(NB&CL) Mới đây, Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) đã công bố báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản. Trong báo cáo này, VIRES đã thẳng thắn chỉ ra có nên tiếp tục giảm lãi suất ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản.
Bất động sản là một trong những ngành kinh tế bấp bênh nhất
Theo VIRES, bất động sản là một trong những ngành bấp bênh nhất khi nền kinh tế rơi vào vòng xoáy tăng trưởng thấp sau tác động của dịch Covid-19 và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi khi nền kinh tế toàn cầu biến động.
Các doanh nghiệp bất động sản đang phải chống chọi với những khó khăn, thách thức lớn, thậm chí còn khốc liệt hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng vào những năm 2010 - 2013.
Theo Tổng cục Thống kê, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 10 cả nước có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Như vậy, mỗi tháng có 107 doanh nghiệp bất động sản rời khỏi thị trường. Trong khi đó, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới trong 10 tháng qua cũng giảm 50,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Đa số các doanh nghiệp bất động sản đã phải thay đổi phương án kinh doanh, dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO, thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí phải chuyển nhượng bớt dự án, cắt giảm nhân lực từ 70 - 80% và nỗ lực hết sức để tái cấu trúc, tìm cách sống sót và phục hồi.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thanh khoản sụt giảm mạnh, khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản càng trở nên chồng chất hơn, đặc biệt là vấn đề tài chính.
Trước tình hình tài chính khó khăn, không chỉ doanh nghiệp bất động sản mà nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế dường như đang trông chờ nhiều hơn vào sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ.
VIRES nhấn mạnh: Tăng trưởng tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng trở thành một vấn đề được bàn luận sôi nổi trên hầu khắp các diễn đàn, hội nghị lớn, nhỏ.
Những tín hiệu mới dạng như “nới room”, “tăng room bất động sản”, “khơi thông điểm nghẽn tín dụng”, “tăng trưởng tín dụng khởi sắc”... được thị trường đón nhận như một tâm lý tích cực.
“Gỡ khó cho các doanh nghiệp bất động sản phục hồi; phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững đang trở thành vấn đề bức thiết để tạo ra một lực kéo quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế khi đây là ngành có tác động lan tỏa lớn” - VIRES nhấn mạnh.
Tiếp tục hạ lãi suất có thể khiến tình trạng đầu cơ bất động sản trở lại
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản tiếp tục bày tỏ mong muốn các chính sách tiền tệ được nới lỏng, trong đó có một số kiến nghị tiếp tục hạ lãi suất. Tuy nhiên, VIRES cho rằng, việc giảm lãi suất ở thời điểm này đã không còn quan trọng.
Bởi vì, chỉ trong nửa đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp 4 lần giảm lãi suất điều hành. Theo đó, lãi suất huy động, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại cũng đã giảm xuống để phù hợp hơn với nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
Tuy nhiên, việc giảm lãi suất chưa mang lại hiệu quả để kéo nền kinh tế đi lên như kỳ vọng nhưng việc có tiếp tục giảm lãi suất nữa hay không cũng là vấn đề quan trọng.
“Hạ lãi suất để đưa giá tín dụng xuống thấp hơn nữa sẽ gặp những trở ngại như rủi ro về lạm phát vẫn chực chờ, tác động đối với tỷ giá hối đoái khi lãi suất của đồng USD và tại nhiều nền kinh tế lớn khác vẫn chưa giảm hoặc thậm chí vẫn có khả năng được gia tăng” - báo cáo của VIRES nêu.
Mặt khác, gia tăng tín dụng chỉ bằng biện pháp giảm lãi suất mà không song hành với các biện pháp hồi phục, củng cố và phát triển tổng cầu, đồng thời tìm mọi cách để đẩy vốn ra thị trường sẽ khiến nguồn vốn tín dụng gia tăng và được chuyển tải đến các dự án sản xuất kinh doanh thiếu bền vững về tài chính, không chắc chắn về phương án trả nợ.
VIRES cho rằng, do thiếu các dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, có khả năng hoàn trả nợ vay, các nỗ lực đẩy mạnh vốn ra thị trường thậm chí có thể dẫn đến tình trạng vốn tín dụng được chuyển tới các lĩnh vực có tính đầu cơ, từ đó khiến một số thị trường tăng giá bong bóng trở lại.
Đó là chưa kể, tăng trưởng mạnh tín dụng sẽ hỗ trợ cho thị trường, nhưng lại làm suy yếu các nỗ lực của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng trong việc đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu dự án.
Thị trường bất động sản đang chờ đợi điều gì?
VIRES cho rằng, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn vào các dự án.
Các bộ ngành liên quan, chính quyền địa phương cũng cần tiến hành các biện pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện điều kiện pháp lý.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản không nên quá trông chờ vào tín dụng ngân hàng, chờ được nới room hay tăng room bởi lượng tín dụng đổ vào bất động sản đang khá cao và vẫn trong xu hướng tăng.
Với tình trạng hiện nay, kể cả có room riêng cho bất động sản, các doanh nghiệp chưa chắc đã tiếp cận được vì không đáp ứng các điều kiện cho vay từ phía ngân hàng.
Mặt khác, nếu bất động sản vẫn tiếp tục trông mong vào tín dụng hỗ trợ, thì sẽ tạo ra rủi ro hệ thống rất lớn. Vì khi bất động sản bể nợ, thì sẽ lan sang ngân hàng.
Theo VIRES, trái phiếu phải là nguồn vốn quan trọng nhất với thị trường bất động sản. Thị trường cần nguồn vốn trung và dài hạn thì phải trông chờ vào trái phiếu chứ không phải vốn ngân hàng.
“Không cách nào khác, phải giảm bớt sự lệ thuộc của ngành bất động sản vào ngân hàng, có như vậy thì mới phân tán được rủi ro” - VIRES nêu.
Về dài hạn, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển thị trường trái phiếu lành mạnh, minh bạch, bền vững để các doanh nghiệp có không gian rộng hơn trong việc huy động vốn.
Việc điều hành chính sách pháp luật cần tránh tình trạng khi thì quá nới lỏng để tạo ra một thị trường đầy kẽ hở để các doanh nghiệp đua nhau phát hành, đến khi có rủi ro thì lại đột ngột “phanh” gấp, khiến doanh nghiệp trở tay không kịp, như câu chuyện đã diễn ra năm 2022.
Ngoài ra, khơi thông nguồn vốn từ kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai là vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp bất động sản, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Muốn vậy, phải kết hợp đồng bộ các giải pháp từ tạo vốn mồi đến tháo gỡ pháp lý cho các dự án.
Với doanh nghiệp bất động sản, để có thể tiến tới thời kỳ tăng trưởng và phát triển bền vững thì cần sống sót qua giai đoạn tái cấu trúc bằng mọi giá, kể cả xả hàng cắt lỗ để tái cấu trúc nợ doanh nghiệp, “làm sạch” hồ sơ tiếp cận nguồn vốn tín dụng và trái phiếu và nguồn vốn từ tiền đặt trước của khách hàng.
VIRES cho rằng, câu chuyện tái thiết lập lại thế cân bằng trên thị trường bất động sản, khơi thông điểm nghẽn của các dòng chảy, rất cần sự chung tay của Chính phủ, các Bộ ngành nhưng không thể thiếu sự chủ động của doanh nghiệp.
“Tìm cơ hội trong thách thức, linh hoạt để thích ứng là cách mà các doanh nghiệp muốn sống sót và thoát khỏi vũng bùn lầy cần chú trọng” - VIRES nhấn mạnh.
Theo VIRES, dù thị trường bất động sản đang đối mặt với những khó khăn chưa từng có và tốc độ phục hồi khá chậm, nhưng với quyết tâm gỡ khó cho doanh nghiệp của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương cũng như nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ có bước đi vững chắc, phát triển chuyên nghiệp, lành mạnh và bền vững hơn trong tương lai, theo đó mọi “dòng chảy” đều được khơi thông.
(CLO) Vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) thời gian qua có nhiều hạng mục xuống cấp, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dân và du khách. Vì vậy, khi UBND quận Hoàn Kiếm công bố kế hoạch cải tạo, nhiều người dân đã bày tỏ sự ủng hộ và háo hức chờ đón diện mạo mới của vườn hoa.
