(CLO) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị đánh giá toàn diện diễn biến và ứng phó với các đợt thiên tai vừa qua. Đồng thời, có nghị quyết về công tác khắc phục hậu quả thiên tai để giải quyết một số vấn đề trước mắt cũng như lâu dài
Tiếp tục cần có những giải pháp căn bản, lâu dài trong việc khắc phục hậu quả bão, lũ miền Trung.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã báo cáo về tình hình khắc phục hậu quả thiên tai lịch sử diễn gia trong thời gian vừa qua và đề xuất một số giải pháp cấp bách.
Theo Bộ trưởng, từ giữa tháng 9 đến trung tuần tháng 11 năm 2020, miền Trung liên tiếp xảy ra thiên tai có tính dị thường, 9 cơn bão và 02 áp thấp, trong đó có cơn bão số 9 (26-28 tháng 10) là một trong 2 cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua vào khu vực này. Cùng với đó, mưa lớn dị thường với tổng lượng nhiều điểm trên 3000 mm, cá biệt có những điểm 4526 mm (A Lưới - Thừa Thiên-Huế). 16 lưu vực toàn vùng đồng loạt trên báo động số 3, trong đó có 6 lưu vực vượt mức lịch sử, riêng Kiến Giang (Quảng Bình) vượt 1 m so với lịch sử, gây hậu quả nặng nề. Ngập lụt toàn vùng hạ du và sạt lở đặc biệt nghiêm trọng toàn tuyến đồi núi.
Về công tác chỉ đạo, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tham mưu cho các cấp lãnh đạo, Ban Bí thư đã ban hành chỉ thị số 42/CT-TW; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngay từ đầu năm đã chỉ đạo công tác tổng thể chủ động ứng phó, đặc biệt là Hội nghị triển khai công tác Phòng chống thiên tai năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo với 74.000 người từ Trung ương đến cơ sở tham dự nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm 4 tại chỗ.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành 13 công điện và cử 7 đoàn công tác của Chính phủ đến địa phương. Ban Chỉ đạo Trung ương đã có 19 công điện và tổ chức nhắn 108 triệu lượt tin nhắn. Đặc biệt, đối với cơn bão số 9, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương do Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo tại chỗ để chỉ đạo công tác ứng phó, huy động mọi lực lượng, phương tiện, kể cả các phương tiện hiện đại (máy bay, tàu kiểm ngư, xe lội nước), triển khai đồng bộ nhiều giải pháp theo phương châm “4 tại chỗ” và đã kịp thời thực hiện tốt nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển và đất liền.
Tuy vậy, do tính chất phức tạp, khốc liệt của thiên tai, thời tiết khó lường, đặc biệt là mưa lũ với cường độ rất lớn, tập trung kéo dài nhiều ngày, vượt quá mức dự báo, cảnh báo nên đã gây thiệt hại nặng nề. Cụ thể, đã có 249 người chết, mất tích; trong đó, 192 người chết và 57 người vẫn đang còn mất tích. Riêng bão đã làm 25 người, lũ là 78 người, sạt lở đất là 112 và thiên tai khác là 34 người chết và mất tích.
Có 1.531 ngôi nhà bị sập; 239.340 nhà bị hư hại, tốc mái và hơn 473.450 lượt nhà bị ngập nước.
Về nông nghiệp, hơn 49.930 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; hơn 25,6 triệu cây giống trong vườn ươm bị gẫy, chết; tổng diện tích rừng bị ảnh hưởng là 149.000 ha; 42.700 con gia súc và hơn 4,11 triệu con gia cầm chết, cuốn trôi.
Về giáo dục, y tế, 1.529 trường và 104 điểm trường bị ngập nước; nhiều thiết bị dạy học, sách vở, đồ dùng học sinh bị nước cuốn trôi, ướt hỏng; 459 cơ sở y tế bị ngập, gây hư hỏng và không còn hoặc giảm khả năng thu dung điều trị.
Về hạ tầng đề điều, thủy lợi, giao thông và điện lực, 165 km đê biển, cửa sông bị sạt lở; 45,9 km kè bị hư hỏng; 88 điểm bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng với tổng chiều dài là 141 km; 745 km kênh mương thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp; 1.013 km đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng với khối lượng đất, đá sạt lở khoảng 3,5 triệu m3; 3.475 cột điện bị gãy đổ, 78 km dây điện bị đứt, 40 trạm biến thế bị hư hỏng.
“goài ra, còn rất nhiều cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh khác bị hư hỏng, sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 30.000 tỷ đồng.
Cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương đã tích cực hưởng ứng, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai và cứu hộ, cứu nạn; nhất là lực lượng vũ trang, các bộ, ngành chức năng đã không quản ngại khó khăn, hiểm nguy để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân với rất nhiều những tấm gương dũng cảm, nhiều cán bộ, chiến sĩ, nhà báo đã hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Về kết quả khắc phục bước đầu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 165 về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng do thiên tai gây ra, trong đó hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ có nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn; hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ có nhà bị hư hỏng nặng. Đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp 1.250 tỷ đồng và xuất cấp 15.804 tấn gạo; 20 xuồng cao tốc, 384 nhà bạt, 23.146 phao cứu sinh các loại và nhiều trang thiết bị khác để hỗ trợ các tỉnh bị ảnh hưởng do thiên tai.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ đã vận động, quyên góp được 560 tỷ đồng và nhiều hiện vật thiết yếu. Nhân dân cả nước, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đều hướng về miền Trung ruột thịt với nhiều phong trào ủng hộ thiết thực, hiệu quả đã ủng hộ hàng trăm tỷ đồng và nhu yếu phẩm, dụng cụ sinh hoạt.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT đã kêu gọi nhiều tổ chức quốc tế và nhiều nước đã ủng hộ, cứu trợ tiền mặt và hàng hóa thiết yếu với tổng trị giá trên 21,53 triệu USD (500 tỷ đồng). Đã xuất cấp, hỗ trợ về trồng trọt 23,0 tấn hạt giống ngô và 15,8 tấn hạt giống rau; sẽ tiếp tục xuất cấp 2.340 tấn lúa, 500 tấn ngô và 40 tấn rau (từ nguồn dự trữ quốc gia); về thủy sản 140 triệu giống tôm, 1.500 cặp cá bố mẹ gồm cá trắm, chép và rô phi, 50 tấn thức ăn; 1,8 triệu liều vaccine, 211.000 lít và 298 tấn hóa chất khử trùng; về chăn nuôi hơn 1,1 triệu con gà giống, 19.000 con vịt, ngan, 300 tấn thức ăn hỗn hợp, 2,35 triệu liều vaccine phòng bệnh cho gia cầm,… (từ nguồn vận động xã hội hóa).
Khắc phục khẩn cấp các công trình đê điều, chống sạt lở bị thiệt hại do bão, mưa lũ; công trình thủy lợi nội đồng bị hư hỏng, bảo đảm việc phân phối, tưới nước đến mặt ruộng phục vụ sản xuất.
Đã huy động lực lượng các viện, trường, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương theo 4 nhóm lớn: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và khôi phục hạ tầng sản xuất nông nghiệp. Các lực lượng quân đội, công an: Đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, lực lượng tại chỗ trên địa bàn tập trung lực lượng, phương tiện cứu dân, chăm sóc người bị thương và đưa đến nơi an toàn; tích cực tìm kiếm những nạn nhân bị chết, mất tích; cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho hàng nghìn người dân, công nhân lao động ở khu vực bị chia cắt; giúp các địa phương khôi phục sản xuất.
Tất cả các trường, điểm trường, cơ sở y tế bị ngập nước đã khôi phục hoàn toàn, dọn dẹp vệ sinh ngay sau khi lũ rút, đồng thời bổ sung nhiều thiết bị dạy học, sách vở, đồ dùng học sinh để đón học sinh quay lại trường học. Đã cơ bản bảo đảm tất cả học sinh vùng lũ có sách, vở đến trường; các cơ sở y tế, trang thiết bị khám chữa bệnh đã được khắc phục bước đầu để kịp thời khám chữa bệnh cho nhân dân.
Đến nay, tất cả các tuyến giao thông chính đã được thông xe, bước đầu đáp ứng các yêu cầu về thông tuyến, bảo đảm an toàn giao thông. Tất cả các cột điện bị gãy đổ, dây điện bị đứt, trạm biến thế bị hư hỏng đều đã được khắc phục và cấp điện trở lại.
Các địa phương đã chủ động, khẩn trương khắc phục nhà ở ngay sau khi bão, lũ đi qua. Đến nay, tất cả các nhà bị hư hại, tốc mái, bị ngập đã cơ bản khắc phục xong; riêng 1.531 hộ có nhà sập, trong thời gian xây dựng lại, chính quyền địa phương đã bố trí nơi ăn ở, đồng thời đang xác định các khu vực tái định cư, hoặc bố trí đất ở xen ghép đảm bảo an toàn. Đồng thời, khẩn trương ổn định đời sống nhân dân, tổ chức vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất theo thời vụ.
Trước đó, hồi trung tuần tháng 11, các đại biểu Quốc hội vừa bấm nút thông qua nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021. Theo đó, ưu tiên tăng mức chi hỗ trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; tăng hỗ trợ đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các địa phương bị bão lũ ở miền Trung.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, trong năm 2020, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ 530 tỷ đồng cho 8 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long để khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn; dự kiến hỗ trợ 381,8 tỷ đồng cho 11 địa phương khu vực miền núi phía Bắc để khắc phục thiệt hại do mưa đá, dông lốc, sạt lở cơ sở hạ tầng do thiên tai gây ra trong 8 tháng đầu năm.
Với ảnh hưởng của mưa lũ miền Trung, Tây Nguyên trong tháng 10/2020, đã bước đầu bổ sung 500 tỷ đồng cho 5 địa phương miền Trung. Ngân sách Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại về nhà ở với mức tối đa 40 triệu đồng/hộ có nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn; 10 triệu đồng/hộ có nhà bị hư hỏng nặng....
Năm 2020 cũng đã bố trí 37,4 nghìn tỷ đồng dự phòng ngân sách Nhà nước; 100 tỷ đồng bổ sung quỹ dự trữ tài chính; 1.200 tỷ đồng chi dự trữ quốc gia và khoảng 90 tỷ đồng kinh phí thực hiện các hoạt động chỉ đạo tuyến về phòng chống dịch…
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý các Bộ, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm đến những vấn đề có thể phát sinh khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp theo chủ trương mới để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia bảo đảm liên tục, không xảy ra khoảng trống, vướng mắc.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Sáng 4/4 (giờ Washington D.C), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã thông báo trên mạng xã hội Truth Social về cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, khẳng định cuộc điện đàm “hiệu quả” đồng thời cảm ơn thiện chí của nhà lãnh đạo Việt Nam.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.