(CLO) Được nhận định là một trong những quốc gia có tiềm năng sử dụng địa nhiệt để sản xuất năng lượng sạch nhưng theo đánh giá của ông Phạm Mạnh Thắng - thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khả năng Việt Nam có thể sản xuất điện từ địa nhiệt vẫn chưa cao.
[caption id="attachment_61014" align="aligncenter" width="480"]
Những nhà máy điện địa nhiệt có quy mô lớn và hiện đại vẫn còn là giấc mơ lớn của Việt Nam - Ảnh minh họa[/caption]
Hiện, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa nên nhu cầu điện đang trở thành thách thức lớn bởi nhu cầu cung cấp điện của Việt Nam hiện nay gấp 2 lần GDP của cả nước. Và lời giải cho bài toán sản xuất điện hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào thủy điện, nhiệt điện than, phong điện hay mới đây là biogas và rác thải chất rắn từ sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, trước dự báo Việt Nam sẽ chính thức phải nhập khẩu than từ năm 2017 vì trữ lượng than tại các mỏ than hiện nay đã gần cạn kiệt khiến ưu thế về "giá thành rẻ" của nhiệt điện than của Việt Nam sẽ không còn. Địa hình gồm nhiều các con sông nhỏ với tổng cộng 2.200 dòng sông, lượng mưa vào khoảng 1.800mmm/năm của thủy điện cũng không đủ đáp ứng. Thời gian qua, do sản lượng gạo tăng khiến lượng vỏ chấu phục vụ biogas cũng vì thế mà tăng lên... Tất cả vẫn đều không đủ để đáp ứng nhu cầu điện của kinh tế đất nước.
Trước hàng loạt những vấn đề đó, các chuyên gia trong ngành sản xuất điện đã phải loay hoay đi tìm nguồn cung ứng điện năng mới để giải đáp cho bài toán hóc búa này thì câu trả lời chính là địa nhiệt.
[su_column size="1/3"][su_note note_color="#f6dbf2"]
Ước tính riêng tại Mỹ, sản lượng điện được sản xuất từ nguồn địa nhiệt cho phép nước này tiết kiệm được tới 80 triệu thùng dầu mỗi năm. Chỉ tính riêng năm 2003, Mỹ đã sản xuất được 34.880 GWh điện từ các nguồn năng lượng địa nhiệt. Từ năm 2013, tỉnh Quảng Trị vừa cấp phép đầu tư cho Dự án xây dựng nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên tại Đakrông với công suất 25MW. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khá khiêm tốn khi so sánh với công suất thống kê được từ Mỹ.[/su_note][/su_column]
Với nguồn lực được cho là "không bao giờ cạn kiệt" và vô cùng thân thiện với thiên nhiên, môi trường và cuộc sống của con người, địa nhiệt được đưa vào khai thác "triệt để" để tạo ra điện phục vụ cho sản xuất và cuộc sống của con người tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Iceland, Vương Quốc Anh và đặc biệt là tại Philippines - quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất điện từ địa nhiệt lớn thứ 2 trên thế giới.
Về phía Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có tiềm năng địa nhiệt thuộc tầm trung bình thế giới với khoảng 264 nguồn, suối nước nóng có nhiệt độ trung bình từ 70 -100 độ C ở độ sâu khoảng 3km, phân bố tương đối đều trên cả nước nên có thể cho phép sử dụng rộng rãi ở hầu hết các địa phương cũng như tỉnh, thành.
Nhận thấy lợi ích và ý nghĩa to lớn của địa nhiệt, Chính phủ đã cho tiến hành khai thác tại 5 khu vực có lượng suối nước nóng cao bao gồm tỉnh Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum, Khánh Hòa. Nhưng theo đánh giá của ông Thắng, các nguồn suối này lại tập trung trong rừng nên rất khó tiếp cận. Quá trình khai phá rừng tại các khu vực này cũng đã tiêu tốn một lượng vốn lớn kèm theo là chi phí lắp đặt mạng lưới truyền tải điện ra các thành phố, thị xã, thị trấn lân cận... "Đây là vấn đề lớn đối với Việt Nam".
Nhiều DN Việt Nam dù khá "hứng thú" với công nghệ sản xuất điện thân thiện nay nhưng tỏ ra khá lo lắng và băn khoăn về giá thành điện sản xuất theo mô hình này có khả năng sẽ cao hơn giá thành điện sản xuất từ các mô hình "phổ biến" hiện nay cộng thêm chi phí đầu tư cho trang thiết bị, dây chuyền sản xuất đều có "độ chênh" rất lớn.
Trước thông tin về tính "độc quyền" trong cung ứng điện sẽ không còn nữa, nhiều doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN nhỏ và vừa đã bắt đầu tiến hành hợp tác, liên kết sản xuất với các công ty chuyên về sản xuất thủy điện của Cộng hòa Séc.
Ông Đoàn Duy Khương – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã đánh giá rằng, trong nhiều cuộc hội thảo với DN đến từ Cộng hòa Séc, DN Việt Nam đều thể hiện sự thiện chí thảo luận và đẩy mạnh khả năng hợp tác với DN Cộng hòa Séc trong chuyển giao công nghệ sản xuất thủy điện.
Và trước xu hướng này, địa nhiệt Việt Nam dù được đánh giá là có nhiều tiềm năng cùng với đó là sự quan tâm của Chính phủ trong tiến hành khai thác nhưng tiềm lực để vận hành và sản xuất điện từ nguồn năng lượng không bao giờ cạn kiệt này vẫn còn một "lỗ thủng" khá lớn chưa thể lấp đầy.
Quỳnh Liên