(CLO) Theo chuyên gia, nên có nghiên cứu nghiêm túc và hướng dẫn cụ thể để nhà trường và học sinh không bị rối trong việc thực hiện các nghi thức hành lễ trong những sự kiện như lễ tốt nghiệp, lễ mừng công.
Vừa qua, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp đại học chính quy năm 2022 cho gần 1.000 cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Lần đầu tiên, trường này đã ra mắt bộ lễ phục mang dấu ấn và thương hiệu riêng.
Theo như hình ảnh được chia sẻ, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng nhà trường đội mũ màu đỏ, tay cầm quyền trượng, khoác áo thụng, đeo vòng cổ, dẫn đầu các thầy cô giáo của nhà trường tiến vào hội trường.
Cạnh đó, các thành viên trong ban nghi lễ cũng mặc áo nhung đỏ pha đen, đội mũ màu đen đi ở phía sau.
Những hình ảnh tại buổi lễ được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây ra nhiều tranh cãi. Hiện tại bài đăng về Lễ tốt nghiệp diễn ra ngày 29/7 trên trang web chính thức của nhà trường cũng đã được tạm ẩn.
Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội yêu cầu Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế phải chỉ đạo rà soát và điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự.
Xung quanh hình ảnh màu mè này, nhiều ý kiến bình luận cho rằng, có phần lố lăng. “Trông buổi lễ này nhiều người sẽ liên tưởng đến một hoạt động tôn giáo hơn” – một ý kiến bình luận cho biết.
Thậm chí, nhiều người bình luận hình ảnh của Hiệu trưởng trong buổi lễ giống với giáo chủ hơn là thầy giáo.
Đây không phải là lần đầu một nghi thức hành lễ trong giáo dục bị cộng đồng phản đối mạnh mẽ như vậy. Trước đây, cũng có những vụ việc xuất phát từ ý tưởng tốt nhưng cuối cùng lại bị dư luận phản đối.
Đơn cử như Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức “Lễ dâng hương cho học sinh giỏi Thủ đô đi thi học sinh giỏi quốc gia” tại Quốc Tử Giám - Hà Nội.
Liên quan đến nghi thức hành lễ, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với PGS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Theo thầy Lê Quý Đức, về phương diện văn hóa thì khái niệm, quan niệm, tư tưởng về “Lễ” với hành lễ hoàn toàn không giống nhau nhưng lại gắn bó với nhau.
“Quan điểm về “Lễ” chi phối việc hành lễ xét theo lý thuyết văn hóa” – PGS Lê Quý Đức cho biết.
Theo Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thì bộ lễ phục mang ý nghĩa khẳng định và thể hiện sự chuyên nghiệp, đẳng cấp của nhà trường trong mắt người học, đối tác, tăng tính đoàn kết nội bộ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, người học.
Chữ “Lễ” được hiểu như cái gì "Trời ban", "Trời định" ra để hướng dẫn cho con người trong đời sống (quan điểm của Khổng Tử về "Lễ" như vậy, chữ “Lễ” ở Phương Đông cũng được hiểu là như vậy).
Ý nghĩa thông thường của chữ “Lễ” gần với phương diện đạo đức như biết ơn người khác, thành kính tổ tiên, thành kính người có công với nước, thành kính thần thánh…
Trong khi, hành lễ bao gồm nghi lễ, nghi thức để tôn vinh, thể hiện lòng thành kính, lòng biết ơn về tổ tiên, thần thánh, cha mẹ, ông bà, thầy giáo …những người có công, người bề trên.
Lễ còn thể hiện vui mừng (Lễ tốt nghiệp, Lễ mít tinh, Lễ Quốc khánh..) với nghĩa báo cáo thành tích khi mình đã làm trọn với nghĩa vụ với người có công.
“Đối với những vấn đề tâm linh người ta phải có nghi lễ. Con người phải sáng tạo ra cách để thể hiện cái gì đó kính trọng với thần thánh” - vị chuyên gia này cho biết.
Cũng theo PGS Lê Quý Đức, với tất cả ý nghĩa đó khi vận dụng vào trong việc tổ chức nghi lễ cho học trò như học trò tốt nghiệp đại học, mừng công khi kết thúc năm học hoặc mừng công khi đi thi học sinh giỏi quốc gia hay quốc tế.
“Việc này trước hết biểu hiện vui mừng của cha mẹ, nhà trường và của chính học sinh – người đã thành đạt, đỗ đạt” – ông Lê Quý Đức phân tích.
Mặc dù các nghi thức này được diễn ra thường xuyên nhưng theo thầy Lê Quý Đức thực tế cho đến nay chưa có ai nghiên cứu đầy đủ về các nghi thức này.
“Đây có lẽ là cái thiếu trong đời sống của chúng ta hiện nay. Chúng ta cần phải nghiên cứu, tổng kết xem nên làm thế nào, thực hành lễ ấy ra sao để vừa trang trọng, vừa thể hiện lòng biết ơn, vừa biểu hiện niềm vui khi đã đạt được thành tích. Điều này còn khiếm khuyết, bản thân tôi cũng chưa nghĩ đến phải làm thế nào”- thầy Lê Quý Đức nhấn mạnh.
Cũng theo chuyên gia này, những cuộc lễ mừng học trò tốt nghiệp hay xin cho học trò đi thi cho đỗ đạt chưa biết làm thế nào cho đúng và hiện nay cũng chưa có tổng kết, đúc rút, nghiên cứu.
Tuy nhiên, theo PGS Lê Quý Đức thì cần phải suy nghĩ làm thế nào cho trang trọng, trân trọng thể hiện sự biểu cảm giữa người thực hành lễ với đối tượng mình kính lễ. Phải thể hiện làm sao có sự giao thức, giao hòa tâm linh.
“Nghi thức là điều rất cần, là cái chuyển tải cái tâm của người tham gia hành lễ với đối tượng được lễ. Nếu hành lễ để báo cáo thành quả tốt đẹp thì phải nghiêm minh, nhưng để tạ ơn thì phải tôn kính. Cách hành lễ theo tôi giữ hoàn toàn truyền thống cũng không được và nếu hoàn toàn đổi mới cũng không được” – thầy Lê Quý Đức nêu quan điểm.
Do đó, ông cho rằng, cơ quan chức năng cần có nghiên cứu, hướng dẫn để cộng đồng thực hiện làm sao việc thực hành lễ trang trọng, trang nghiêm.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.