(CLO) Đa phần các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ tư thục có quy mô nhỏ, vốn ít, phải thuê mặt bằng. Hơn 3 tháng nay không có nguồn thu nên đứng trước nguy cơ giải tán cơ sở.
Áp lực tiền thuê mặt bắng với cơ sở giáo dục mần mon tư thục
Đã 3 tháng nay các cơ sở giáo dục mầm non tư thục không có khoản thu nào. Các trường buộc cắt lương để giảm nguồn chi. Tuy nhiên, còn đó tiền mặt bằng, tiền đóng bảo hiểm xã hội cùng nhiều khoản chi khác để vệ sinh trường học đang là gánh nặng thách thức sự tồn tại của các cơ sở giáo dục này.
Cô Trần Ngọc Nhung, chủ cơ sở mầm non Thỏ Trắng (Đống Đa, Hà Nội) được chủ nhà giảm hẳn 50% chi phí thuê mặt bằng. Cô Nhung phấn khởi: “Trong bối cảnh dịch Covid-19, chủ nhà chủ động giảm 50% tiền nhà là sự động viên này rất kịp thời”. Giống như cô Nhung, cô Hà chủ cơ sở mầm non Bé Yêu (Ba Đình, Hà Nội) được chủ nhà giảm cho 30% tiền thuê nhà trong các tháng có dịch Covid-19.
Theo cô Dương Thi Nho thì tiền mặt bằng quyết định sự tồn tại hay không của các cơ sở mầm non, nhóm trẻ tư thục (ảnh TL).
Không may mắn như cô Nhung, cô Hà nhiều trường hợp đã buộc giải tán cơ sở, rao bán đồ dùng dạy học vì không đủ tiền để trang trải chi phí. Nhiều trường hợp đi không được, ở không xong. Tâm sự với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, cô giáo Nguyễn Tú Hoa (Hà Nội) chủ của hai cơ sở mầm non cho biết, tiền mặt bằng hàng tháng cô phải trả lên đến 24 triệu đồng. Nếu bình thường thì cô phải nộp 3 tháng tiền nhà. Tuy nhiên vì không có nguồn thu, đến nay cô không biết vay mượn đâu để trả tiền mặt bằng.
Cô đã trao đổi với chủ nhà về việc trả lại mặt bằng nhưng không được đồng ý. Chủ nhà không cho cô chuyển đi. “Giờ đi không được, ở không xong” cô Hoa nói như muốn khóc. Nếu giải tán cơ sở sau này xin thành lập mới càng phức tạp hơn. Thủ tục để thành lập một cơ sở mầm non tư thục phải qua nhiều khâu, rất mất nhiều thời gian.
Đã nhiều tháng nay, các cơ sở nhà trẻ tư thục đóng cửa không đón trẻ (ảnh minh họa - Minh Triết).
Cùng chung cảnh ngộ, cô Lê Thanh Bé, chủ của 3 cơ sở mầm non ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Tiền thuê nhà mỗi cơ sở 70 triệu đồng/tháng. Nhiều lần cô tìm cách thương lượng với chủ nhà, nhưng chưa có kết quả. “Sự chia sẻ của chủ nhà lúc này là vô cùng quý giá”. Cô Bé đã khó, bạn của cô còn khó khăn hơn khi mới đầu tư hai cơ sở mầm non ở Khu đô thị Thành phố Tương lai (Bắc Từ Liêm), tiền mặt bằng hàng tháng một cơ sở 100 triệu đồng, tiền đầu tư gần 2 tỉ đồng nhưng từ Tết đến nay không tuyển sinh được.
Giáo dục tư thục cần sự hỗ trợ từ các chủ cho thuê mặt bằng
Cô Dương Thị Nho, chủ của hệ thống trường mầm non tư thục Bé Thông Minh (Bắc Từ Liêm) cho biết, để các cơ sở mần non tư thuc tồn tại được trong đại dịch như này thì điều cần thiết nhất là được chủ nhà chia sẻ về vấn đề thuê sàn hoặc thuê mặt bằng, thuê nhà. Đây là vấn đề quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của cơ sở mầm non tư thục. Ngoài ra, các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi hoặc giảm lãi suất. Được nhận gói hỗ trợ thất nghiệp trong thời gian tạm dừng hoạt động.
Qua tìm hiểu, có thể thấy chi phí cố định tốn kém nhất của các doanh nghiệp giáo dục hiện giờ là tiền thuê địa điểm. Vì chiếm từ 20-35% chi phí hoạt động của một doanh nghiệp giáo dục. Nếu doanh nghiệp giáo dục bị đổ vỡ thì đây là một trong những nguyên nhân chính. Do đó, bên cạnh các chính sách hỗ tợ của nhà nước thì cần thiết sự chung tay của cả xã hội trong đó có các chủ cho thuê mặt bằng. Đối với các cô hiện nay, một sự hỗ trợ dù nhỏ cũng là một nguồn động viên rất lớn để vượt qua gia đoạn khó khăn này.
Giáo dục mầm non tư thục đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách (ảnh minh họa - Minh Triết).
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng thông tin, dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến phức tạp, khó lường đã tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội, lĩnh vực GD&ĐT cũng không nằm ngoài tác động đó. Theo ước tính của ngành Giáo dục, riêng chi phí lương cho 103.863 cán bộ quản lý, giáo viên ngoài công lập theo mức lương bình quân tối thiểu vùng là 400 tỷ/tháng; chi phí thuê mặt bằng của 3.702 cơ sở giáo dục ngoài công lập từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến cao đẳng sư phạm, đại học cũng từ 450-500 tỷ đồng/tháng.
Ngoài ra, còn các chi phí cho công tác tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh trong nhiều tháng qua và các chi phí khác chưa thống kê hết được. Trên cơ sở thống kê, rà soát những khó khăn, thiệt hại và kiến nghị, đề xuất của các cơ sở giáo dục, ngày 18/3/2020, Bộ đã có văn bản báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục quốc dân.
Cụ thể, miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán, nộp các khoản thuế năm 2019 và miễn các khoản thuế phát sinh trong quý 1 và 2 năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập. xét trợ cấp, miễn bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong quý 1 và 2 năm 2020. Đề xuất gói tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất 0% áp dụng cho đối tượng là các cơ sở giáo dục ngoài công lập vay với mục đích duy trì hoạt động thường xuyên nhằm có nguồn vốn chi trả hoạt động và lương để người lao động yên tâm công tác, tiếp tục có động lực, niềm tin đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà.
Đồng thời xem xét hỗ trợ chi phí vệ sinh phòng dịch, tiêu độc, khử trùng đối với toàn bộ các cơ sở giáo dục để giảm các chi phí phát sinh trong công tác phòng, chống bệnh Covid-19 và bổ sung nguồn hỗ trợ các Sở GD&ĐT tổ chức xây dựng bài giảng điện tử, trực tuyến dùng chung.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.