Thực hư về tin đồn virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua thực phẩm đông lạnh

Thứ năm, 20/08/2020 16:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các bằng chứng cho thấy nhiều khả ăng thực phẩm không phải là con đường lây truyền virus Corona nhưng các bề mặt tiếp xúc như bao bì lại vẫn đang gây tranh cãi, đồng thời khiến ngành công nghiệp đông lạnh trị giá 220 tỷ USD bị đặt lên bàn cân.

Sự kiện: virus SARS-CoV-2

Các chuyên gia nhận định việc lây qua thực phẩm đông lạnh rất khó xảy ra. Ảnh: Bloomberg

Các chuyên gia nhận định việc lây qua thực phẩm đông lạnh rất khó xảy ra. Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc đã nhiều lần tìm thấy dấu vết của mầm bệnh trên bao bì và thực phẩm, làm dấy lên lo ngại rằng các mặt hàng đông lạnh nhập khẩu có liên quan đến sự bùng phát dịch gần đây ở Bắc Kinh và thành phố cảng Đại Liên.

Đặc biệt, động thái mạnh mẽ nhất kể từ đó tới nay là một thành phố lớn của nước này, Quảng Châu, đã cấm nhập khẩu thịt đông lạnh từ các điểm nóng của đại dịch.

Lệnh này được ban hành sau khi chính quyền địa phương ở thành phố Thẩm Quyến gần đó tìm thấy virus trên bề mặt mẫu cánh gà nhập khẩu từ Brazil. Hồng Kông cũng đã ngừng nhập khẩu từ nhà máy đó.

Mặt khác, do phụ thuộc vào nguồn thực phẩm, chính quyền Trung Quốc cũng không khuyến khích triển khai biện pháp này trên diện rộng.

Phía New Zealand cũng đang xem xét giả thuyết tương tự sau khi phát hiện một gia đình nhiễm Covid-19 sau 102 ngày không có ca nhiễm nội địa nào. Một trong 4 thành viên nhiễm bệnh của gia đình làm việc tại một nhà máy đông lạnh tại Auckland.

Các cơ sở bảo quản và các nhà máy chế biến thịt là môi trường lý tưởng để vi rút lây lan, vì mầm bệnh Covid-19 phát triển mạnh trong môi trường lạnh và khô. Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy virus này có thể lây truyền qua thực phẩm và hiện vẫn chỉ đang là mối lo ngại của các chuyên gia.

"Chúng tôi biết rằng virus thường có thể sống sót sau khi đông lạnh. Vì vậy, về lý thuyết có thể lây nhiễm theo cách đó", Benjamin Cowling, trưởng khoa dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Hồng Kông cho biết. "Nhưng trên thực tế, rủi ro xảy ra là cực kỳ thấp và cần can thiệp nhiều bước trước khi virus có thể thực sự lây bệnh".

"Tôi không nghĩ rằng đó sẽ là một phương thức lây truyền thường xuyên, nhưng nó có thể xảy ra", ông nói. Để virus này có thể lây bệnh qua đường thực phẩm đông lạnh, chúng cần tồn tại trong tình trạng đóng băng và sau đó được rã đông trước khi tiếp xúc với con người.

Chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc Zhong Nanshan, người tư vấn cho Bắc Kinh về đại dịch Covid-19, đã hạ thấp vai trò của thực phẩm đông lạnh trong việc lây truyền bệnh. Ông nói rằng: “Việc phát hiện virus từ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu là tương đối hiếm".

Các phát hiện sơ bộ từ kết quả xét nghiệm tại nhà máy đã gạt bỏ giả thuyết này,  Bộ trưởng Y tế  New Zealand Ashley Bloomfield cho biết hôm thứ Ba.

"Các thông tin chi tiết sẽ có trong báo cáo, tuy nhiên các kết quả đã cho thấy rằng giả thuyết này đang bị loại trừ", ông nói.

Một câu hỏi quan trọng chưa được trả lời là liệu những dấu vết mà Trung Quốc đã phát hiện trên bao bì và bề mặt của thực phẩm đông lạnh có còn khả năng lây nhiễm hay không, hay liệu chúng chỉ là dấu vết chết và vô hại.

Sarah Cahill, quan chức cao cấp về tiêu chuẩn thực phẩm tại Ủy ban Codex Alimentarius, cho biết: “Chúng tôi biết rằng loại virus này có thể tồn tại bên ngoài cơ thể con người trong vài ngày, tùy thuộc vào môi trường". 

"Tuy nhiên chúng ta cũng cần xem xét xem những virus này có còn khả năng lây bệnh hay không hay chỉ còn là dấu vết chết", bà nói.

Việc virus, vi khuẩn và ký sinh lây qua thực phẩm ô nhiễm là điều khá phổ biến. WHO ước tính rằng cứ 10 người trên thế giới thì có một người đổ bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Mỗi năm có khoảng 420.000 người tử vong vì ngộ độc thực phẩm. Norovirus trên các sản phẩm hoặc thịt và hải sản chưa nấu chín có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, viêm dạ dày và ruột.

Mặc dù tiêu chảy cũng có thể là một trong những triệu chứng của Covid-19 nhưng các chuyên gia tập trung nhiều hơn vào khả năng virus này chuyển từ các bề mặt sang hệ hô hấp khi người bệnh chạm vào mắt, mũi miệng.

Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO, cho biết: "Về mặt lý thuyết điều này là có thể. Nhưng theo những quan sát của chúng tôi và từ các bằng chứng thu được từ dịch tễ học trong bảy tháng qua thì điều đó khó xảy ra”.

Hoàng Việt

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h