"Tiến về Sài Gòn" và mốc son lịch sử không thể nào quên

Chủ nhật, 30/04/2017 10:06 AM - 0 Trả lời

Đã hơn 40 năm qua, cứ mỗi dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta lại được nghe một bài hát nổi tiếng, bất hủ có âm điệu cực kỳ hào sảng, hừng hực khí thế chiến thắng làm nức lòng mỗi người Việt Nam. Ta cũng như được sống lại không khí sôi động, khẩn trương ngày nào.

(NB&CL) Đã hơn 40 năm qua, cứ mỗi dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta lại được nghe một bài hát nổi tiếng, bất hủ có âm điệu cực kỳ hào sảng, hừng hực khí thế chiến thắng làm nức lòng mỗi người Việt Nam. Ta cũng như được sống lại không khí sôi động, khẩn trương ngày nào. Bài hát ra đời đã trên nửa thế kỷ mà như còn nguyên vẹn hơi thở cuộc sống, nguyên vẹn tính hiện đại, không hề cũ theo thời gian. Đó là bài “Tiến về Sài Gòn” của nhạc sĩ Huỳnh Minh Siêng - một cái tên khác cũng rất quen thuộc của Lưu Hữu Phước - nhạc sĩ nổi tiếng, đầu đàn của dòng nhạc cách mạng Việt Nam. 

Dẫu ai có vô tâm, vô cảm cũng không thể không bị lay động tâm hồn, cảm thấy rạo rực, hối thúc mỗi khi nghe những lời hát rất hào hùng: “Nơi thành đô trong ánh điện quang, tiếng nấc nghẹ câu cười. Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày. Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người…”. Ngay mở đầu bài hát, bằng những nốt nhạc hát ngắt mà không liền mạch, tác giả đã phác thảo một bức tranh u ám, tối tăm của cuộc sống người dân Sài Gòn dưới ách thống trị của bè lũ Mỹ - Ngụy. Người Việt ở Sài Gòn khi ấy bị cướp đi độc lập, tự do khiến tuy ở phố xá nguy nga có “ánh điện quang” mà vẫn “tiếng nấc nghen câu cười”. Còn ở những khu nhà tranh, ổ chuột nơi ngoại ô thì “rên xiết đêm ngày”. Và mọi người dân dù ở nội đô hay ngoại ô đều “đau đớn lầm than, bóp nghẹt tim người”. Giữa bối cảnh bao năm lầm than đó, bỗng vút lên âm điệu hào sảng như một tiếng thúc giục, tung hô thúc giục : “Sài Gòn ơi! Ta đã về đây, ta đã về đây!” Bốn tiếng “ta đã về đây” được tác giả cho hát nhắc lại một lần nữa để khẳng định sự có mặt tất yếu của đoàn quân giải phóng – “ta”- tại đô thành. Liền sau đó, bài hát nhắc nhở, kêu gọi sứ mạng thiêng liêng của đoàn quân chiến thắng: “Lướt qua nắng mưa súng bám nhịp chân đi. Quê hương kêu gọi tiến lên diệt giặc Mỹ. Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù. Tiến về Sài Gòn giải phóng thành đô. Nước nhà còn chờ. Trận cuối là trận này…”

[caption id="attachment_160835" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.[/caption]

Chính vì tác giả viết “Sài Gòn ơi! Ta đã về đây” và nhắc lại như là một điệp khúc mà nhiều người cho rằng bài hát được ra đời trong dịp tổng tiến công mùa xuân năm 1975. Nhưng sự thực không phải vậy. Hồi còn sống, có lần Lưu Hữu Phước kể: Ngay sau ngày ra đời Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (20/12/1960), ông đã nghĩ tới trong một ngày không xa, cuộc cách mạng giải phóng miền Nam sẽ thắng lợi, Sài Gòn sẽ được giải phóng nên đã thai nghén bài hát về sự kiện này. Nhưng vì bận rộn quá nhiều công việc nên mãi tới năm 1966 khi phong trào cách mạng phát triển mạnh, nhân dân nổi dậy chống lại chính quyền Ngụy ở khắp mọi nơi, ông thấy không thể trù trừ việc sáng tác. Và trong năm này, ông đã hoàn thành. Một năm sau- 1967, trong dịp trở ra miền Bắc, ông tìm gặp để đưa bài hát cho ca sỹ Quang Hưng khi đó đang cùng Đoàn văn công Quân giải phóng chuẩn bị đi biểu diễn dài ngày ở 8 nước XHCN khi ấy. Ông cùng ca sĩ tập thật nhanh để thu âm cho kịp trước khi Quang Hưng lên đường ra nước ngoài. Ông cũng đề nghị ca sĩ thu hai băng, một hát giọng Nam Bộ, một hát giọng Bắc. Rõ là Lưu Hữu Phước đã chuẩn bị cho ngày giải phóng miền Nam, quân ta sẽ tiến về Sài Gòn mà ông trù liệu diễn ra vào mùa xuân năm sau – Mậu Thân 1968.

