Tích cực xây dựng thương hiệu “Sa Pa sạch - văn minh - thân thiện”

Thứ ba, 29/12/2020 13:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trải qua 1 năm đầy biến động trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước và thế giới, thị xã Sa Pa với bộ máy chính quyền mới đã có những chỉ đạo kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh tế, xã hội, đảm bảo cuộc sống của người dân.

Năm 2020 – một năm đầy biến động và thử thách

Năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện về đích các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã khóa XXII, nhiệm kỳ 2015-2020, kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm giai đoạn 2016-2020, cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết 767/NQ-UBTVQH 14 ngày 11/09/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Ngay từ đầu năm 2020, với bộ máy chính quyền mới, con người mới, mặc dù có những thuận lợi nhất định nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Từ tháng 2/2020 đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống - xã hội. Thị xã Sa Pa là địa bàn du lịch nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao, bởi vậy mà lượng khách đến Sa Pa giảm sâu, có những thời điểm dừng đón khách gây thiệt hại lớn về kinh tế, sản xuất, kinh doanh; thu ngân sách sụt giảm, lao động mất việc…

Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị, các xã phường đã chủ động tích cực, quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch và được đánh giá cao. Đồng thời UBND thị xã đã chủ động triển khai các biện pháp kích cầu du lịch sau khi tình hình dịch bệnh ổn định với phương châm vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Với những hành động cụ thể, cuối năm 2020 kinh tế - xã hội thị xã Sa Pa đã có nhiều khởi sắc, lượng khách du lịch bắt đầu tăng, các ngành sản xuất bắt đầu phục hồi.

Nằm trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước nhưng tình hình tăng trưởng kinh tế của thị xã Sa Pa năm 2020 vẫn đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn thị xã Sa Pa ước tính đạt 3,28% (bằng 27%) so với năm 2019. Trong đó, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 18,15%, công nghiệp và xây dựng chiếm 31,6%, thương mại – dịch vụ chiếm 50,26%. Ước tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 70,93 triệu đồng (giảm 4,15 triệu đồng so với năm 2019). Ước thu nhập bình quân đầu người đạt 36,23 riệu đồng/người/năm (giảm 0,85 triệu đồng so với năm 2019). Thu nhập bình quân 10 xã khu vực nông thôn đạt 30,43 triệu đồng/người/ năm, tăng 4,22 triệu đồng/người/xã so với năm 2019. Sau khi thị xã Sa Pa được thành lập, đồng thời kiện toàn bộ máy sau Đại hội Đảng bộ thị xã, Thường trực UBND thị xã đã thường xuyên đi cơ sở nắm bắt tình hình, kịp thời đánh giá khó khăn, tồn tại để đưa ra giải pháp chỉ đạo, điều hành kịp thời tháo gỡ cho cơ sở. Đảm bảo ổn định tình hình, ổn định bộ máy chính quyền, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thị xã Sa Pa đề ra mục tiêu từ nay đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của địa phương 14,5%/năm; đến năm 2025, thu nhập bình quân của người dân đạt 85 triệu đồng (gấp 2 lần hiện nay); giá trị sản phẩm tính trên 1 ha đất sản xuất hoặc nuôi thủy sản đạt 160 triệu đồng/năm; tổng lượng khách du lịch đến Sa Pa đạt 5,8 triệu lượt người, doanh thu từ du lịch đạt 27.000 tỷ đồng. Nắm bắt thời cơ, vận hội, khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế là yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc thị xã Sa Pa trong thời gian tới. Phát triển đồng bộ, toàn diện không có nghĩa là dàn trải, thị xã Sa Pa tiếp tục xác định hướng phát triển kinh tế chủ đạo là: Lấy du lịch - dịch vụ - thương mại làm trung tâm, chọn sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới là nền tảng.

Sa Pa trong mây. Lê Việt Khánh.

Sa Pa trong mây. Lê Việt Khánh.

Tích cực xây dựng thương hiệu “Sa Pa sạch – văn minh – thân thiện”

Sa Pa được biết đến là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa đặc sắc và khí hậu đặc trưng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, các hoạt động du lịch dịch vụ của Sa Pa ngày càng phát triển và đạt được những con số ấn tượng.

Vài năm trước, du khách nhiều người sợ trở lại Sa Pa vì cảnh chèo kéo, đeo bám du khách. Nhưng từ khi du lịch được đầu tư bài bản, bà con có công ăn việc làm ổn định ở những khu du lịch như Sun World Fansipan Legend, những khách sạn đẳng cấp như Hotel De la Coupole, Silk Path…, cái cảnh khách bị tứ phía bủa vây bởi các em nhỏ, người già, phụ nữ bán hàng rong đã bớt đi rất nhiều. Không thể phủ nhận, những khu du lịch hay khách sạn, với rất nhiều lao động là người bản địa, đã góp phần nào cải thiện đời sống của người dân nơi đây và dần định hình một cách làm du lịch văn minh cho Sa Pa.

Riêng năm 2019, Sa Pa đón gần 3,3 triệu lượt khách với tổng doanh thu đạt 9.300 tỷ đồng. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Sa Pa đang dần được hoàn thiện, các dịch vụ du lịch ngày càng phong phú với 677 cơ sở lưu trú (gần 9.000 phòng), 23 đơn vị kinh doanh lữ hành, 290 cơ sở kinh doanh ăn uống cùng với trên 1.000 điểm bán hàng phục vụ du khách.

Để xây dựng thị xã Sa Pa ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng tầm Khu du lịch quốc gia mang tầm quốc tế, thị xã Sa Pa đã và đang nỗ lực chung tay để làm mới Sa Pa, để Sa Pa tươi đẹp hơn bằng môi trường cảnh quan, bằng chất lượng dịch vụ, bằng sự an toàn của du khách, bằng chương trình ứng xử văn minh du lịch và đặc biệt bằng việc triển khai chiến dịch thi đua: Toàn dân chung tay xây dựng thương hiệu “Sa Pa sạch – văn minh – thân thiện”.

Toản cảnh đỉnh Fansipan.

Toản cảnh đỉnh Fansipan.

Chiến dịch được triển khai thực hiện sẽ huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân Sa Pa với mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và hình thành nền nếp của mỗi người dân trong việc dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng cây, trồng hoa tái tạo cảnh quan, phát huy truyền thống tốt đẹp trong giao tiếp và kinh doanh của người Sa Pa; đảm bảo phát triển du lịch Sa Pa theo hướng du lịch xanh, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội như mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXIII đã đề ra.

Với những diễn biến của năm 2020, năm 2021 được dự báo vẫn là năm đầy thách thức. Bởi vậy, thị xã Sa Pa đã xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn liền và đồng bộ với công tác phòng chống dịch Covid-19, chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống, phấn đấu tăng trưởng kinh tế trên 7,5%. Khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, nông nghiệp; khai thác, huy động tốt nguồn lực đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Phát triển kinh tế, gắn với các biện pháp đảm bảo an ninh xã hội, giảm nghèo bền vững. Đổi mới giáo dục đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao… Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông. Tích cực xây dựng thương hiệu “Sa Pa sạch – văn minh – thân thiện”.

PV

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa