện nay, Chính phủ đã ban hành “Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025” thì từng Bộ ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương cần đưa ra các giải pháp thực hiện rất cụ thể, không thể nói chung chung. “Tức là lãng phí ở đâu, tham nhũng ở chỗ nào cần phải nói rõ, chỉ rõ nguồn gốc”, ông Long nói.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nêu trách nhiệm của một số bộ ngành trong vấn đề này như, đối với Bộ Tài chính là cơ quan nắm “hầu bao” của quốc gia, cần phải kiểm tra xem kỉ luật, kỉ cương tài chính xem làm có đúng hay không? Có thực hiện theo đó nguyên tắc của chế độ tài chính đưa ra hay không? Phải quản đầu vào, đầu ra để không thất thoát.

“Hiện nay thất thoát còn rất lớn, ví dụ như buôn lậu xăng dầu, thu phí điện tử… Do đó, Bộ Tài chính cần phải tăng thu nhưng không được tận thu, nuôi dưỡng nguồn thu. Phải kiểm soát khoản chi, xem đã chấp hành đúng định mức chi tiêu hay chưa? công khai tất cả việc này. Bộ Tài chính kiểm tra, kiểm soát bằng cách có định mức, giám sát các đơn vị chi xem có chi đúng hay không?”, ông Ngô Trí Long nêu rõ.

Còn đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, từ nguồn thu đó, phải phân bổ nguồn lực cho thật hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

“Từng Bộ ngành, địa phương phải có các giải pháp thật cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế. Ngân sách là thực lực của nền kinh tế, để làm sao thực hiện đúng, cho hiệu quả thì cũng cần cải cách nguồn thu, nguồn chi. Theo tôi, thực chất của chống lãng phí, tiết kiệm làm tăng của cải cho xã hội. Muốn thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nguyên tắc đầu tiên là phải thực hiện kỉ luật, kỉ cương tài chính”, Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

(CLO) Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 54 doanh nghiệp là sàn TMĐT lưu trú, khoảng 21.500 doanh nghiệp, trên 16.500 hộ kinh doanh và hơn 80.600 cá nhân tiền lương, tiền công bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada, thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 shop...

Tin tức
Triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng

Triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khi triển khai Dự án thành phần 4 Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần mời tư vấn uy tín, chất lượng; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không phải là đơn vị có thương hiệu của Việt Nam, phát huy và góp phần truyền bá bản sắc, truyền thống của dân tộc.

Tin tức
Tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

Tăng cường giải pháp quản lý tem điện tử thuốc lá, rượu

(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu rà soát hoạt động sản xuất, quản lý cấp phép, đăng ký sử dụng tem điện tử và tăng cường kiểm tra, xử phạt hành vi vi phạm quy định về dán tem điện tử đối với rượu và thuốc lá,...

Tin tức
Kiên quyết không đề xuất xử lý vướng mắc những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư

Kiên quyết không đề xuất xử lý vướng mắc những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của nhà đầu tư

(CLO) Về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý Bộ Giao thông vận tải kiên quyết không đề xuất xử lý những dự án BOT do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp, nhà đầu tư (doanh nghiệp, nhà đầu tư phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký).

Tin tức
Nam Định: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến

Nam Định: Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 3/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nam Định tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức