(CLO) Là thế hệ tương lai của đất nước, những năm qua, công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm.
Trong đó, chính sách BHYT HSSV là một phương thức quan trọng, hữu hiệu. Thực hiện bao phủ BHYT 100% học sinh, sinh viên vừa là động lực phát triển BHYT toàn dân bền vững, vừa là giải pháp quan trọng nâng cao sức khỏe, thể chất người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, vì một nền giáo dục toàn diện.
Tính đến hết năm học 2020-2021, tỷ lệ HSSV tham gia BHYT toàn quốc đã đạt 95,4%, tăng 2% so với năm học 2019-2020. Đây một kết quả rất tích cực cho thấy sự thay đổi nhận trong nhận thức về tham gia BHYT của HSSV, các bậc phụ huynh và cơ sở giáo dục.
Qua thống kê, tỷ lệ bao phủ BHYT HSSV đang phát triển ổn định và tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2016, cả nước có khoảng 15,9 triệu HSSV tham gia BHYT (đạt tỷ lệ hơn 92,5%) thì đến nay, cả nước đã có trên 19 triệu HSSV tham gia (đạt tỷ lệ hơn 96%), trong đó trên 12,4 triệu HSSV tham gia BHYT tại nhà trường và trên 4,6 triệu HSSV tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác.
Trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, HSSV tiếp tục được lựa chọn là nhóm đối tượng cần sớm được bao phủ BHYT. Trên tinh thần Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 68/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về việc đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân, ngày 28/6/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1167/QĐ-TTg về điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016-2020. Đối với nhóm đối tượng HSSV, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện BHYT HSSV, chỉ đạo các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước tổ chức thực hiện pháp luật về BHYT của HSSV.
Hiện nay, việc thực hiện chính sách BHYT cho mọi người dân nói chung, trong đó có một bộ phận không nhỏ là HSSV đã được luật hóa một cách thống nhất, mang tính bắt buộc và tạo ra nền tảng quan trọng trong tiến trình thực hiện BHYT toàn dân ở nước ta. Đảng, Nhà nước luôn xác định, việc chăm lo sức khỏe nhân dân là trách nhiệm, vì vậy, bên cạnh việc quy định BHYT là hình thức bắt buộc, Luật BHYT 2014 cũng đã quy định cụ thể trách nhiệm của từng cấp, từng ngành trong triển khai thực hiện
Đặc biệt, Luật BHYT 2014 quy định các cơ sở giáo dục có trách nhiệm lập danh sách HSSV tham gia BHYT. Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC cũng quy định cơ sở giáo dục thu tiền đóng của HSSV để nộp vào quỹ BHYT và các nhà trường có trách nhiệm đảm bảo sử dụng đúng quy định phần kinh phí được trích lại cho công tác y tế trường học.
Quỹ BHYT cũng góp phần giảm thiểu tối đa gánh nặng kinh tế cho gia đình HSSV trong việc chi trả chi phí khám chữa bệnh. Theo thống kê, đến nay đã có hàng chục triệu lượt HSSV được quỹ BHYT chi trả kinh phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó có nhiều trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, bệnh mạn tính đã được thanh toán hàng tỷ đồng. Qua việc tham gia BHYT, mỗi năm đã có gần 1.000 tỷ đồng được trích lại các cơ sở giáo dục để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV, kịp thời hỗ trợ cho các em khi xảy ra tai nạn hoặc ốm đau.
Đó là kết quả từ sự nỗ lực, cố gắng và phối hợp hiệu quả của các ngành: BHXH, GD-ĐT, LĐ-TB&XH, Y tế. Đặc biệt là sự vào cuộc trực tiếp, tích cực, hiệu quả của Ban Giám hiệu và đội ngũ giáo viên, nhân viên y tế trong các trường học trên cả nước. Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo về thực hiện BHYT HSSV cũng như hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học.
Hằng năm, theo sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH cấp tỉnh, cấp huyện đều chủ động ký kết chương trình phối hợp với ngành GD-ĐT cùng cấp, ban hành kế hoạch phối hợp, thành lập Ban Chỉ đạo, ban hành công văn liên ngành hướng dẫn tổ chức thực hiện, xây dựng và giao chỉ tiêu phấn đấu cụ thể đến các trường học trên địa bàn và tổ chức sơ kết, đánh giá, đề ra những giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục cũng góp phần nâng cao tầm hiểu biết, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình vận động tham gia BHYT HSSV, tạo hiệu ứng tâm lý xã hội tích cực, thay đổi nhận thức của toàn xã hội đối với chính sách BHYT, thu hút ngày càng nhiều người dân quan tấm đến quyền lợi của việc được tham gia BHYT để bảo vệ bản thân và chia sẻ cộng đồng. Mặt khác, tại các nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên cũng đã có sự thay đổi quan điểm về trách nhiệm phát triển BHYT HSSV, trở thành ý thức trách nhiệm của các thầy cô giáo, HSSV và sự đồng tình của phụ huynh học sinh.
Số HSSV tham gia BHYT không ngừng tăng qua các năm cho thấy, nhận thức của các bậc phụ huynh và HSSV về quyền lợi, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT… đã được nâng cao. Đơn cử nếu như trước đây, một số phụ huynh có quan niệm chỉ khi con mắc bệnh nan y, mãn tính, cần điều trị với chi phí KCB lớn mới tham gia BHYT thì hiện nay, phần lớn phụ huynh đã chủ động tham gia BHYT cho con em mình ngay từ khi các con đang khỏe mạnh. Từ quan niệm bị động trong tham gia BHYT, phụ huynh HSSV đã chuyển sang tâm thế chủ động, tham gia BHYT để chăm sóc sức khỏe cho con em khi cần, hoặc xác định rõ trường hợp không cần dùng đến thẻ BHYT thì chi phí tham gia BHYT của các con (chỉ với hơn 560 nghìn đồng một năm) coi như đóng góp vào quỹ BHYT để cùng thực hiện nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT.
Bên cạnh đó, trong xu thế quyền lợi KCB về BHYT cho người tham gia ngày càng được mở rộng, chất lượng KCB ngày càng được nâng cao, HSSV cũng được thụ hưởng nhiều lợi ích hơn nữa từ quỹ BHYT. Nhìn vào kết quả thực hiện công tác KCB BHYT cho HSSV thời gian qua cho thấy, quỹ BHYT đã chi trả cho rất nhiều bệnh nhân là HSSV mắc các bệnh nan y, mạn tính như: suy thận, ung thư, tim mạch,… với chi phí điều trị từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ HSSV chưa nhận thức được đầy đủ về quyền lợi, tính nhân văn của chính sách BHYT HSSV nên chưa tham gia BHYT (chủ yếu là nhóm HSSV từ năm thứ 2 trở lên của các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề), điều này khiến các em bị thiệt thòi khi không được hưởng quyền lợi chăm sóc sức khỏe từ chính sách BHYT. Mặt khác, nếu không may mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo cần chi phí điều trị cao, không có thẻ BHYT, gia đình của các em sẽ đối mặt với những khoản chi phí KCB lớn, ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình cũng như quá trình KCB của các em.
Thời gian qua, với trách nhiệm tổ chức, thực hiện chính sách BHYT, ngành BHXH Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện tốt việc bảo đảm quyền lợi BHYT cho HSSV; tăng cường cải cách thủ tục tham gia BHYT, sử dụng thẻ BHYT khi đi KCB theo hướng đơn giản, thuận tiện cho HSSV. Đáng chú ý, từ đầu năm 2022 đến nay, người tham gia BHYT trong đó có hơn 18 triệu HSSV được thụ hưởng nhiều chính sách mới, theo đó quyền lợi KCB BHYT được đảm bảo ngày càng tốt hơn. Cùng với quyền lợi BHYT được mở rộng, thủ tục KCB BHYT cũng đã có sự cải tiến, mang lại lợi ích cho người tham gia BHYT nói chung, HSSV nói riêng khi có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”, thay cho thẻ BHYT bằng giấy khi đi thủ tục KCB, giúp người tham gia BHYT tiết kiệm thời gian khi đi KCB, đặc biệt không lo mất, hay hỏng thẻ BHYT giấy.
Từ thực tiễn công tác đảm bảo quyền lợi KCB BHYT cho HSSV, có thể thấy, thẻ BHYT đã ngày một minh chứng rõ nét về vai trò đảm bảo chăm sóc sức khỏe và các quyền lợi KCB chính đáng của HSSV, tiếp thêm niềm tin, sự an tâm và động lực để các gia đình yên tâm điều trị cho con em mình, giúp các em HSSV không may ốm đau, bệnh tật có cơ hội được KCB, được khỏe mạnh và sớm quay trở lại trường học.
Năm học 2022-2023, trong bối cảnh với dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19, công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHYT HSSV tiếp tục được triển khai quyết liệt với mục tiêu phấn đấu để tất cả HSSV tham gia BHYT và được thụ hưởng các quyền lợi và lợi ích chính đáng từ chính sách BHYT. Để đạt mục tiêu đó, BHXH Việt Nam rất cần có sự vào cuộc tích cực, mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới các địa phương, đặc biệt là sự ủng hộ, tin tưởng và đồng hành của các bậc phụ huynh và các em HSSV.
