Thượng tướng Nguyễn Tân Cương: Xây dựng Luật Phòng thủ dân sự xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Thứ ba, 01/11/2022 20:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nêu rõ, việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và các biện pháp áp dụng được kiểm nghiệm hiệu quả qua thực tiễn. Đặc biệt, trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua, các biện pháp cách ly xã hội, giãn cách xã hội đã phát huy hiệu quả.

Chiều 1/11/2022, trong phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Bình Dương đã thay mặt cơ quan soạn thảo phát biểu làm rõ thêm một số nội dung của dự án Luật Phòng thủ dân sự.

thuong tuong nguyen tan cuong xay dung luat phong thu dan su xuat phat tu yeu cau thuc tien hinh 1

Quang cảnh phiên thảo luận tổ.

Cần có pháp luật điều chỉnh, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của phòng thủ dân sự

Theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, phòng thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ đất nước, có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm sự ổn định, phát triển bình thường của xã hội và đời sống nhân dân. Để phòng thủ dân sự đạt được các mục tiêu đề ra, cần có các điều kiện, quan điểm, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện.

Đặc biệt, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cho rằng, cần có pháp luật điều chỉnh, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của phòng thủ dân sự. Quan điểm trên đã được thể chế hóa tại Khoản 1, Điều 13 Luật Quốc phòng năm 2018 và tiếp tục được Đảng ta khẳng định tại Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 30/8/2022 của Bộ Chính trị về phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Cùng với đó, việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là để thể chế hóa quan điểm của Đảng tại các nghị quyết, các chỉ thị về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng thủ dân sự. Đặc biệt, Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị đã nêu rõ yêu cầu đến năm 2025 phải xây dựng được Luật Phòng thủ dân sự. Việc xây dựng Luật cũng nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013. 

Trong khi đó, các quy định về phòng thủ dân sự có liên quan tới quyền con người, quyền công dân, nên phải được quy định bằng văn bản luật để bảo đảm quyền công dân trong quá trình thực thi các nhiệm vụ này, theo đúng quy định của Hiến pháp.

thuong tuong nguyen tan cuong xay dung luat phong thu dan su xuat phat tu yeu cau thuc tien hinh 2

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Phạm Thắng.

Đáng chú ý, theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và các biện pháp áp dụng được kiểm nghiệm hiệu quả qua thực tiễn.

"Ví dụ về phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua. Trong luật chưa có quy định về các biện pháp cách ly xã hội, giãn cách xã hội. Tuy nhiên, để phòng, chống dịch thì vẫn phải thực hiện, thực tế thì các biện pháp đó đã phát huy hiệu quả. Do vậy cần quy định biện pháp này vào luật để triển khai thực hiện", Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho biết. 

Cũng theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, các luật chuyên ngành khác cũng chưa có quy định về các kế hoạch, các chiến lược. "Tại thời điểm ở Hà Nội mới có vài trường hợp nhiễm COVID-19, Bộ Quốc phòng có tổ chức diễn tập trong thời gian ngắn nhất, công tác chuẩn bị ngắn nhất, nhưng có quy mô lớn nhất. Tất cả các đơn vị trong toàn quân đều tổ chức diễn tập với kịch bản có khoảng 30.000 người nhiễm COVID-19. Sau đó, các địa phương cũng vận dụng các kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng diễn tập để áp dụng phòng, chống dịch tại địa phương. Những kế hoạch, chiến lược này chưa được quy định trong luật nên cũng cần được quy định trong Luật Phòng thủ dân sự để triển khai thực hiện có hiệu quả”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói.

thuong tuong nguyen tan cuong xay dung luat phong thu dan su xuat phat tu yeu cau thuc tien hinh 3

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lắng nghe ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội.

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật có tính khả thi cao

Theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho biết, dự thảo Luật Phòng thủ dân sự quy định rất rõ, hoạt động phòng thủ dân sự bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ người dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cho biết, có ý kiến cho rằng chỉ nên đưa thảm họa vào phạm vi điều chỉnh của luật. Tuy nhiên, thảm họa và sự cố không tách rời nhau, khi sự cố không được khắc phục kịp thời thì sẽ xảy ra thảm họa. Vì vậy cần đưa cả hai nội dung thảm họa và sự cố vào phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng thủ dân sự.

“Khi sự cố xảy ra ở mức độ thông thường, lúc này, do các lực lượng chuyên trách thuộc chức năng, nhiệm vụ của các luật chuyên ngành quy định. Nghĩa là khi xảy ra những sự cố bình thường thì sẽ thực hiện theo các luật chuyên ngành đã có”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương giải thích.

Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cũng cho biết, khi vượt quá khả năng xử lý của các lực lượng chuyên ngành, chuyên trách thì các cấp chính quyền căn cứ vào 4 yếu tố: Phạm vi ảnh hưởng, khả năng lan rộng của thảm họa, sự cố; đặc điểm địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn chịu ảnh hưởng bởi thảm họa, sự cố; diễn biến khả năng gây thiệt hại và thiệt hại của thảm họa, sự cố; khả năng ứng phó với thảm họa, sự cố của chính quyền địa phương và các lực lượng tham gia phòng thủ dân sự. Trên cơ sở 4 tiêu chí đó để xác định cấp độ phòng thủ tương ứng. Từ đó, các cấp chính quyền địa phương triển khai biện pháp tương ứng.

“Như vậy, phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành; không chồng lấn với các luật chuyên ngành khác có liên quan; đồng thời có tính khả thi cao”, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nêu rõ.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

Nhiều quận, huyện chậm giải quyết kiến nghị của người dân qua ứng dụng iHanoi

(CLO) Theo danh sách công bố của Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, có nhiều quận, huyện chưa xử lý phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua ứng dụng iHanoi.

Tin tức
'Quốc hội trẻ em' lần thứ 2 sẽ thảo luận về phòng, chống bạo lực học đường và tác hại của chất kích thích

'Quốc hội trẻ em' lần thứ 2 sẽ thảo luận về phòng, chống bạo lực học đường và tác hại của chất kích thích

(CLO) Từ ngày 27-29/9 tới đây, Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ 2 sẽ diễn ra tại Hà Nội. Phiên họp sẽ có các phiên thảo luận toàn thể, thảo luận tổ, chất vấn và khép lại với việc thông qua Nghị quyết phiên họp.

Tin tức
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La

(CLO) Ngày 23/9, Đoàn kiểm tra số 1352 của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.

Tin tức
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các huyện miền núi

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các huyện miền núi

(CLO) Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, chiều 23/9, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các huyện miền núi.

Tin tức
Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tin tức