Thương chiến mía đường Thái Lan - Việt Nam: Cả thập kỷ dai dẳng chưa có hồi kết!

Thứ năm, 15/07/2021 09:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc sản lượng mía trong nước liên tục sụt giảm và bị mía đường Thái Lan lấn át, có lỗi rất lớn từ chính ngành mía đường. Thế nhưng, ngành này lại không nhìn ra bản chất thật sự của hành động phá giá. Như vậy, không thể đổ lỗi cho ai mà lỗi chính là chúng ta không thể tự bảo vệ mình.

Mía Thái Lan chiến thắng áp đảo so với mía “nội”

Với giá bán rẻ hơn 4.200 đồng/kg so với hàng “nội địa”, mía đường Thái Lan đã có một thời gian rất dài chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Với mức chênh lệch như trên, nhiều doanh nghiệp trong nước sẵn sàng chuyển từ sản xuất trong nước sang nhập khẩu nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Tuy nhiên, điều này đã tác động trực tiếp tới ngành sản xuất mía đường trong nước, và người nông dân trồng mía Việt Nam chính là đối tượng gánh nhiều thiệt hại nhất.

duong1

Theo ý kiến của một số chuyên gia trong Hiệp hội Mía đường, sản phẩm đường ăn Thái Lan rất rẻ, có thể là một trong những thị trường xuất khẩu đường có giá rẻ nhất thế giới hiện nay.

Để làm được điều này, mỗi năm, Chính phủ Thái Lan chi hàng tỷ USD cho các hợp tác xã, nghiên cứu giống mía mới có trữ lượng đường cao, các giống này sẽ được Nhà nước cấp cho các nhà máy, nhà máy lại đưa cho người nông dân không lấy một đồng.

Bên cạnh về giống, nông dân Thái Lan muốn vay tiền để đầu tư mua máy móc thiết bị hiện đại phục vụ việc trồng mía và thu hoạch, chỉ trả 1-2% lãi ngân hàng, còn lại khoảng 2-3% trích từ quỹ chi hỗ trợ ngành.

Chính phủ Thái Lan khuyến khích nông dân trồng mía, càng nhiều càng tốt. Nơi nào trồng lúa, trồng hoa màu không hiệu quả, Chính phủ lại khuyến khích trồng mía. Nếu mía sản xuất vượt quá nhu cầu trong nước, Chính phủ lại khuyến khích xuất khẩu với giá rẻ.

Nông dân trồng mía Thái Lan không phải chịu áp lực đầu ra cho sản phẩm, nhờ vào việc các nhà máy sản xuất mía đường Thái Lan cam kết mua toàn bộ mía đường trồng, với giá có lợi cho người nông dân.

Chính vì vậy, giá mía Thái Lan rất rẻ so với mặt bằng chung của thị trường và là “cơn ác mộng” đối với ngành mía đường Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Lộc - Quyền Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết: Thái Lan sử dụng ngành mía đường, giống như một hậu vệ cho các ngành nông nghiệp khác, cho nên Thái Lan khuyến khích nông dân trồng đại trà cây mía trong nước, nhằm tăng sản lượng xuất khẩu.

“Theo tôi, Thái Lan đã sử dụng chiêu bài, chạy đua thị phần, thay vì tập trung vào lợi nhuận xuất khẩu. Tức là, họ sử dụng các biện pháp phá giá, nhằm tăng độ phủ sóng mía đường trên thị trường thế giới, bán càng nhiều, bán sỉ ắt sẽ có lời”, ông Lộc giải thích rõ hơn.

Lỗi từ ngành mía đường trong nước

Trong cả thập kỷ vừa qua, nhiều Hội nghị, Hội thảo “giải cứu” mía đường Việt Nam được tổ chức nhằm tìm ra lối đi mới, hỗ trợ ngành mía đường trong nước tăng trưởng trở lại. Thế nhưng, hầu như các giải pháp được nhắc tới đều không mang lại nhiều hiệu quả. Trong khi sản lượng nhập khẩu mía đường Thái Lan liên tục tăng qua mỗi năm, thì ngành mía đường trong nước lại đối mặt với suy giảm.

Nhận định về điều này, ông Nguyễn Văn Lộc cho rằng: “Việc sản lượng mía trong nước liên tục sụt giảm và bị mía đường Thái Lan lấn át, có lỗi rất lớn từ chính ngành mía đường. Thế nhưng, ngành mía đường lại không nhìn ra bản chất thật sự của hành động phá giá. Như vậy, không thể đổ lỗi cho ai, mà lỗi chính là từ ngành mía đường trong nước không thể tự bảo vệ mình”.

Theo ông Lộc, Thái Lan sử dụng một công cụ điển hình của việc bán phá giá, chính là việc bán giá trong nước một đằng, giá xuất khẩu một nẻo.