Trở vào miền Nam, nhạc sỹ trao một băng Quang Hưng hát tiếng Nam Bộ cho nhóm chiến sĩ có nhiệm vụ chiếm Đài phát thanh Sài Gòn. Nhưng trận đánh này không thành, các chiến sĩ hy sinh, băng nhạc cũng mất theo. Băng còn lại ông cất giữ cẩn thận để sử dụng sau. Và đến mùa xuân năm 1975 lại trao cho nhóm có nhiệm vụ đánh chiếm Đài phát thanh Sài Gòn như lần trước. Lần này thì chúng ta đã thắng lợi trọn vẹn. Suốt buổi sáng ngày 30/4/1975, Đài Sài Gòn vẫn ra rả phát các bài hát tiền chiến nỉ non như Đêm đông, Con thuyền không bến, Giọt mưa thu… Bỗng đến trưa, các bài hát kia tắt ngấm. Một lúc sau, thay thế là những âm điệu cực kỳ hào hùng, rộn rã, náo nức: “Ta về quê khi ánh bình minh đang hé rạng chân trời. Ta về quê khi lũ ngoại xâm hấp hối tơi bời. Trên đường quê nghe tiếng mẹ ta đang khắc khoải mong chờ. Nào vượt lên mau bước đoàn quân giải phóng thành đô…” Những câu: “Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù” cứ lặp lại nhiều lần, dội vào người nghe cảm giác vô cùng phấn khích. Sau đó là lời đầu hàng cách mạng vô điều kiện của viên đại tướng Dương Văn Minh – Tổng thống chính quyền Ngụy.

Sau khi thu thanh xong bài hát “Tiến về Sài Gòn”, ca sĩ Quang Hưng mang luôn theo sang biểu diễn ở 8 nước XHCN. Ở đâu, ngoài những bài phù hợp khác, ông đều hát bài này, được công chúng rất tán thưởng. Tại sân khấu ở Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh (Trung Quốc), hàng vạn thính giả đã hưởng ứng nồng nhiệt. Thủ tướng Chu Ân Lai đã tặng hoa Quang Hưng và nói: “Chúc các đồng chí sớm tiến về Sài Gòn như lời bài hát”. Đêm hôm đó, ngài còn cử người đem đến tặng mỗi người một khẩu súng AK cho 50 thành viên trong đoàn. Anh em đã trao cho tùy viên quân sự của Đại sứ quán ta tại Trung Quốc để nhờ chuyển về nước. Ở Cu Ba, Quang Hưng cũng hát rất thành công bài này trong Festival do Chủ tịch Cu Ba Fidel Castro sáng lập mang tên “Ca khúc phản kháng” để phản đối cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ phát động tại Việt Nam. Tại đây, một nghệ sỹ người Anh có tên Ewan MacColl đã rất yêu thích bài “Tiến về Sài Gòn” và yêu cầu Quang Hưng dạy mình bài này. Đổi lại, anh dạy cho Quang Hưng bài “Balla Ho Chi minh” (Bài ca Hồ Chí Minh). Về nước, ông đã đi biểu diễn ở khắp nơi và thu thanh bài hát này trên Đài phát thanh TNVN, được đông đảo công chúng ưa thích.

Báo Công luận

Lưu Hữu Phước đã viết bài hát “Tiến về Sài Gòn” với tất cả tâm huyết, cảm xúc mãnh liệt nhất cộng với một trí tuệ sắc bén trong việc tiên đoán diễn biến tình thế của cách mạng. Sự ra đời bài hát này có phần giống với ca khúc “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao. Ở trường hợp sau, tác giả “Tiến quân ca” cũng đã tiên liệu ngày về tiếp quản thủ đô ngay từ khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang còn ở giai đoạn khó khăn nhất. Vậy mà Văn Cao đã viết “Trùng trùng say trong câu hát. Lấp lánh lưỡi lê sáng ngời…”“Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…” Điều này cũng khiến nhiều người tưởng bài hát được tác giả viết sau khi quân ta đã tiếp quản thủ đô. Nhưng sự thực là ông đã viết từ trước đó. Mới thấy những tác giả lớn luôn gặp nhau về tư tưởng và có sự nhạy cảm, sắc sảo để dự báo về thời cuộc. Đây cũng là một yêu cầu cần thiết đối với người sáng tác mà không phải ai cũng dễ có được.

Bài hát là một tuyệt phẩm về thể ca khúc quần chúng, mang đậm dấu ấn của một nhạc sĩ có tài năng lớn, đã để lại một tác phẩm mẫu mực, vừa có giá trị lớn lao về tư tưởng, tình cảm, vừa đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật sáng tác ca khúc- một thể loại không đòi hỏi nhiều về kiến thức âm nhạc nhưng lại cực kỳ khó trong việc thuyết phục trái tim người nghe. Những nhạc sĩ trẻ muốn theo đuổi sự nghiệp sáng tác ca khúc, đặc biệt là thể chính ca không thể không học hỏi nhiều ở Lưu Hữu Phước qua rất nhiều tác phẩm, đặc biệt là bài “Tiến về Sài Gòn”.

Đến nay, hơn 40 năm đã trôi qua. Nhưng mỗi khi nghe lại bài hát này, ta vẫn thấy còn nguyên vẹn hơi thở nóng hổi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai năm xưa. Theo thời gian, bài hát chỉ càng nâng cao thêm giá trị. Những ai từng sống những năm tháng nước sôi lửa bỏng năm xưa sẽ thấy mình như được trở lại quá khứ hào hùng, đầy kỷ niệm đẹp không bao giờ có thể quên. Còn các thế hệ hậu sinh nghe bài này sẽ hiểu được ông cha mình đã từng chiến đấu và chiến thắng như thế nào mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong hòa bình như hôm nay.

Cả nhạc sĩ viết nên bài hát và người ca sĩ đầu tiên hát bài này đều đã không còn. Nhưng tác phẩm bất hủ và giọng hát hào sảng của họ thì vẫn còn đọng lại mãi theo thời gian và nhiều thế hệ công chúng. Quả là không có phần thưởng nào xứng đáng hơn.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình San

Tin mới

Hà Nội: Triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt”

Hà Nội: Triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt”

(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước thực trạng người dân và du khách tập trung check-in tại khu vực cà phê đường tàu.

Giao thông
Gia Lai: Cưỡng chế phá dỡ Famstay xây dựng trái phép trên đất ruộng

Gia Lai: Cưỡng chế phá dỡ Famstay xây dựng trái phép trên đất ruộng

(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.

Đời sống
Chính phủ 'cởi trói' 343 dự án bất động sản 'bất động' hàng chục năm tại TP HCM

Chính phủ 'cởi trói' 343 dự án bất động sản 'bất động' hàng chục năm tại TP HCM

(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.

Bất động sản
Đề xuất nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh thành cao tốc 6 làn xe

Đề xuất nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh thành cao tốc 6 làn xe

(CLO) Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh lên cao tốc 6 làn xe theo hình thức PPP.

Giao thông
Người dân thủ đô rộn ràng vui chơi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân thủ đô rộn ràng vui chơi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

(CLO) Người dân Hà Nội rộn ràng đón kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) bằng những khoảnh khắc đáng nhớ. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp nghỉ ngơi, mà còn là thời khắc để bên cạnh người thân, vun đắp tình yêu trong mỗi mái ấm, để từ đó dệt nên sợi dây bền chặt, gắn kết trọn vẹn cả dân tộc Việt Nam.

Công luận 24H
Nghệ An: Tìm đơn vị xây dựng Trường THCS Quang Trung tại gói thầu hơn 71 tỷ đồng

Nghệ An: Tìm đơn vị xây dựng Trường THCS Quang Trung tại gói thầu hơn 71 tỷ đồng

(CLO) UBND phường Quang Trung vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường THCS Quang Trung (phường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An).

Dự án - Đầu tư
Lễ hội Đền Hùng 2025: Có 230 phóng viên, nhà báo hội tụ đưa tin

Lễ hội Đền Hùng 2025: Có 230 phóng viên, nhà báo hội tụ đưa tin

(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.

Nghề báo
Đại úy Lê Ngọc Anh - Người chiến sĩ công an tận tụy, hết lòng vì nhân dân

Đại úy Lê Ngọc Anh - Người chiến sĩ công an tận tụy, hết lòng vì nhân dân

(CLO) Đại úy Lê Ngọc Anh, Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh là một trong những người chiến sĩ công an điển hình, luôn tận tâm, hết lòng vì công tác bảo vệ an ninh trật tự và chăm lo đời sống của nhân dân. Với sự dũng cảm, nhiệt huyết và tận tụy trong công việc, anh đã trở thành một tấm gương sáng trong lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.

