(CLO) Trong giai đoạn khó khăn kinh doanh thua lỗ, dòng tiền kinh doanh âm 591 tỷ, Vocarimex (VOC) vẫn quyết trả cổ tức đặc biệt tỷ lệ 100%. Người hưởng lợi nhiều nhất chính là Tập đoàn KIDO khi nắm 87,3% vốn điều lệ tại đây.
Lần đầu tiên Vocarimex (VOC) kinh doanh thua lỗ trong 12 năm trở lại đây
Dựa trên kết quả báo cáo tài chính năm 2022, Vocarimex (VOC) hay còn gọi là Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam đã ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.613,1 tỷ đồng. Doanh thu này tuy vẫn chưa hồi phục về ngưỡng bằng năm 2020 nhưng đã tăng 7,8% so với năm 2021.
Tuy vậy nhưng do giá vốn tăng cao, lợi nhuận gộp của Vocarimex đã ghi nhận âm 134,5 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong hoạt động kinh doanh, Vocarimex cũng đã ghi nhận lỗ 64,6 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc công ty đang rơi vào tình trạng càng kinh doanh càng thua lỗ sâu.
Vocarimex (VOC) kinh doanh thua lỗ, dòng tiền âm hàng trăm tỷ đồng vẫn quyết chi hơn 1.000 tỷ trả cổ tức cho Tập đoàn KIDO (Ảnh TL)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty cũng ở mức âm 45,6 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này, có thể thấy rằng năm 2022 là năm đầu tiên mà Vocarimex phải ghi nhận lỗ kể từ năm 2010 trở lại đây. Vốn chủ sở hữu của công ty cũng đồng thời giảm chỉ còn 1.331,7 tỷ đồng, sụt giảm tới 12,9% so với năm 2021.
Đây cũng đồng thời là mốc thời điểm mà vốn chủ sở hữu của Vocarimex giảm mạnh nhất kể từ năm 2015 trở lại đây, đủ để thấy lượng tài sản trong vốn chủ của đơn vị này đã bị ảnh hưởng như thế nào sau kết quả kinh doanh bết bát năm 2022.
Dòng tiền kinh doanh âm 591 tỷ, nợ ngắn hạn tăng 3,4 lần chỉ trong 1 năm
Tình hình kinh doanh năm 2022 của Vocarimex còn được thể hiện rõ hơn trong bảng cân đối kế toán của đơn vị này. Theo đó thì tổng tài sản của Vocarimex trong năm 2022 ghi nhận ở mức 1.992,1 tỷ đồng, tăng 11,3% so với thời điểm đầu năm.
Đáng chú ý trong đó là dù tài sản tăng lên nhưng vốn chủ sở hữu lại giảm từ 1.529,2 tỷ đồng xuống chỉ còn 1.331,7 tỷ đồng. Phần tài sản tăng thêm chiếm một phần rất lớn là do vay nợ mà có. Chỉ tiêu tài chính về nợ vay ngắn hạn của Vocarimex trong năm 2022 đã tăng một cách nhanh chóng từ 149,9 tỷ đồng đầu năm 2022 lên mức 513,1 tỷ đồng vào cuối năm.
Như vậy, có thể thấy rằng chỉ trong 1 năm, nợ vay ngắn hạn của đơn vị này cũng đã tăng tới 3,4 lần. Nợ vay dài hạn không biến động nhiều, vẫn chỉ ở mức 7 tỷ đồng.
Một điểm đáng chú ý nữa đó là ghi nhận dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vocarimex cũng cho thấy tình trạng không tốt trong sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới 591,5 tỷ đồng.
Chỉ tiêu về tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2022 cũng chỉ còn 66,5 tỷ đồng, giảm tới 278,8 tỷ đồng trong năm 2022. Đây cũng là năm mà Vocarimex có mức dự trữ tiền mặt thấp nhất trong 4 năm trở lại đây.
Dòng tiền âm, kinh doanh thua lỗ, 1.000 tỷ đồng trả cổ tức cho KIDO lấy từ đâu?
Trong đại hội cổ đông bất thường của Vocarimex diễn ra vào ngày 5/1/2022, Vocarimex đã thông báo về phương án thoái vốn tại Công ty TNHH Calofic. Theo đó thì công ty sẽ thoái 24% cổ phần Calòic cho đối tác Siteki Investment với giá trị chuyển nhượng là gần 2.158 tỷ đồng.
Sau khi thoái vốn khỏi Calofic, Vocarimex đã dự định lên phương án trả cổ tức đặc biệt cho cổ đông với tỷ lệ lên tới 100%. Theo kết quả kinh doanh phía trên, có thể thấy rằng Vocarimex đã có một năm kinh doanh vô cùng bết bát nên nguồn tiền trả cổ tức đặc biệt này sẽ chủ yếu đến từ việc bán cổ phần tại Calofic.
Với phương án chi trả cổ tức trên, dự kiến Vocarimex phải chi 1.218 tỷ đồng trả cổ tức đặc biệt cho các cổ đông. Đáng chú ý trong đó, Tập đoàn KIDO đang sở hữu 87,3% cổ phần của Vocarimex, tương ứng với số cổ tức nhận sẽ là khoảng 1.063,3 tỷ đồng.
Một điều khá tình cờ đó là Tập đoàn KIDO (KDC) cũng từng lên phương án chi trả cổ tức đặc biệt tỷ lệ 50% cho cổ đông của mình. Với 257 triệu cổ phiếu đang phát hành, dự kiến KIDO sẽ phải chi 1.300 tỷ đồng chi trả cổ tức đặc biệt. Từ đây, có thể thấy rằng nếu 2 phương án chia cổ tức diễn ra thành công, hơn 1.000 tỷ đồng cổ tức sẽ chảy một cách gián tiếp từ Vocarimex về túi các cổ đông của Tập đoàn KIDO.
Cần phải lưu ý đó là nguồn tiền chủ yếu đến từ hoạt động thoái vốn khỏi Calofic bởi trong năm 2022, Vocarimex kinh doanh thua lỗ, dòng tiền kinh doanh cũng âm tới 591 tỷ đồng, cho thấy rằng đơn vị này đang gặp vấn đề khá lớn để duy trì dòng tiền trong kinh doanh.
Có thể thấy rằng việc chi trả cổ tức đặc biệt với tỷ lệ lớn tới 100% trong bối cảnh Vocarimex đang kinh doanh dưới giá vốn, càng bán hàng càng lỗ là một điều hết sức rủi ro. Bởi công ty sẽ bị mất đi một nguồn tiền mặt vô cùng lớn trong khi ngay trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng có thể thấy dòng tiền kinh doanh đang âm tới 591 tỷ đồng. Người cảm thấy vui nhất trong phương án chi trả cổ tức này có lẽ chỉ là các cổ đông của Tập đoàn KIDO.
Vào đầu tháng 3 vừa qua, đồng thời cả 2 phương án chia cổ tức đặc biệt này đã bị hoãn lại. Theo phía Vocarimex thông báo thì lý do là bởi công ty chưa hoàn thiện được các thủ tục liên quan. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông báo tạm hoãn và vẫn chưa có thời gian cụ thể triển khai phương án chia cổ tức tỷ lệ tới 100% này.
(CLO) Đó là nhấn mạnh của Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 4/2025 diễn ra ngày 9/4, tại Hà Nội.
(CLO) Chiều 9/4, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam và các cơ quan báo chí trong tỉnh tổ chức tọa đàm với chủ đề “Báo chí đồng hành với quê hương, đất nước”.
(CLO) Chiều 9/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Khánh Hòa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tuyên giáo và dân vận quý I, đồng thời triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2025.
(CLO) Hội nghị giao ban báo chí chiều 9/4 tại Thái Bình đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền, tạo động lực và đồng thuận xã hội để tỉnh hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đầy thách thức trong năm 2025.
(CLO) Chiều 9/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 8-10/4.
(CLO) Tối 12 và 13/4 tới, khán giả Thủ đô sẽ có dịp đắm chìm trong không gian văn hóa đậm đà bản sắc Tây Nguyên qua hai chương trình nghệ thuật đặc sắc: “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn”.
(CLO) Những màn hoá trang, tiết mục văn nghệ thường xuyên tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang giúp các em học sinh phát triển một cách toàn diện, tránh xa các trò chơi “điện tử vô bổ” của lứa tuổi học đường.
(CLO) Trong phiên đấu giá biển số mô tô, xe gắn máy của ngày thứ 2, biển số 50AA-999.99 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trúng đấu giá vào 15h chiều (9/4) với giá cao “ngất ngưởng” 2.680 tỷ đồng.
(CLO) Công an TP Hà Nội cho biết, đã tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình (nhà từ 02 tầng trở lên, có ban công, lô gia, chuồng cọp) mở lối thoát nạn thứ 2, đến nay đã có 687.000 hộ gia đình (đạt 98,7%) mở lối thoát nạn thứ 2.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 10/4, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, gió nhẹ. Nhiệt độ dự báo ở khu vực Hà Nội ngày 10/4 khoảng 23-28 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đề cao "văn hoá thực thi" các cam kết, thoả thuận, dự án hợp tác, nhất là các dự án trọng tâm, mang tính biểu tượng, các dự án góp phần tạo xung lực mới cho quan hệ với các đối tác, thúc đẩy mở rộng, đa dạng hoá thị trường trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến mới, khó lường.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước tiếp tục đóng vai trò điều phối thúc đẩy quan hệ song phương, nghiên cứu các nội hàm hướng tới việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới.
(CLO) Thường trực Chính phủ yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu, không để liên tục "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm hoàn thành theo cam kết và xác định đây là tiêu chí để đánh giá cán bộ.
(CLO) Chiều nay (9/4), thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm nhưng mức giảm đã chậm lại hơn nhiều so với phiên sáng. Cổ phiếu họ nhà Vin tiếp tục hỗ trợ thị trường.
Trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu mới, việc tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) là cần thiết, cấp bách đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngân hàng, thực hiện tốt sứ mệnh, chức trách, nhiệm vụ được giao.
(CLO) Bà Chu Hải Yến – Phó Tổng Giám đốc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) – vừa đăng ký bán toàn bộ 15.000 cổ phiếu IDP đang nắm giữ, trong bối cảnh công ty đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 giảm hơn một nửa và chuẩn bị mua lại cổ phiếu quỹ.
(CLO) Bức tranh tài chính năm 2024 của Công ty TNHH Flamingo Hải Tiến, chủ đầu tư dự án nghỉ dưỡng Flamingo Linh Trường tại Thanh Hóa, cho thấy nhiều dấu hiệu kém khả quan với lợi nhuận sụt giảm và quy mô tài sản co hẹp đáng kể.
Với sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, hiện nay nhiều ngân hàng thương mại đã chủ động điều chỉnh hạ lãi suất cho vay và tung hàng loạt gói tín dụng ưu đãi dành cho bất động sản nhà ở. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp người dân, đặc biệt là người trẻ có cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước. Từ đó, thị trường bất động sản năm 2025 cũng tăng trưởng tích cực hơn.
Sáng ngày 05/4/2025, tại thành phố Đà Nẵng, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance – mã CK: EVF) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 960 tỷ đồng – tăng 36% so với thực hiện năm 2024.
(CLO) Phiên hôm nay (8/4), nhà đầu tư tháo chạy trong tâm lý hoảng loạn đã khiến hơn 500 mã cổ phiếu giảm giá; VN-Index mất gần 78 điểm, xuống sát mốc 1.130 điểm.
(CLO) CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) chưa hoàn thành chỉ tiêu doanh thu năm 2024 nhưng vẫn phải đứng ra bảo lãnh khoản vay quy mô lớn cho công ty con.
(CLO) Dù từng gây sốt đầu năm 2025 với đà tăng 144% trong chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu TMT của CTCP Ô tô TMT (TMT Motors) đã lao dốc hơn 30% sau khi doanh nghiệp công bố khoản lỗ kỷ lục 325 tỷ đồng và gánh nặng nợ vay gấp 5,6 lần vốn chủ. Những con số đáng lo ngại khiến tương lai chiến lược chuyển đổi sang xe điện của TMT trở nên mờ mịt.