(CLO) Bộ Tài chính vừa có đề xuất một số quy định mới về một số trường hợp không được hành nghề kiểm toán, trong đó có trường hợp người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ không được làm trong ngành này.
(CLO) Các công ty quốc phòng vừa và nhỏ của châu Âu đang gặp khó về tài chính ngay cả khi nhu cầu tăng cao do xung đột ở Ukraine và các cuộc xung đột khác.
(CLO) Ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
(CLO) Ảnh vệ tinh cho thấy Triều Tiên đã đào ít nhất hai chiến hào lớn trên đường bộ và đường sắt tại biên giới với Hàn Quốc sau khi cho nổ tung các tuyến đường liên Triều này vào tháng trước.
(CLO) Hơn một năm sau cuộc chiến ở Gaza, lực lượng Israel đã bắt đầu kiệt sức và thiếu quân, nhất là sau khi mở mặt trận trên bộ ở Lebanon cũng như giao tranh cả với Iran, ở Bờ Tây và Syria.
(CLO) Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (Mã: VCG) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý 3/2024 với lãi 9 tháng đạt 756 tỷ đồng, hoàn thành 80% mục tiêu. Tuy nhiên dòng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh giảm 28 lần.
(CLO) Ngày 1/11, Công an thị xã Thái Hòa (Nghệ An) cho biết, vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Trọng Phú – Giám đốc Công ty TNHH TMDV Bông Sen Vàng về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Là một trong những công trình trọng điểm của quận Ba Đình, phố đi bộ hồ Ngọc Khánh dần trở thành điểm đến quen thuộc và thú vị đối với người dân thủ đô.
(CLO) Tại các trận đấu bóng đá ở Ukraine lúc này, quy mô khán giả không phải phụ thuộc vào sức chứa sân vận động hay sự cuồng nhiệt của người hâm mộ, mà được xác định bởi sức chứa của… hầm trú bom gần nhất.
(CLO) Hoạt động khai thác và vận chuyển đất tại phường Bách Quang (TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) thời gian quan đã bộ lộ nhiều bất cập; gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
(CLO) Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt có trợ giá: Giá vé tháng liên tuyến với đối tượng ưu tiên là 140.000 đồng; giá vé tháng bán cho các đối tượng không ưu tiên đi liên tuyến là 280.000 đồng;...
(CLO) 12 quận hiện nay, 5 huyện sắp lên quận và 2 thành phố mới của Hà Nội sắp tới đều nằm trong danh sách các khu vực được xem xét hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm.
(CLO) Đường ống dẫn dầu Druzhba sẽ vẫn là tuyến đường chính cung cấp dầu từ Nga đến Hungary vì đường ống Adria từ Croatia đang thiếu hụt công suất, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia tại Chung cư HH1 Linh Đàm, quận Hoàng Mai.
(CLO) Việc tỉnh Bắc Ninh không còn hộ nghèo là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực với tinh thần, trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị, đưa Bắc Ninh về đích trước 1 năm so chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.
(CLO) UBND quận Ngô Quyền tổ chức cưỡng chế thu hồi 6.462,5m² đất của Công ty May Hải Phòng (nay là Công ty Cổ phần May Hai) tại phường Lạch Tray, Quận Ngô Quyền do hết thời hạn sử dụng đất và người sử dụng đất không được gia hạn sử dụng đất theo quy định tại điềm d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013.
(CLO) Đây là một trong những chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
(CLO) Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 11, sẽ có nhiều loại hình thái thời tiết nguy hiểm ảnh hưởng đến nước ta. Trên Biển Đông có thời tiết xấu; trên đất liền mưa lớn diện rộng, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ; Bắc bộ cũng sẽ đón đợt rét đầu tiên của mùa Đông năm nay từ đêm 4/11.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày và đêm 1/11, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đón không khí lạnh, có mưa vài nơi, đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, mưa rào và dông rải rác.
(CLO) Khi di chuyển sang đường lớn ở địa bàn huyện Phúc Thọ (Hà Nội), chiếc ô tô con bất ngờ mất lái tông trúng đoàn người đi bộ khiến 1 người tử vong.
(CLO) Chiều 31/10, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa phát hiện hàng nghìn sản phẩm, bao gồm vợt, bóng, dụng cụ pickleball nhập lậu và làm giả nhãn hiệu.
(CLO) Dự báo từ đêm mai (1/11) không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc. Nhiệt độ về đêm và sáng sớm trời lạnh, riêng vùng núi đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 18-21 độ, vùng núi 15-18 độ, vùng núi cao có nơi dưới 15 độ C.