Thực hiện hiệu quả Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Thứ hai, 25/12/2023 12:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được nhiều địa phương triển khai, bước đầu thu được kết quả tích cực.

Đắk Lắk: Lan tỏa Chương trình 1719 đến cộng đồng, mở ra cơ hội mới để phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tỉnh Đắk Lắk hiện là một trong những địa phương nơi Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang phát huy những kết quả hết sức tích cực. Tỉnh Đắk Lắk đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, giải pháp để giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch.

thuc hien hieu qua du an 6 chuong trinh mtqg 1719 phat huy gia tri van hoa gan voi phat trien du lich hinh 1

Truyền dạy đánh chiêng cho học sinh dân tộc Mnông.

Theo ông Lại Đức Đại, Phó GĐ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, để công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, các sở, ngành tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định, hướng dẫn chi tiết, ưu tiên, điều chỉnh, bổ sung nguồn vốn hỗ trợ triển khai các nội dung của Dự án 6.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, song, cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy chính quyền, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của các cơ quan chuyên môn Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tích cực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao. Đồng thời, góp phần quảng bá các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của huyện. Đây sẽ là cơ hội tạo đà cho du lịch trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.

Trong quá trình triển khai, tại Đắk Lắk đã xuất hiện những cách làm hay, sáng tạo. Đơn cử như trong những năm qua, Tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ đồng bào DTTS thành lập những mô hình hoạt động thiết thực như các câu lạc bộ (CLB) về dệt thổ cẩm, cồng chiêng, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn truyền dạy nghề truyền thống, tặng các vật dụng liên quan phục vụ việc học cũng như sử dụng lâu dài.

Các hoạt động của CLB không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống của người Êđê, mà còn hỗ trợ các thành viên phát triển sản xuất nhằm giảm nghèo bền vững. Hoạt động đầu tiên là mở lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống Êđê cho 20 phụ nữ trong xã. 

Nhiều địa phương của Đắk Lắk cũng đã có những hướng triển khai riêng. Như huyện Ea H’leo đã tổ chức các chương trình truyền dạy kỹ năng đánh chiêng và múa xoang cho người dân tộc thiểu số, nhất là đối tượng thanh thiếu niên ở buôn Drài, buôn Drài Điết (xã Dliê Yang), CLB cồng chiêng buôn Treng (xã Ea H’leo), học sinh Trường Dân tộc nội trú – THCS Ea H’leo…

Tuyên Quang: Gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống , thúc đẩy du lịch văn hóa phát triển

Triển khai thực hiện Dự án 6, tỉnh Tuyên Quang chủ trương: việc triển khai, tổ chức thực hiện dự án phải được tiến hành khẩn trương, chặt chẽ, đúng theo quy định, hướng dẫn của Trung ương. Công tác phối hợp rà soát, đánh giá tình hình thực tế, xác định nội dung, công việc và nhu cầu về nguồn lực được thực hiện chặt chẽ từ cơ sở; bảo đảm đúng phạm vi, đối tượng thụ hưởng, phù hợp tình hình thực tế và nguồn vốn Trung ương đã phân bổ cho tỉnh.

Dự án 6 có nhiều nội dung đa dạng, nên quá trình triển khai phải có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã khắc phục khó khăn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chủ động thực hiện.

Theo bà Hoàng Thị Thắm - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang, trong năm 2022, thực hiện Dự án 6, Sở VHTTDL đã tổ chức 3/4 lớp tập huấn nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của DTTS trên địa bàn tỉnh; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn thực hiện các luật tục, hương ước, quy ước, chuẩn mực đạo đức cho đồng bào DTTS; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ du lịch, kỹ năng chế biến món ăn; kỹ năng hướng dẫn phục vụ lưu trú; kỹ năng phục vụ khách du lịch. 100% các huyện, thành phố đang triển khai xây dựng 8 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian và hỗ trợ hoạt động 12 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Một nhiệm vụ trọng tâm được UBND tỉnh chỉ đạo trong Dự án 6 là khôi phục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Pà Thẻn tại huyện Lâm Bình, Chiêm Hóa. 

Kon Tum: Hỗ trợ nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một

thuc hien hieu qua du an 6 chuong trinh mtqg 1719 phat huy gia tri van hoa gan voi phat trien du lich hinh 2

Trình diễn điệu tiếng chiêng, điệu xoang trong lễ hội cơm mới của người Gia Rai (Ảnh BKT)

Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025), tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng 7 DTTS của tỉnh gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, H’rê.

Theo đó, Kế hoạch triển khai với 19 nội dung chính, trong đó đáng chú ý là việc: Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Rơ Măm; Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hoá truyền thống của các DTTS tỉnh Kon Tum; Tổ chức bảo tồn, phục dựng hệ thống nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc tỉnh Kon Tum; Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận; Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; Hỗ trợ chương trình nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một;

Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các DTTS; Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng di dân tái định cư; Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS; Tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS (trang phục, nghệ thuật trình diễn dân gian,...);

Hỗ trợ đầu tư bảo tồn văn hóa làng truyền thống tiêu biểu của các DTTS; Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi; Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS; Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các DTTS, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.

