Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII- Những câu chuyện nghề xông pha và xúc động…

Tiếp cận “Những nẻo đường... cần sa”

Thứ bảy, 22/06/2024 18:36 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhà báo Mai Tâm Hiếu và các đồng nghiệp đã tiến hành thực hiện nhiều loạt bài lớn điều tra công phu về công tác phòng chống tội phạm ma túy. Riêng “Những nẻo đường... cần sa” đã được dư luận đặc biệt quan tâm và vừa được Hội đồng Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII đánh giá cao về sự đầu tư công phu và cả những tác động sâu rộng trong xã hội… Loạt bài gióng lên hồi chuông báo động tới một số quốc gia trong khu vực về nguy cơ “xã hội hóa” chất ma túy có trong cây cần sa, góp phần cảnh báo một loại hình tội phạm mới có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, biến nước ta thành điểm trung chuyển cần sa ra thế giới.

Bài liên quan

Đương đầu… xuyên quốc gia

“Những nẻo đường... cần sa” không chỉ thể hiện sự bản lĩnh, tinh thần xông pha của người làm báo ở một lĩnh vực khó mà còn thể hiện khả năng khai thác đề tài vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia, một đất nước. Thể hiện người làm báo Việt Nam sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách mới, theo đuổi đề tài, đi đến cùng sự việc.

Nhà báo Mai Tâm Hiếu chia sẻ: “Cuối tháng 2 năm 2023, một tay “anh chị” ở Hải Phòng vốn đã nổi danh quãng 20 năm trước gọi điện chào tôi để… xuất ngoại, lý do thật khó tưởng tượng. “Tôi sang Thái Lan để trồng cần sa”, tôi hỏi “có nguy hiểm không?”, trả lời: “bên đó đã có người làm farm (trang trại), tất cả những người trồng cần có gốc Việt Nam cũng đang tập trung sang đó để nghiên cứu trồng cần. Bên đó họ cho phép rồi…”.

Ngay khi nắm bắt được thông tin này, nhà báo Mai Tâm Hiếu và các đồng nghiệp trong Ban đã bàn bạc lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch, báo cáo Ban Biên tập để được duyệt đề tài. Do tác nghiệp chủ yếu ở nước ngoài, chưa am hiểm địa bàn nên cả nhóm dành khá nhiều thời gian tìm hiểu các thông tin cả ở trong và ngoài nước trước. Nhóm đã đi dọc các tỉnh biên giới từ phía Tây Bắc vào tới An Giang, để đánh giá thực trạng, xin ý kiến các cơ quan chức năng xem có nắm bắt được thông tin về việc trồng cần sa ở các nước láng giềng không?...

tiep can nhung neo duong can sa hinh 1

Nhóm phóng viên tham quan các sản phẩm từ cần sa được bày bán trong một cửa hàng ở Bangkok. Ảnh: NVCC

Không chỉ mất nhiều chi phí khi di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau qua các quốc gia, ở mỗi đất nước nhóm gặp những khó khăn riêng. Ngoài Thái Lan, Lào, khi nhóm sang Campuchia cũng gặp không ít lần bị phát hiện, bị cản trở và xua đuổi. Trong khi đó ở Campuchia, khu vực các tỉnh biên giới tập trung khá nhiều loại tội phạm. Các đối tượng dễ dàng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, có “động” ở nước nào sẽ chạy qua biên giới sang nước khác.

Tác nghiệp ở một số đất nước khác, khó khăn không chỉ là đường đi lối lại, bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp mà là việc liên hệ tiếp cận nhân vật là những ông trùm trong giới trồng cần sa. Đã có thời điểm nhóm phải chờ đợi mất 5 ngày, qua nhiều lần hẹn mới tiếp cận được ông trùm để khai thác thông tin. Thông thường những đối tượng trồng, sản xuất loại cây này đều luôn cảnh giác với người lạ. Chỉ cần có người khác đến khu vực trồng, sản xuất, chế biến là ngay lập tức bị cản trở, đuổi đi chỗ khác, thậm chí là bị theo dõi ngược lại.

tiep can nhung neo duong can sa hinh 2

Trang trại trồng cần sa tại tỉnh Kanchanaburi (tỉnh miền trung Thailand). Ảnh: NVCC

Nhà báo Mai Tâm Hiếu kể: Khi đi sâu vào lãnh thổ các nước và qua rất nhiều mối giới thiệu, nhóm phóng viên tiếp cận được với những ông trùm, họ từ một số quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Canada,... là những người đứng đằng sau toàn bộ quá trình cấp hạt giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ cần sa. Tuy nhiên gặp được rồi việc khai thác thông tin của các đối tượng này cũng không hề dễ dàng, có đối tượng chỉ quan tâm đến bán số lượng, không chia sẻ bất cứ thông tin gì khác. Mặc dù vậy nhiều khó khăn “nơi đất khách quê người” và tác nghiệp trong bối cảnh không ít thách thức, nhưng nhóm tác giả vẫn quyết tâm thực hiện đề tài, đi đến cùng sự thật.

