(CLO) Cuộc chiến toàn cầu chống lại Covid-19 có thể sắp có được một vũ khí mới thay đổi trò chơi: thuốc điều trị virus Corona. Nhưng liệu những phương pháp điều trị tiên tiến này sẽ hoạt động tốt như thế nào trong thế giới thực và tác động của chúng đối với đại dịch sẽ như thế nào?
Kết quả thử nghiệm hứa hẹn
Hàng trăm phương pháp điều trị bằng Covid-19 hiện đang được phát triển, nhưng trong những tuần gần đây, các hãng dược phẩm lớn đã công bố kết quả đầy hứa hẹn đối với hai loại thuốc uống, mở đường cho khả năng sử dụng rộng rãi của chúng.
Đầu tháng này, một loại thuốc từ công ty Merck của Mỹ đã trở thành viên uống đầu tiên trên thế giới được phê duyệt cho Covid-19 sau khi Anh khuyến nghị sử dụng thuốc này cho những người mắc bệnh nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh nặng.
Việc bật đèn xanh cho loại thuốc được gọi là Molnupiravir mà Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics cho biết làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong cho những bệnh nhân như vậy khoảng 50% diễn ra một ngày trước khi công ty Pfizer của Mỹ công bố kết quả về thuốc viên của riêng mình.
Công ty cho biết loại thuốc đó có tên là Paxlovid đã giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong đối với những người trưởng thành có nguy cơ cao.
Hai nhà sản xuất thuốc này đang xin phép FDA, với kế hoạch cung cấp thuốc trên toàn cầu với sự chấp thuận của quốc gia. Các quốc gia trên thế giới đã xếp hàng để có cơ hội mua hoặc sản xuất thuốc.
Các chuyên gia y tế cho biết tác động của thuốc đối với việc điều trị Covid-19 và khả năng sống chung với bệnh có thể là đáng kể, đặc biệt là khi kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng cao. Tiêm phòng được coi là cách bảo vệ tốt nhất chống lại căn bệnh này, mặc dù các chuyên gia cho rằng các biện pháp bảo vệ khác như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội vẫn quan trọng.
Nhưng rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào cách những loại thuốc này hoạt động trong thế giới thực và liệu tỷ lệ hiệu quả của chúng có thể duy trì bên ngoài các thử nghiệm lâm sàng hay không.
Ông Sanjaya Senanayake, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm và phó giáo sư tại Trường Y Đại học Quốc gia Úc, cho biết: “Do chúng ta có thể sẽ phải sống chung với Covid-19 về lâu dài, nên điều quan trọng là phải có những loại thuốc này".
Ông nhận định: “Tiêm phòng vẫn là biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại các ca bệnh nặng và nhập viện, nhưng những loại thuốc này thực sự có thể bổ sung vào kho vũ khí của chúng tôi để chống lại virus và điều đó thực sự quan trọng".
Điều đó đặc biệt quan trọng để bảo vệ những người không thể hoặc sẽ không tiêm phòng hoặc những người bị nhiễm trùng đột phá, theo ông Senanayake.
“Rất hữu ích khi có những loại thuốc có thể được cung cấp cho những người có nguy cơ cao mắc Covid-19 trước khi họ đến bệnh viện, điều này giúp họ không cần phải nhập viện, giúp cuộc sống của bác sĩ cũng dễ dàng hơn rất nhiều”, ông nói và chỉ ra yêu cầu cấp thiết phải giữ cho các bệnh viện không quá tải.
Thuốc của Merck và Pfizer có thể sẽ bị hạn chế ở các nhóm có nguy cơ cao, như ở Anh, nhưng cũng có khả năng chúng sẽ được sử dụng rộng rãi hơn và ngay cả với những người gần đây có thể đã tiếp xúc với virus như một biện pháp phòng ngừa, các chuyên gia nói.
Bà Ashley Brown, phó giáo sư tại Viện Đổi mới Trị liệu thuộc Đại học Y khoa Florida, cho biết: “Thuốc kháng virus đường uống sẽ thay đổi cuộc chơi".
Bà nói: “Các loại thuốc uống sẵn có thể được sử dụng cho dân chúng tại nhà, không giống như các phương pháp điều trị tiêm tĩnh mạch hiện có như remdesivir, khi bạn phải nhập viện và cần đáp ứng các tiêu chí nhất định về bệnh tật”.
Thay vào đó, thuốc uống có thể được phân phối sớm trong quá trình bệnh hoặc thậm chí ngay sau khi tiếp xúc để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh cũng như khả năng lây lan virus.
Hy vọng nhiều hơn lý thuyết rủi ro
Tuy nhiên, việc đưa thuốc sớm cho những người bị nhiễm và phơi nhiễm có thể phụ thuộc vào khả năng của một quốc gia. Các chuyên gia cho biết vẫn chưa rõ mức độ hiệu quả nếu một trong hai viên thuốc được uống muộn hơn so với kết quả trong thử nghiệm.
Cũng cần thêm dữ liệu về tác động của những viên thuốc này đối với các yếu tố quan trọng như lây truyền bệnh tật hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng nếu dùng sau khi tiếp xúc nguồn lây.
Một mối quan tâm khác khi nói đến thuốc kháng virus là liệu virus có phát triển kháng thuốc hay không. Đây là một cuộc đấu tranh đáng kể trong việc phát triển các phác đồ điều trị thành công cho các tình trạng virus mãn tính như HIV.
Các chuyên gia cho rằng điều quan trọng là phải theo dõi và tiếp tục phát triển các loại thuốc mới có thể được sử dụng phối hợp với bất kỳ loại thuốc nào hiện có để chống lại tình trạng kháng thuốc.
Ông Alejandro Chavez, một trợ lý giáo sư về bệnh lý học và sinh học tế bào tại Đại học Columbia ở New York, cho biết: "Dự kiến, các loại thuốc uống tương tự như cách chúng ta điều trị HIV sẽ là thứ cần thiết để kiểm soát virus và làm chậm tình trạng kháng thuốc".
Theo bà Brown, các loại thuốc cùng nhóm với viên thuốc Molnupiravir của Merck được biết là có mức kháng thuốc cao hơn.
Tuy nhiên, một nhà virus học nổi tiếng đã đặt câu hỏi liệu loại thuốc này, hoạt động bằng cách phá vỡ sự nhân lên của virus, có thể vô tình làm phát sinh các biến thể nguy hiểm hơn của virus hay không.
“Molnupiravir có thể gây ra hậu quả đáng tiếc là tạo ra các đột biến trên mọi gen và protein của virus”, cựu giáo sư Trường Y Harvard William Haseltine viết trong một bài bình luận gần đây trên Forbes.
Song, các nhà khoa học khác coi đây là một rủi ro lý thuyết, cần được theo dõi nhưng không đủ khả năng để ngăn chặn việc sử dụng một loại thuốc có khả năng cứu mạng. Việc giám sát bổ sung cũng có thể được sử dụng để biết liệu cơ chế của thuốc có gây ra bất kỳ nguy cơ nào đối với việc can thiệp vào DNA của con người hay không, điều có thể có nghĩa là thuốc không thích hợp cho phụ nữ mang thai.
Với những gì các nhà sản xuất công bố, các loại thuốc điều trị COVID-19 của Merck và Pfizer rõ ràng thắp lên hy vọng cho cuộc chiến chống virus Corona đang rất cam go, nhất là khi mà ở nhiều khu vực đang báo cáo sự bùng phát trở lại của các ca nhiễm. Sự xuất hiện của thuốc điều trị có thể xem như ngọn giáo, bên cạnh chiếc khiên vắc xin, để thế giới mạnh mẽ hơn trong trận chiến với kẻ thù vô hình: Virus Corona.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.