Đời sống
Thanh Hóa: Mời thầu 195 tỷ cho dự án mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông

Thanh Hóa: Mời thầu 195 tỷ cho dự án mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Thanh Hóa vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 9, thuộc Dự án "Mở rộng Đại lộ Đông Tây, đoạn từ Cầu Cao đến thị trấn Rừng Thông".

Dự án - Đầu tư
Nhiều người đi bộ sai quy định bị CSGT xử phạt

Nhiều người đi bộ sai quy định bị CSGT xử phạt

(CLO) Ngày 7/4, Đội CSGT An Sương (Phòng CSGT Công an TP HCM – PC08) lập biên bản xử phạt 5 trường hợp người đi bộ qua đường không đúng nơi quy định. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mỗi trường hợp vi phạm bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.

Giao thông
Bắt đối tượng mua bán gần 16 kg thuốc lắc được ngụy trang hộp mỹ phẩm, túi bánh kẹo

Bắt đối tượng mua bán gần 16 kg thuốc lắc được ngụy trang hộp mỹ phẩm, túi bánh kẹo

(CLO) Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Công an tỉnh Bình Dương đã phối hợp bắt giữ đối tượng mua bán ma tuý, thu giữ hơn 15,8 kg thuốc lắc.

Vụ án
Khai mạc Lễ hội Đền Tiên La 2025: Tôn vinh văn hóa truyền thống Thái Bình

Khai mạc Lễ hội Đền Tiên La 2025: Tôn vinh văn hóa truyền thống Thái Bình

Tối 7/4/2025 (tức mùng 10/3 âm lịch), Lễ hội Đền Tiên La tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ chính thức khai mạc vào 20h tại Tòa tiền tế Đền Tiên La, xã Đoan Hùng.

Đời sống
Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh: Tinh thần 'uống nước nhớ nguồn' lan tỏa

Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh: Tinh thần 'uống nước nhớ nguồn' lan tỏa

(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.

Đời sống văn hóa
Quỹ đất dành cho nhà ở xã hội chủ yếu nằm ở những khu vực xa trung tâm, thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ

Quỹ đất dành cho nhà ở xã hội chủ yếu nằm ở những khu vực xa trung tâm, thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ

(CLO) Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên quá trình triển khai vẫn gặp phải nhiều khó khăn.

Bất động sản
Hamas phóng loạt rocket vào Israel, Thủ tướng Netanyahu thề 'đáp trả mạnh mẽ'

Hamas phóng loạt rocket vào Israel, Thủ tướng Netanyahu thề 'đáp trả mạnh mẽ'

(CLO) Ngày 6/4, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo khoảng 10 quả rocket được phóng từ thành phố Deir al-Balah, miền trung Dải Gaza, nhắm vào các thành phố ven biển Ashkelon và Ashdod ở miền nam Israel.

Thế giới 24h
Giá vàng nhẫn lại tăng mạnh

Giá vàng nhẫn lại tăng mạnh

(CLO) Dù đang trong kỳ nghỉ lễ nhưng một số nhà vàng vẫn mở cửa bán hàng. Theo đó, giá vàng nhẫn bật tăng khá mạnh trong sáng ngày 7/4.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bình Luận

Tin khác

Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh: Tinh thần 'uống nước nhớ nguồn' lan tỏa

Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh: Tinh thần 'uống nước nhớ nguồn' lan tỏa

(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ hội bơi Đăm truyền thống tại Hà Nội

Đặc sắc lễ hội bơi Đăm truyền thống tại Hà Nội

(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

Khai mạc Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ năm 2025

(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.

Đời sống văn hóa
Rực rỡ đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2025: Khơi nguồn đế đô, lan tỏa giá trị nghìn năm

Rực rỡ đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư 2025: Khơi nguồn đế đô, lan tỏa giá trị nghìn năm

(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình truyền hình trực tiếp 'Bản trường ca hoà bình'

Đặc sắc chương trình truyền hình trực tiếp 'Bản trường ca hoà bình'

(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Đời sống văn hóa
Chuỗi sự kiện 'Như trăng trong đêm' bàn về điện ảnh Việt Nam

Chuỗi sự kiện 'Như trăng trong đêm' bàn về điện ảnh Việt Nam

(CLO) Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn".

Đời sống văn hóa
Chuôn Ngọ giữ lửa nghề khảm trai: Hành trình bền vững giữa thử thách thời đại số

Chuôn Ngọ giữ lửa nghề khảm trai: Hành trình bền vững giữa thử thách thời đại số

(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.

Đời sống văn hóa
Mỹ tục 'xông nhà' ở Nam Định chính thức là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mỹ tục 'xông nhà' ở Nam Định chính thức là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.

Đời sống văn hóa
18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

Truyền thuyết và dấu ấn lịch sử của 18 đời Vua Hùng

(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.

Đời sống văn hóa