Linh hoạt, nhanh nhạy từng phút, trong mọi tình huống phát sinh

Ngay sau khi được đăng tải, loạt bài “Những nẻo đường... cần sa” với ngôn ngữ phóng sự điều tra đơn giản, trực tiếp, dễ hiểu đã thu hút lượng lớn độc giả. Đây cũng là loạt bài có lượt view cao kỷ lục của Báo Nhân dân, nhiều thông tin bài viết được biên tập và chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Loạt bài đã góp phần lên tiếng cảnh báo tới người dân về những nguy cơ tiềm ẩn từ tội phạm ma túy ngay khi còn ở nước ngoài. Thực tế từ loạt bài, lực lượng Công an, Biên phòng và Hải quan… đã có cách nhận biết cây cần sa này, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ mới, phù hợp nhất để ngăn chặn việc buôn lậu mặt hàng này qua các tuyến đường khác nhau.

Làm điều tra, mỗi phóng viên đều chỉ phán đoán chứ không thể biết trước được sẽ diễn ra như thế nào, quá trình đi ra sao, có cản trở gì không? Tất cả đều phải linh hoạt, nhanh nhạy từng phút, trong mọi tình huống phát sinh… “Khi chúng tôi triển khai loạt bài này, một nguyên tắc quan trọng là không được phép vi phạm pháp luật. Có thể ở một số quốc gia cho phép mua bán cần sa, nhưng khi trở về không được phép mang vào lãnh thổ đất nước mình. Ở đất nước nào phải tuân thủ pháp luật đất nước ấy, không thể mang đặc thù nghề nghiệp để thanh minh rằng đang đi làm phóng sự điều tra về lĩnh vực này mà có thể vi phạm pháp luật” - Nhà báo Mai Tâm Hiếu tâm sự.

tiep can nhung neo duong can sa hinh 3

Nhóm phóng viên tại trang trại trồng cần sa tại tỉnh Kanchanaburi (tỉnh miền trung Thailand). Ảnh: NVCC

Sau khi loạt bài được khởi đăng, phía nước bạn đã có những biện pháp siết chặt hơn trong việc trồng và sử dụng cần sa. Ở thời điểm gần nhất, tháng 2 năm 2024, Bộ Y tế Thái Lan đã có đề nghị không cho sử dụng cần sa vào mục đích thương mại, chỉ cho phép sử dụng vào mục đích y tế…

Lê Tâm

Bình Luận

Tin khác

Phó Tổng biên tập Đỗ Ngọc Thi được giao phụ trách Tạp chí Hữu cơ Việt Nam

Phó Tổng biên tập Đỗ Ngọc Thi được giao phụ trách Tạp chí Hữu cơ Việt Nam

(CLO) Sáng 19/9, Hiệp Hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam tổ chức lễ công bố quyết định giao nhiệm vụ Phụ trách Tạp chí Hữu cơ Việt Nam/Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam. Theo quyết định, Phó Tổng biên tập, nhà báo Đỗ Ngọc Thi được giao phụ trách Tạp chí Hữu cơ Việt Nam.

Nghề báo
Diễn đàn Tổng biên tập 2024: “Điểm hẹn” tìm hướng đi cho báo chí truyền thống

Diễn đàn Tổng biên tập 2024: “Điểm hẹn” tìm hướng đi cho báo chí truyền thống

(NB&CL) Đến hẹn lại lên, Diễn đàn Tổng biên tập do Báo Nhà báo và Công luận tổ chức tiếp tục hứa hẹn sẽ mang đến những câu chuyện đầy thú vị về báo chí Việt Nam trong hành trình phát triển... Khi xã hội và công chúng đặt yêu cầu nhiều hơn về vai trò, trách nhiệm của báo chí đối với đất nước, xã hội và cộng đồng, thì việc phát triển báo chí giải pháp, báo chí xây dựng, báo chí kiến tạo là xu hướng tích cực, phù hợp với sự vận động của báo chí trong giai đoạn hiện nay…

Nghề báo
Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

Đắk Lắk bồi dưỡng kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

(CLO) Ngày 18/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng công tác quản lý nhà nước về báo chí và truyền thông năm 2024.

Nghề báo
Nâng cao kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Nâng cao kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

(CLO) Ngày 18/9, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (thuộc Bộ Y tế) và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024.

Nghề báo
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường

(CLO) Ngày 18/9, Hội thảo “Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường” do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức đã được diễn ra.

Nghề báo