Thương mại Nga - Trung Quốc liên tục ghi nhận kỷ lục

Thứ sáu, 08/12/2023 06:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc tiếp tục tăng với tốc độ chưa từng có, đạt mức cao lịch sử trong tháng 11 bất chấp áp lực trừng phạt của phương Tây.

Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, khối lượng thương mại với Nga đã tăng 26,7% trong 11 tháng đầu năm 2023, đạt mức kỷ lục 218,17 tỷ USD. Chỉ riêng trong tháng 11, thương mại đã lên tới 21,5 tỷ USD, tăng 8,6% so với tháng trước.

Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nga đã tăng 50,2% lên 100,33 tỷ USD trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11, trong khi nhập khẩu từ Nga sang quốc gia châu Á này tăng 11,8% lên 117,84 tỷ USD.

thuong mai nga  trung quoc lien tuc ghi nhan ky luc hinh 1

Ảnh minh họa: RT.

Nga nổi lên là đối tác thương mại lớn thứ năm của Trung Quốc (không bao gồm Hồng Kông và Đài Loan) trong kỳ báo cáo, sau Mỹ, EU, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Phát biểu tại cuộc họp của ủy ban liên Chính phủ Nga – Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tháng trước, Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Andrey Belousov dự báo thương mại song phương sẽ tăng lên 300 tỷ USD vào cuối thập kỷ này. Ông nói thêm, tiến bộ đặc biệt đáng chú ý trong lĩnh vực luyện kim, hóa chất, thực phẩm, thiết bị và phương tiện.

Hợp tác thương mại Nga-Trung đã đạt được động lực trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow liên quan đến cuộc xung đột Ukraine, cũng như các tranh chấp thương mại kéo dài giữa Bắc Kinh và Washington.

Vào năm 2022, hợp tác kinh tế và thương mại Nga-Trung Quốc tiếp tục bùng nổ sau khi đạt mức cao lịch sử 190,3 tỷ USD. Xuất khẩu và nhập khẩu tăng với tốc độ hai con số kể từ đầu năm nay.

Tăng trưởng thương mại giữa Nga và Trung quốc đã trở thành một trong những vấn đề được chú ý trong năm 2022. Đối mặt với những áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga và Trung Quốc đã xích lại gần nhau và hiện đang tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng.

Bị phương Tây xa lánh, Nga đã chuyển nguồn cung dầu và khí đốt từ Tây sang Đông, mà Trung Quốc là một trong những điểm đến chính. Việc cung cấp năng lượng của Nga cho nước này được đánh giá là mức chưa từng có.

Nga trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc. Lượng dầu xuất khẩu từ quốc gia này chiếm 1/5 tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2023.

Điệp Nguyễn (Theo RT)

Bình Luận

Tin khác

Ấn Độ sẽ khó thu hẹp khoảng cách việc làm ngay cả khi tăng trưởng 7%

Ấn Độ sẽ khó thu hẹp khoảng cách việc làm ngay cả khi tăng trưởng 7%

(CLO) Ấn Độ sẽ phải nỗ lực để tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng trong thập kỷ tới ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng 7%, đồng thời cho thấy quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ cần nhiều bước đi phối hợp hơn để thúc đẩy việc làm và chuyên môn của lao động, theo Citigroup.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả nước không đúng quy trình, Công ty CP Thủy điện Bắc Hà bị xử phạt gần 200 triệu đồng

Xả nước không đúng quy trình, Công ty CP Thủy điện Bắc Hà bị xử phạt gần 200 triệu đồng

(CLO) Chánh thanh tra Bộ Công Thương vừa quyết định xử phạt hành chính 185 triệu đồng Công ty cổ phần Thủy điện Bắc Hà (Lào Cai) do sai phạm của Nhà máy Thủy điện Bắc Hà.

Thị trường - Doanh nghiệp
BYD (Trung Quốc) sẵn sàng xây dựng nhà máy EV trị giá 1 tỷ USD ở Thổ Nhĩ Kỳ

BYD (Trung Quốc) sẵn sàng xây dựng nhà máy EV trị giá 1 tỷ USD ở Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm công bố thỏa thuận với hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD để xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở phía Tây đất nước. Động thái này được cho là thúc đẩy sự hiện diện của nhà sản xuất ôtô Trung Quốc tại châu Âu vào thời điểm căng thẳng thương mại leo thang.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản dự kiến thiếu gần 1 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040

Nhật Bản dự kiến thiếu gần 1 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040

(CLO) Nếu muốn đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số giảm, Nhật Bản được dự báo cần bổ sung gần 1 triệu lao động nước ngoài sau 16 năm nữa.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cần đánh giá kỹ tác động áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Cần đánh giá kỹ tác động áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

TS. Nguyễn Minh Thảo, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đề xuất đưa các sản phẩm đồ uống vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không hữu hiệu, vì sắc thuế này sẽ tạo tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn hơn lợi ích có thể đạt được.

Thị trường - Doanh nghiệp