Tích hợp chính sách, phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Thứ ba, 26/11/2019 22:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 đã tích hợp các chính sách trở thành một chương trình mục tiêu Quốc gia, đầu tư phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: quochoi.vn

Chiều 26/11, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

Dự Hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và đại diện các Tổ chức quốc tế, Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam...

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, với 89,44% đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đây là lần đầu tiên, Quốc hội Việt Nam ban hành một Nghị quyết tổng thể về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tích hợp chính sách đồng bộ, thống nhất, thu gọn đầu mối quản lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng; phát huy vai trò, chức năng của cơ quan công tác dân tộc; bảo đảm và nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư; ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho địa bàn đặc biệt khó khăn, nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thay mặt Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã trình bày dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; đồng thời cho biết sau hội nghị, bản dự thảo sẽ được hoàn chỉnh, xin ý kiến các thành viên Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định để ban hành chính thức.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định việc ban hành Nghị quyết về nội dung quan trọng này là một quyết định đúng chủ trương, đường lối của Đảng, đúng Hiến pháp; tiếp tục thực hiện lời dặn của Bác Hồ đối với công tác dân tộc nhất là dân tộc thiểu số, vùng rẻo cao, miền núi, biên giới, khu căn cứ cách mạng, để ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, từng bước vững chắc để miền núi tiến kịp miền xuôi, đồng bào ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Việc Quốc hội có chủ trương cùng Chính phủ hệ thống, tích hợp lại các chính sách đã ban hành nhằm tập trung trong đầu tư phát triển, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, phân tán, hiệu quả thấp.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện nay, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số không phải là ít. Sau khi rà soát có đến 118 chính sách, nhưng lại không tập trung, mà nằm rải rác ở các lĩnh vực, các bộ, ngành, chương trình, đề án. Đây là dịp để tích hợp 118 chính sách trở thành một chương trình mục tiêu Quốc gia, đầu tư phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

Vì thế, Nghị quyết đã chỉ rõ các chỉ tiêu, trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên, mục tiêu của chương trình này được ban hành tránh chồng chéo, trùng lắp, thất thoát, lãng phí và minh bạch cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đây cũng là một nội dung thiết thực thực hiện Bộ công cụ tự đánh giá thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững mà Liên Hợp quốc và Liên minh nghị viện thế giới đã xác định, chọn Việt Nam làm điểm.

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: quochoi.vn

Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh sự quan tâm với trách nhiệm cao của các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chuẩn bị để Quốc hội thông qua Nghị quyết về một nội dung quan trọng, lịch sử.

Điều này cũng khẳng định, Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện có trách nhiệm việc phát triển bền vững cả ba trụ cột: phát triển kinh tế - xã hội bình đẳng, công bằng và môi trường được bảo vệ. Trong đó, coi trọng vai trò quyết định, giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đồng hành cùng Chính phủ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm nguyên tắc công bằng - đoàn kết - tương trợ giúp nhau cùng phát triển trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ sớm hoàn thiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật sớm đi vào thực tiễn, hướng dẫn các bộ, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc hội. 

PV

Tin khác

Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng từ các đối tác sản xuất và cung ứng bán dẫn

Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng từ các đối tác sản xuất và cung ứng bán dẫn

(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhân lực là một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của các đối tác, xúc tiến thu hút đầu tư, phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng bán dẫn.

Tin tức
TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh trong giai đoạn 2024-2025

TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh trong giai đoạn 2024-2025

(CLO) Mới đây, UBND TP đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2024 - 2025.

Tin tức
Không để lạm dụng chính để trục lợi trong xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT

Không để lạm dụng chính để trục lợi trong xử lý khó khăn, vướng mắc dự án BOT

(CLO) Về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các giải pháp đề xuất phải theo hướng có lợi cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm chặt chẽ và minh bạch, không để xảy ra tình trạng lạm dụng chính để trục lợi.

Tin tức
Hà Nội lập tổ công tác xác định năng lực kinh nghiệm nhà đầu tư

Hà Nội lập tổ công tác xác định năng lực kinh nghiệm nhà đầu tư

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác xác định yêu cầu cũng như đánh giá sơ bộ về năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Tin tức
Hà Nội tăng cường quản lý, giám sát kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

Hà Nội tăng cường quản lý, giám sát kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và casino

(CLO) Công an Thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra đột xuất khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm quy định về đối tượng được phép chơi, về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tin tức