(CLO) Thượng toạ Thích Chân Quang sau khi bị Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định kỷ luật không được thuyết giảng dưới mọi hình thức đã khiến dư luận bất ngờ vì ông này được Đại học Luật Hà Nội cấp bằng tiến sĩ trước đó.
Hiện nay, câu chuyện cấp bằng tiến sĩ luật cho nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) tại Trường Đại học Luật Hà Nội trở thành chủ đề quan tâm của dư luận.
Trong đó, nhiều ý kiến thắc mắc không hiểu làm thế nào mà vị này có thể bảo vệ luận án tiến sĩ vào tháng 12/2021, trong khi mới nhận bằng cử nhân luật văn bằng 2 vào tháng 1/2019.
Trước thắc mắc này, chiều qua (25/6), Trường Đại học Luật Hà Nội đã có báo cáo thông tin chính thức. Theo đó, học viên Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) sinh năm 1959, trước khi dự tuyển nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội).
Ông Thích Chân Quang sau khi bị Giáo hội Phất Giáo Việt Nam quyết định kỷ luật không được thuyết giảng dưới mọi hình thức thì dư luận bất ngờ vì ông này được Đại học Luật Hà Nội cấp bằng tiến sĩ trước đó (ảnh nguồn internet).
Năm 2017, ông Thích Chân Quang trúng tuyển Văn bằng 2 Khoá 1 trình độ đại học, hình thức vừa làm vừa học của Trường Đại học Luật Hà Nội mở tại Trường Cao đẳng Bách Việt, TP Hồ Chí Minh.
Tháng 1/2019, ông Thích Chân Quang được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng Cử nhân ngành Luật văn bằng 2 hệ vừa làm vừa học theo Quyết định 140/QĐ-ĐHLHN ngày 15-01-2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội, xếp hạng tốt nghiệp loại Giỏi.
Tháng 11/2019, vị này trúng tuyển nghiên cứu sinh khoá 25B (niên khoá 2019-2023) theo Quyết định 4567/QĐ-ĐHLHN ngày 26/11/2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Ngày 26/12/2019, học viên được công nhận nghiên cứu sinh theo Quyết định 5114/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội, ngành Luật Hiến pháp - Hành chính.
Ngày 9/12/2021, nghiên cứu sinh bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp trường tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Ngày 17/3/2022, nghiên cứu sinh được cấp bằng Tiến sĩ luật ngành luật Hiến pháp - Hành chính theo Quyết định 1141/QĐ- ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Liên quan đến quá trình đào tạo tiến sĩ của học viên Vương Tấn Việt, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, căn cứ trên Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018; Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân;
Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ngày 4-4-2017; và Quyết định số 261/QĐ-ĐHLHN ngày 24-1-2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội quy định chi tiết về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, ngày 7-6-2019 nhà trường ra thông báo tuyển sinh số 2190/TBTS-ĐHLHN về việc tuyển sinh nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019.
Theo đó, người dự xét tuyển nghiên cứu sinh phải có một trong các văn bằng sau đây: Bằng thạc sĩ luật học đúng ngành hoặc khác ngành đăng ký dự tuyển. Trường hợp thí sinh có bằng thạc sĩ luật học khác ngành đăng ký dự tuyển thì sau khi trúng tuyển, thí sinh phải học bổ sung kiến thức ở trình độ thạc sĩ của ngành đào tạo tiến sĩ đã trúng tuyển.
Bằng cử nhân luật hệ chính quy loại giỏi trở lên do các trường đại học trong nước (được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành luật, luật kinh tế, luật quốc tế, luật thương mại quốc tế) cấp.
Ngày 30/9/2019, trường có thêm thông báo số 3679/TB-ĐHLHN về việc đính chính thông tin về điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh trong Thông báo tuyển sinh nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019 để phù hợp với Quyết định số 261/QĐ-ĐHLHN.
Theo Trường Đại học Luật Hà Nội, khoản 1 Điều 5 Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT quy định người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.
Điều 6 Quyết định số 261/QĐ-ĐHLHN cũng quy định người dự xét tuyển nghiên cứu sinh phải có bằng tốt nghiệp đại học các ngành luật loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ luật.
Như vậy, áp dụng với trường hợp của ông Thích Chân Quang (học viên Vương Tấn Việt) là đủ điều kiện được dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Cùng với đó, Điều 5 Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT và Điều 6 Quyết định 261/QĐ-ĐHLHN cũng quy định những điều kiện khác đối với người dự xét tuyển nghiên cứu sinh.
Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết ngoài việc có bằng tốt nghiệp đại học ngành luật, loại giỏi, ông Thích Chân Quang là tác giả 1 báo cáo khoa học in trong kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện năm 2017, có năng lực ngoại ngữ (bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh).
Sau đó, từ tháng 12/2019 đến 6/2021, ông Thích Chân Quang đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ (gồm 43 tín chỉ các học phần thuộc ngành/chuyên ngành trên tổng số 60 tín chỉ (được miễn luận văn 12 TC và ngoại ngữ 5 TC theo quy định của điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 08/2017).
Năm 2020 đến năm 2021, nghiên cứu sinh hoàn thành 7 học phần của chương trình đào tạo tiến sĩ. Đồng thời, ông Thích Chân Quang đã hoàn thành các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ; công bố 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện; được tập thể hoặc người hướng dẫn nghiên cứu sinh đồng ý cho đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn.
Ông Thích Chân Quang cũng đã hoàn thành bảo vệ chuyên đề tổng quan, 3 chuyên đề luận án. Ngày 15/6/2021, đã hoàn thành góp ý Luận án tiến sĩ ở bộ môn.
Ngày 20, 24/1/2022, nghiên cứu sinh nộp luận án vào thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội và Thư viện quốc gia. Ngày 17/3/2022, nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ theo Quyết định 1141/QĐ- ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Như vậy, tổng thời gian đào tạo của ông Thích Chân Quang kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh (tháng 12/2019) đến khi có quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ (tháng 3/2022) là 2 năm 3 tháng, là đáp ứng và tuân thủ quy chế đào tạo tiến sĩ của Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và Quyết định 261/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội.
(CLO) Xe điện trẻ em – món đồ chơi tưởng chừng vô hại, nhưng lại đang trở thành mối nguy tiềm tàng khi được sử dụng thiếu kiểm soát tại các công viên, khu vui chơi công cộng. Không mũ bảo hiểm, không biện pháp bảo hộ, thậm chí có trường hợp trẻ em điều khiển xe với tốc độ cao, luồn lách giữa dòng người đông đúc, gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Sáng 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí quý I năm 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động báo chí thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.
(CLO) Với tiềm năng phát triển dài hạn và là vùng trũng về giá, thị trường BĐS Quy Nhơn đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư từ các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội và cả dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.