Thị trường đường trong nước Thái Lan buộc phải bán với giá do Nhà nước quy định, giá đó cao hơn giá sản xuất rất nhiều. Trong khi đó, giá đường xuất khẩu, Thái Lan lại thả nổi, để các doanh nghiệp tự đàm phán theo giá thị trường. Đây chính là dấu hiệu điển hình của việc bán phá giá, và vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ngày xưa mình cứ nghĩ đó là tự do thương mại, nhưng thực chất chính là phá giá. Nếu cạnh tranh sòng phẳng, mía đường xuất khẩu phải có giá tương đương với giá trong nước. Do đó, theo tôi, đây chính là bài học cho ngành mía đường và cũng là bài học cho các ngành nông nghiệp khác, nếu vẫn tư duy theo kiểu ao làng như vậy, chắc chắn ngành mía đường sẽ chịu thiệt hại hơn nữa”, ông Lộc nói.

Khi rút ra được bài học, ngành mía đường Việt Nam đã đề nghị Bộ Công Thương tiến hành điều tra các hành động bán phá giá của mía đường Thái Lan. Nếu có căn cứ kết luận, các doanh nghiệp mía đường trong nước mong muốn Bộ Công Thương tiến hành áp dụng các lệnh chống bán giá giá, nhằm bảo vệ ngành mía đường trong nước

duong2

Áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp lên tới 47,64%, liệu có phải là hồi kết?

Sau hơn 1 năm điều tra, ngày 16/6, Bộ Công Thương chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan ở mức 47,64%, với cáo buộc các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá khiến ngành sản xuất đường mía trong nước chịu thiệt hại nặng nề. Hiệu lực của quyết định này có thời hạn trong 5 năm.

Ngay sau quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp của Bộ Công Thương đối với mía đường nhập khẩu Thái Lan, ngành mía đường trong nước lập tức được hái “mía ngọt”.

Cụ thể, giá đường sản xuất trong nước tháng 6/2021, đã tăng 10% - 15%, dao động ở ngưỡng 16.300 - 17.400 đồng/kg đối với đường kính tăng; từ 17.200 đồng/kg đến 18.300 đồng/kg đối với đường tinh luyện.

Trong khi đó, giá đường nhập khẩu, sau khi áp 2 khoản thuế chống trợ cấp, chống bán phá giá hiện dao động ở ngưỡng 16.100 - 17.200 đồng/kg. Như vậy, giá đường trong nước và đường nhập khẩu đang ở trạng thái cân bằng.

Nhận định về hiệu quả của việc áp thuế chống phá giá, chống trợ cấp, ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương: Việc làm này đã tạo ra trạng thái cân bằng, giữa giá mía đường Thái Lan với mía đường trong nước, tạo tiền đề cho ngành mía đường trong nước tăng trưởng.

Do áp dụng mức thuế mới, lượng nhập khẩu mía đường Thái Lan từ tháng 3/2021 cho tới nay đã giảm rất mạnh. Từ đó, giá mía đường trong nước được mua tại vựa, cũng tăng khoảng 20%. Người nông dân trồng mía được hưởng lợi rất nhiều từ hành động này, một số hộ trồng mía còn có dự tính mở rộng sản xuất mía trong thời gian tới”, ông Dũng khẳng định.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Lộc - Quyền Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đánh giá: Vẫn còn một chặng đường rất dài để lấy lại sự công bằng cho ngành mía đường Việt Nam.

Theo ông Lộc, sau khi Bộ Công Thương áp dụng mức thuế mới đối với mía đường nhập khẩu Thái Lan, VSSA nhận thấy có hiện tượng, mía đường Thái Lan gian lận xuất xứ, nhằm lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Trích dẫn số liệu từ Tổng Cục Hải quan, ông Lộc cho biết: Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam từ Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia đã lên đến 320.000 tấn, tăng gấp 16 lần so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ 2020 là 20.043 tấn).

Trong khi đó, ông Lộc khẳng định, cả 5 nước ASEAN nêu trên đều không đủ năng lực sản xuất đường để xuất khẩu vào Việt Nam với mức tăng như vậy. Mặt khác, các nước này cũng đều có nhập khẩu đường của Thái Lan.

“Đây có thể là dấu hiệu “lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp” đối với đường có xuất xứ từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam thông qua nước thứ ba bằng thủ đoạn gian lận xuất xứ”, ông Lộc cho biết.

Dù vậy, ông Lộc cho rằng: Rất khó để giải quyết triệt để tình trạng gian lận nguồn gốc xuất xứ. Vì các đơn vị nhập khẩu sẽ tìm đủ mọi cách nhằm thực hiện hành vi gian lận này.

Hiện tại, VSSA đang và sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Công Thương, nhằm tìm ra những giải pháp ngăn chặn hành động gian lận xuất xứ của mía đường Thái Lan.

“Không chỉ mía đường, nhiều mặt hàng khác như thép chẳng hạn, cũng rất khó giải quyết triệt để tình trạng gian lận thương mại, gian lận nguồn gốc xuất xứ. Do đó, chúng tôi xác định đây là “cuộc chiến” dài kỳ, nhằm triệt tiêu những thủ đoạn đưa đường Thái Lan nhập lậu, đường Thái Lan “đội lốt” xâm nhập vào thị trường Việt Nam”, ông Lộc nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày mai (25/4).

Thị trường - Doanh nghiệp