Vốn hóa thị trường tiền mã hóa đã giảm xuống còn 210 tỷ USD, chỉ bằng 2% giá trị toàn cầu của vàng. Ảnh: Getty.
FSB – một cơ quan quốc tế bao gồm 68 tổ chức quốc tế như Ngân hàng trung ương, Cơ quan giám sát và các Bộ tài chính, nơi chuẩn bị các đề xuất cho hệ thống tài chính toàn cầu, đã xuất bản một tài liệu có tên là "Thị trường tài sản tiền số: Các kênh tiềm năng cho các tác động vào sự ổn định tài chính trong tương lai".
Theo báo cáo, các ngân hàng nhìn thấy không có nguy cơ đáng kể nào trong tiền mã hóa, tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa vào lúc cao điểm đạt 830 tỷ USD và từ đó đã giảm xuống còn 210 tỷ USD, chỉ bằng 2% giá trị toàn cầu của vàng. Tuy nhiên, dù là vậy, FSB vẫn thúc giục các nhà quản lý nên theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường tiền mã hóa. Đồng thời, FSB cũng đưa ra một cảnh báo về các hành vi thao túng giá có thể có liên quan đến tiền số: "Tính thanh khoản, quyền sở hữu tập trung, cấu trúc thị trường bị phân mảnh và các vấn đề khác cũng làm cho các tài sản kỹ thuật số có khả năng dễ bị thao túng giá."
Ngoài ra, cơ quan quốc tế này còn nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp tiền số đã đặt ra một số câu hỏi về chính sách, chẳng hạn như bảo vệ người tiêu dùng và nhà đầu tư.
Trước đó vào tháng 7, FSB đã báo cáo với các Bộ trưởng tài chính G20 và các Thống đốc ngân hàng trung ương rằng các đồng tiền mã hóa sẽ cần theo dõi chuyên sâu do sự phát triển nhanh chóng của thị trường, mặc dù chúng không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào vào lúc này.
Vào tháng 5, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cho biết họ không thấy rủi ro từ tiền mã hóa liên quan đến sự ổn định tài chính của thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, IMF chỉ ra rằng chúng có thể đặt ra một số mối đe dọa nếu chúng trở nên phổ biến hơn mà không có quy định để kiểm soát.
Tú Linh/Theo Cointelegraph