Để thực hiện các nội dung trên, tỉnh Kon Tum đề ra 6 giải pháp cơ bản trong đó nhấn mạnh tới việc huy động sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cấp chính quyền trong việc triển khai các nội dung hoạt động của Dự án số 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Kon Tum năm 2021 - 2022, đảm bảo đúng các tiêu chí thực hiện của các nội dung theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Bắc Giang: Chú trọng Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích

thuc hien hieu qua du an 6 chuong trinh mtqg 1719 phat huy gia tri van hoa gan voi phat trien du lich hinh 3

Bảo tồn Lễ hội đua Mảng, xã Long Sơn, huyện Sơn Động, Bắc Giang

Năm 2022, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu của Dự án số 6“Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” (gọi tắt là Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025 đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tổ chức triển khai thực hiện.

Với kinh phí gần 9 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện các mục tiêu như: Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích đối với các di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia trên địa bàn huyện Yên Thế; Bảo tồn các loại hình văn hóa phi vật thể tại huyện Sơn Động (gồm: Lễ hội đua mảng, xã Long Sơn; Lễ hội đình Vườn Hoa, xã Lệ Viễn; Lễ hội đền Vua Bà, xã Vĩnh An); 

Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng trên địa bàn tỉnh; Tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa dân gian trên địa bàn các huyện Sơn Động; Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế; Hỗ trợ hoạt động cho các đội văn nghệ truyền thống thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, mỗi huyện 5 đội); hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú người DTTS.

Theo kế hoạch, phân kỳ năm 2023 - 2025, các mục tiêu trên sẽ tiếp tục được triển khai mở rộng, thực hiện. Ngoài ra, sẽ có một số mục tiêu được triển khai thực hiện từ năm 2023 như: Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS, gồm: Du lịch cộng đồng xã An Lạc, huyện Sơn Động; Du lịch cộng đồng bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động; Du lịch Đồng Cao, xã Phúc Sơn và Vân Sơn, huyện Sơn Động; Du lịch cộng đồng vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn; Du lịch cộng đồng bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế…

Cùng đó, các làng, bản truyền thống tiêu biểu của các DTTS như: Bản Bắc Hoa (xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn); bản Mậu (thị trấn Tây Yên Tử), huyện Sơn Động; Bản Khe Nghè (xã Lục Sơn, huyện Lục Nam); bản Ven (xã Xuân Lương, huyện Yên Thế) sẽ được hỗ trợ đầu tư bảo tồn.

Cũng từ nguồn vốn Dự án 6, năm 2023, tại các thôn vùng đồng bào DTTS sẽ được đầu tư xây dựng và hỗ trợ trang thiết bị cho các thiết chế văn hóa, thể thao. Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu, liên hoan các loại hình nghệ thuật truyền thống và thi đấu thể thao truyền thống của đồng bào DTTS cũng sẽ được đầu tư tổ chức sôi nổi từ cơ sở đến toàn tỉnh…

Trên đây chỉ là một vài trong số nhiều địa phương đang triển khai hiệu quả Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Triển khai thực hiện hiệu quả dự án có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. 

PV 

Bình Luận

Tin khác

Hai món ăn của Việt Nam lọt top món ăn nhẹ ngon nhất thế giới

Hai món ăn của Việt Nam lọt top món ăn nhẹ ngon nhất thế giới

(CLO) Chuyên trang ẩm thực danh tiếng TasteAtlas vừa đưa Chả giò (nem rán) và chạo tôm của Việt Nam lọt vào danh sách "100 món ăn nhẹ được đánh giá ngon nhất thế giới".

Du lịch
Sôi động mùa du lịch hè ở Hà Tĩnh

Sôi động mùa du lịch hè ở Hà Tĩnh

(CLO) Là vùng đất có nhiều tiềm năng lợi thế về du lịch, đến hẹn, mùa du lịch hè ở Hà Tĩnh lại trở nên sôi động, nhộn nhịp khi lượng khách đến tham quan, vui chơi, nghỉ dưỡng tiếp tục tăng nhanh. Đây là những tín hiệu lạc quan, tạo đà cho mục tiêu đón 4 triệu lượt khách trong năm 2024.

Du lịch
Hà Nội tổ chức Lễ hội Áo dài Du lịch vào tháng 10/2024

Hà Nội tổ chức Lễ hội Áo dài Du lịch vào tháng 10/2024

(CLO) Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 là một trong các hoạt động thiết thực nhằm tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống của dân tộc.

Du lịch
Việt Nam có 3 đại diện lọt top điểm tham quan được yêu thích nhất châu Á

Việt Nam có 3 đại diện lọt top điểm tham quan được yêu thích nhất châu Á

(CLO) Theo danh sách 25 điểm du lịch được yêu thích nhất châu Á do độc giả TripAdvisor bình chọn vừa được công bố, Việt Nam vinh dự có 3 đại diện góp mặt.

Du lịch
Đề xuất thu phí tham quan vịnh Hạ Long 600.000 đồng/du khách

Đề xuất thu phí tham quan vịnh Hạ Long 600.000 đồng/du khách

(CLO) Ban Quản lý vịnh Hạ Long đang lấy ý kiến đối với việc thu phí tham quan trên các tuyến, hành trình tham quan, du lịch mới trên vịnh Hạ Long, để báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét trước khi trình HĐND tỉnh Quảng Ninh thông qua.

Du lịch