(CLO) Lễ hội Then Kin Pang 2025 được tỉnh Lai Châu tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tôn vinh tín ngưỡng Then và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
(CLO) Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN mở rộng 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025). Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
(CLO) Đội tuyển Malaysia tiếp tục đẩy mạnh chính sách nhập tịch khi chuẩn bị bổ sung thêm 7 cầu thủ mới cho loạt trận vòng loại Asian Cup 2027, trong đó có cuộc đối đầu quan trọng với đội tuyển Việt Nam vào tháng 6/2025.
(CLO) Chỉ còn 2 ngày nữa là hết thời hạn khắc phục các vi phạm về PCCC của các chủ nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, TP HCM mới chỉ có 7 địa phương đảm bảo về PCCC.
(CLO) Cháy rừng không chỉ tàn phá nhà cửa, cướp đi sinh mạng mà còn phơi bày thực trạng xã hội siêu già của Hàn Quốc, nơi người già đơn độc chống chọi với thiên tai trong tuyệt vọng.
(CLO) TP Hà Nội bổ sung việc hạ ngầm đồng bộ đường dây, cáp viễn thông và điện lực tại khoảng 300 tuyến phố trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Không chỉ tập trung tại 4 quận nội đô lịch sử như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, kế hoạch mới còn mở rộng ra các quận khác và thị xã Sơn Tây,
(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản số 188/UBND-XDCB đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang xem xét cho ý kiến thống nhất bổ sung tuyến xe buýt liên tỉnh thành phố Bắc Ninh - thành phố Bắc Giang.
(CLO) Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD-ĐT cho biết, dù Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT báo cáo tình hình triển khai thực hiện thông tư 29 nhưng vẫn còn 19 tỉnh/ thành phố chưa gửi báo cáo.
(CLO) Ban quản lý dự án 2 vừa gửi Bộ Xây dựng tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn (Bình Định) - Pleiku (Gia Lai).
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Với vị trí địa chính trị quan trọng, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư cải thiện, Việt Nam đang có “cơ hội vàng” tham gia chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đồng ý trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể “Võ cổ truyền Bình Định” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát tổng thể công tác thiết kế, thi công khe co giãn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Thị trường bất động sản có thể đón nhiều làn sóng đầu tư trong thời gian tới khi tín dụng nới lỏng được phát đi, dòng tiền rẻ được bơm ra trong bối cảnh thị trường phục hồi. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn được kiểm soát nhằm tránh rủi ro cho thị trường và nền kinh tế.
(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương đã thống nhất thông qua đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 trên diện tích 786ha, từng ký biên bản ghi nhớ với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.
(CLO) Theo các chuyên gia, thông tin sáp nhập tỉnh, thành là chất xúc tác khiến nhà đầu tư FOMO (sợ bị bỏ lỡ) gom đất ồ ạt, tuy nhiên nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư rất dễ mắc kẹt dài hạn.
(CLO) Ngày 26/03/2025 - Tập đoàn Vingroup khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần kiến tạo sự phát triển thịnh vượng cho cả khu vực.
Từ cái nhìn đầu tiên, căn hộ tại Newtown Diamond bên bờ biển thơ mộng Đà Nẵng đã mang lại cho chủ nhân ấn tượng về một không gian sống đậm chất nghỉ dưỡng nhờ thiết kế độc đáo và loạt tiện ích phong phú đi kèm.
(CLO) Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề xuất địa phương được chỉ định thầu nhà đầu tư dự án nhà xã hội, ưu tiên có kinh nghiệm, tài chính để đẩy nhanh nguồn cung.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
(CLO) Từ đầu năm 2025 tới nay, đất nền ven đô bất ngờ “hot” trở lại. Theo một khảo sát của batdongsan.com.vn, đất nền Hòa Lạc khu vực Thạch Thất tăng giá nhẹ, khoảng 10% so với nửa năm trước.
(CLO) Tọa lạc tại vị trí “hồng tâm” của thành phố Vinh (Nghệ An), Vincom Shophouse Diamond Legacy không chỉ là chốn an cư thượng lưu mà còn là biểu tượng của sự trường tồn, một tài sản truyền đời độc bản khẳng định đẳng cấp của chủ nhân với giá trị không ngừng gia tăng.