Thương hiệu gạo quốc gia: Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

Thứ năm, 10/05/2018 07:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam nhằm quảng bá sản phẩm, giữ gìn uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Hội đồng Chính sách Gạo Quốc gia Thái Lan do Thủ tướng Prayut Chan-o-cha làm Chủ tịch đã thông qua cơ chế cấp tín dụng xây kho gạo nhằm ổn định giá và hỗ trợ xuất khẩu. Gói tín dụng này vào khoảng 1,67 tỷ baht (1 USD = 31,78 baht) dành cho đối tượng nông dân và doanh nghiệp xây dựng các kho gạo để hỗ trợ bảo quản gạo, hoãn bán gạo ra thị trường vào chính vụ, qua đó ổn định giá bán. 

Tính chung trong trong quý I/2018, xuất khẩu gạo Thái Lan đạt 2,78 triệu tấn, thu 44,09 tỷ baht, tăng 3,1% về số lượng và 9,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Thái Lan cũng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong quý I/2018, theo sau là Ấn Độ với 2,59 triệu tấn. Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng vừa ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE. Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia nhằm quảng bá sản phẩm, giữ gìn uy tín, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. 

Các tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư có nội dung đăng ký hoạt động, chế biến, kinh doanh sản phẩm gạo. Đồng thời, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm về chế biến, bảo quản, kinh doanh gạo hoặc cơ sở đã được cấp một trong các giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm sát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. 

Báo Công luận
Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia nhằm quảng bá sản phẩm, giữ gìn uy tín, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Ảnh minh hoạ - nguồn internet 

Các tổ chức, cá nhân đó cũng phải được tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận sản phẩm gạo phù hợp với TCVN và hoàn thành nghĩa vụ thuế, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường. Quy chế cũng quy định chi tiết các sản phẩm gạo (gạo trắng, gạo thơm trắng, gạo nếp trắng) mang nhãn hiệu chứng nhận. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủy quyền cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là đơn vị quản lý nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE. Để phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 với mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. 

Bên cạnh đó, góp phần hỗ trợ phát triển thương hiệu gạo đối với một số doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm đánh giá toàn diện hiện trạng sản xuất, xây dựng thương hiệu của các địa phương, doanh nghiệp của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng phương án hỗ trợ phát triển thương hiệu quốc gia; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu mang thương hiệu quốc gia; hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu quốc gia (áp dụng quy trình, tiêu chuẩn trong sản xuất, chế biến, đóng gói, xây dựng hệ thống quản trị thương hiệu, phát triển thị trường); hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp trong nước và quốc tế; tổ chức quảng bá, giới thiệu và xúc tiến phát triển thị trường cho doanh nghiệp và sản phẩm gạo mang thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam; tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến về thương hiệu gạo quốc gia đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và người sản xuất; xây dựng và tổ chức các sự kiện quảng bá, giới thiệu về thương hiệu gạo Việt Nam: chương trình truyền hình chuyên đề thương hiệu gạo; lễ hội lúa gạo Việt Nam; tuần lễ thương hiệu gạo Việt Nam... 

Hỗ trợ nâng cao kỹ năng phát triển thương hiệu và hệ thống phân phối cho doanh nghiệp, các quy định về điều ước, hiệp định thương mại tự do; hỗ trợ xúc tiến, quảng bá và mở rộng kênh phân phối tại các thị trường xuất khẩu chiến lược, trọng tâm của gạo mang thương hiệu quốc gia; tổ chức đánh giá, dự báo thị trường thường niên để giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược và kế hoạch tiếp cận thị trường. Xây dựng và quản lý thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam bao gồm hệ thống nhận diện thương hiệu quốc gia (biểu tượng, ngôn ngữ, hình ảnh nhận diện, công cụ quảng bá...), nghiên cứu, đánh giá khả năng cạnh tranh và định vị thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, xác định thị trường trọng tâm, chiến lược cho phát triển thương hiệu gạo Việt Nam; xây dựng hệ thống tiêu chí, quy chế tổ chức quản lý, sử dụng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam ở trong nước và quốc tế. 

Việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia GẠO VIỆT NAM/VIETNAM RICE không chỉ thuần túy là cái logo đẹp mà quan trọng là cách sử dụng để nâng cao giá trị gia tăng cho người trồng lúa. Từ đó mới dần xây dựng uy tín và thương hiệu bền vững cho hạt gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế./.

Huyền Thu

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp