Thương mại Tự do Năng lượng đặt dấu chấm hết do xung đột Nga – Ukraine

Thứ bảy, 04/06/2022 19:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Xung đột Nga - Ukraine đang vẽ lại bản đồ năng lượng của thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới, trong đó dòng chảy của các nguồn tài nguyên hóa thạch được xác định bởi sự cạnh tranh địa chính trị cũng giống như cung và cầu.

Nét vẽ mới trên bản đồ năng lượng

Thương mại dầu và khí đốt tự nhiên đã di chuyển khá tự do trong nửa thế kỷ qua đến các thị trường nơi chúng có giá cao nhất trên thế giới. Thế nhưng lại đột ngột chững lại kể từ ngày 24/2, dẫn đến một loạt các lệnh trừng phạt thương mại chống lại Nga của Mỹ và châu Âu đã khiến thương mại toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Tuần này, Liên minh châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh nhất của mình đối với Nga, cấm mua dầu của Nga và cấm các công ty bảo hiểm bảo hiểm hàng hóa thô của họ.

thuong mai tu do nang luong dat dau cham het do xung dot nga ukraine hinh 1

Saudi Aramco đã thay thế Apple Inc. trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. Ảnh: Getty Images.

Bất kỳ sự thay thế mới trên thị trường cũng sẽ khó ổn định trong nhiều năm. Tuy nhiên, các thương nhân, nhà ngoại giao và các chuyên gia địa chính trị năng lượng khác thường tin rằng nó sẽ được Ban-căng hóa (quá trình chia cắt một vùng hay một nước thành những vùng hay nước nhỏ hơn) hơn và ít tự do hơn so với những gì thế giới đã trải qua kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Ba trục ảnh hưởng năng lượng có khả năng đang xuất hiện: Mỹ và các quốc gia phương Tây - sử dụng sức mạnh kinh tế và sức mua khổng lồ của họ như một vũ khí chính trị; Trung Quốc và các quốc gia mới nổi lớn như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam - chống lại áp lực của phương Tây và tiếp tục làm ăn với Nga; Ả Rập Xê-út và các quốc gia sản xuất dầu khác ở Trung Đông - tìm kiếm sự trung lập và có thể giành được thị phần trong những năm tới.

Chas Freeman, cựu đại sứ Mỹ tại Saudi Arabia, nhận xét: “Chúng ta đang ở ngã rẽ trong lịch sử. Ông Freeman, hiện là nghiên cứu sinh cao cấp tại Đại học Brown, tin rằng châu Âu không bao giờ có thể phụ thuộc vào Nga như nhà cung cấp năng lượng chính và ngay cả khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, khối này đang đề xuất cơ sở hạ tầng mới tốn kém và thông qua các hợp đồng cung cấp thay thế dài hạn nhằm củng cố bản đồ năng lượng mới.

Hơn nữa, “ngã rẽ lịch sử” trên bản đồ năng lượng mới này chắc chắn sẽ khiến các nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu phải trả giá đắt đỏ, thời gian vận chuyển lâu hơn và muôn trùng khó khăn hơn.

Giờ đây, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác đang khám phá các cách giao dịch năng lượng bằng các loại tiền không phải là đô la Mỹ. Tương tự, Nga cũng bắt đầu tìm cách thanh toán bằng đồng rúp cho nhiên liệu hóa thạch của mình.

Muôn trùng khó khăn, thách thức

Địa chính trị và năng lượng luôn đan xen chặt chẽ với nhau, một khi xảy ra biến động chắc chắn sẽ thị trường năng lượng sẽ gián đoạn. Tuy nhiên, kể từ khi kết thúc lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả Rập vào đầu những năm 1970, thương mại hàng hóa tương đối không hạn chế đã trở thành một đặc điểm của hệ thống quốc tế, được hỗ trợ bởi sức mạnh tài chính và quân sự của Mỹ.

Dòng chảy thương mại đang được định hướng lại khi các tập đoàn năng lượng phương Tây rút khỏi Nga và các chủ hàng, người cho vay và công ty bảo hiểm từ chối giao dịch với hàng hóa của Nga.

EU đã cùng với Mỹ, Vương quốc Anh, Canada và Úc áp đặt lệnh cấm đối với các chuyến hàng dầu của Nga. Sau những lo ngại của Hungary về hậu quả kinh tế, lệnh cấm sẽ miễn trừ dầu vận chuyển bằng đường ống từ Nga. Tuy nhiên, các quan chức EU cho biết vào cuối năm nay, lệnh cấm vận sẽ bao gồm 90% lượng dầu nhập khẩu trước đây của Nga.

Từ tháng 2 - tháng 4, xuất khẩu dầu của Nga sang EU, Mỹ, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc đã giảm 563.000 thùng mỗi ngày, tương đương 32%. Theo công ty đầu tư Piper Sandler, lệnh cấm hoàn toàn của EU sẽ cần 2,8 triệu thùng/ ngày đối với dầu thô và 1,1 triệu thùng/ ngày đối với các sản phẩm thường xuyên chảy vào châu Âu để tìm thị trường mới.

Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ khí đốt tự nhiên của Nga, vốn thường chiếm hơn 30% nguồn cung của EU và chủ yếu đến qua đường ống.

JPMorgan Chase ước tính đến cuối năm châu Âu sẽ vẫn nhận được từ 81% đến 94% lượng khí đốt của Nga mà họ đã sử dụng vào năm 2021. EU cho biết họ sẽ ngừng sử dụng dầu và khí đốt của Nga vào năm 2027, nhưng chấm dứt sự phụ thuộc của khối này vào năng lượng của Nga có thể phải trả giá đắt.

Các nhà lãnh đạo EU cho biết hiện họ sẽ đẩy nhanh các kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng các dự án năng lượng tái tạo do hậu quả của chiến tranh, nhưng thừa nhận rằng châu Âu sẽ cần nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn trong thời gian tới.

Sự trở lại của Ả Rập Xê Út

Các nhà sản xuất Trung Đông có vẻ đã sẵn sàng trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến chiếm vị thế trên bản đồ năng lượng mới nổi.

Ả Rập Xê-út và các quốc gia vùng Vịnh khác đã phải chịu áp lực phải đa dạng hóa khỏi nhiên liệu hóa thạch trong những năm gần đây do những lo ngại ngày càng tăng trên toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Ông Blair (từng là giám đốc tình báo quốc gia đầu tiên của Tổng thống Barack Obama) nói: “Mỹ và Ả Rập Xê Út cần có một mối quan hệ giao dịch cởi mở, Mỹ phải trở lại là nhà cung cấp quốc phòng cho đến khi có thể điện khí hóa phương tiện giao thông của mình và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng đa dạng hơn”.

Gần đây, Công ty năng lượng khổng lồ Saudi Arabian Oil thuộc sở hữu của nhà nước Ả Rập Xê Út đã vượt qua công ty công nghệ toàn cầu Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới, vì đã nhận được nhiều yêu cầu hơn đối với dầu thô từ những người mua ở châu Âu.

Thách thức của Nga

Mục tiêu mới của Nga là tăng cường quan hệ với châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, để bù đắp cho việc mất thị trường châu Âu.

Đây có thể coi là một trục xoay vòng 360 độ, đặc biệt quan trọng đối với xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga (loại khí ít bị thay thế hơn dầu) này sẽ đòi hỏi phải xây dựng cơ sở hạ tầng lớn để tìm bến đỗ mới.

Được biết, Nga từng xuất khẩu tới 200 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm sang châu Âu, đây là thị trường lớn nhất của nước này cho đến nay. Năm ngoái, Nga chỉ đã bán gần 33 tỷ mét khối cho châu Á.

Nga có một số dự án đường ống và khí đốt tự nhiên hóa lỏng được đề xuất, chuyển đổi cho phép giao thương bằng đường biển, sẽ thúc đẩy khả năng vận chuyển khí đốt đến châu Á, nhưng nhiều dự án thách thức về mặt kỹ thuật và tốn kém, và các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ cản trở sự tiến bộ của họ.

Thế nhưng, Nga dường như đang yếu thế khi cố gắng thu hút các nước mua dầu giá rẻ của mình, hơn thế nữa lợi nhuận bán ra sẽ không còn “lời” như giao dịch với châu Âu.

Các nhà ngoại giao Nga đang gấp rút chống lại những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn cản năng lượng Nga tìm kiếm một bến đỗ mới cho năng lượng. Theo JPMorgan Chase, vận chuyển dầu của Nga đến Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và các nước “thân thiện” khác đã tăng hơn 1,2 triệu thùng mỗi ngày từ tháng 2 đến tháng 4, tăng 146%.

Mất thị trường gần nhất và lớn nhất sẽ khiến Nga mất hàng tỷ đô la doanh thu năng lượng mỗi năm. Cùng với các biện pháp trừng phạt về công nghệ, điều này sẽ làm suy giảm nghiêm trọng khả năng duy trì mức sản xuất dầu và khí đốt hiện tại của quốc gia này.

Lê Na (Theo WSJ)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp