Khởi tố 8 bị can liên quan dự án Hồ chứa nước Bản Mồng
(CLO) Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định Khởi tố vụ án do để chậm tiến độ, gây lãng phí lớn ngân sách nhà nước khi thực hiện dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.
Theo dõi báo trên:
Đây là cột mốc có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự kiên định và triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại rộng mở, độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Vương quốc Tonga (chữ “Tonga” theo tiếng địa phương nghĩa là “phương nam”) là một quốc đảo Thái Bình Dương, có vị trí địa lý cách bờ Tây Australia hơn 5.200km. Vương quốc Tonga bao gồm 169 đảo nhỏ, với tổng diện tích 748km2, có dân số trên 106.000 người (năm 2022). Tonga theo chế độ quân chủ lập hiến. Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Tonga, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tổng cộng 193 quốc gia trên thế giới.
Trước đó, tháng 2 năm nay, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Trinidad và Tobago - một quốc đảo có tiềm lực kinh tế mạnh với GDP đứng thứ ba ở khu vực Caribbean. Như vậy cho tới nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức 193 quốc gia trên thế giới (bao gồm 190/193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc), Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia. Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Các tổ chức hữu nghị nhân dân có quan hệ với 1.200 tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài. Việt Nam cũng là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng.
Không thể phủ nhận, đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa đã góp phần quan trọng tạo môi trường hòa bình, ổn định, điều kiện thuận lợi và tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ những thành tựu ấy, Việt Nam nhất quán, kiên định thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa xuất phát trước hết vì lợi ích quốc gia - dân tộc, phù hợp với xu thế thời đại là hòa bình, độc lập, phát triển và hội nhập quốc tế.
Đó là nhìn nhận của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khi chia sẻ với báo chí về kết quả chuyến thăm chính thức Brazil và chuyến công tác dự Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 78 kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Phiên thảo luận chung cấp cao của ĐHĐ LHQ khóa 78 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ đã thành công tốt đẹp, đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ với 113 giờ hoạt động liên tục, thiết thực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Với Hoa Kỳ, đây là chuyến công tác đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt của ta sau khi hai nước thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, góp phần triển khai các thỏa thuận đã đạt được trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thủ tướng đã có hàng chục cuộc gặp và tham dự sự kiện tại San Francisco, Washington DC và New York, với sự hiện diện của các quan chức cao cấp của chính quyền, Quốc hội liên bang, các tiểu bang, giới doanh nghiệp, trí thức, các bạn bè lâu năm và cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Các đối tác Hoa Kỳ đều khẳng định coi trọng Việt Nam và phát triển quan hệ hai nước có được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng, thống nhất cao về việc cần khẩn trương triển khai thực hiện khuôn khổ quan hệ mới để sớm đạt kết quả cụ thể, đặc biệt là trên các lĩnh vực trọng tâm như: Kinh tế-thương mại-đầu tư, KHCN, đổi mới sáng tạo, GD-ĐT, khắc phục hậu quả chiến tranh, y tế-môi trường, giao lưu nhân dân...
Tham dự Tuần lễ Cấp cao Khóa 78 ĐHĐ LHQ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao ĐHĐ và phát biểu tại các hội nghị thượng đỉnh, hội nghị cấp cao của LHQ về các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân như biến đổi khí hậu, ứng phó đại dịch… Dịp này Thủ tướng Chính phủ có gần 20 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế và chính trị gia Hoa Kỳ như: Tổng Thư ký LHQ, Chủ tịch ĐHĐ LHQ, Chủ tịch Cuba, Thủ tướng Thái Lan, Tổng thống Romania, Tổng thống Slovenia, Tổng thống Phần Lan…
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, tại các cuộc gặp, các đối tác đều thể hiện coi trọng vị thế, vai trò và tiếng nói tích cực của Việt Nam, thống nhất tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ, lao động, du lịch, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân cũng như ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Lãnh đạo nhiều nước ủng hộ tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Cũng trong dịp này, Thủ tướng cũng đã có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Brazil. Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Brazil đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao nước ta trọng thị, chu đáo, thân tình. Chuyến thăm đạt kết quả thực chất, toàn diện trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Nghị viện, giao lưu nhân dân và nhiều lĩnh vực hợp tác chính trị ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh, nông nghiệp, GD-ĐT, KHCN, giao lưu nhân dân, văn hóa, du lịch, thể thao... và cùng đó mở ra cơ hội hợp tác trong một số lĩnh vực mới như kinh tế xanh, kinh tế số.
Nhân chuyến thăm, hai bên đã ra Thông cáo chung, văn kiện quan trọng thể hiện tầm vóc của quan hệ hợp tác giữa hai nước, đồng thời định hướng cho hợp tác ngày càng thực chất, hiệu quả, hướng tới khuôn khổ quan hệ mới, phù hợp trong thời gian tới. Brazil đánh giá cao vị thế và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới, cũng như triển vọng hợp tác không chỉ song phương mà còn ở phạm vi khu vực và quốc tế giữa Việt Nam với Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), hợp tác Nam - Nam, phối hợp trong khuôn khổ FEALAC, WTO, ASEAN...
Cũng trong tháng 9 này, còn nhiều hoạt động ngoại giao quan trọng khác như việc từ ngày 21-26/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường thăm chính thức Bangladesh và Bulgaria theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Bangladesh Shirin Chaudhury và Chủ tịch Quốc hội Bulgaria Rosen Zhelyazkov; Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương Kiko thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-25/9 theo lời mời của Nhà nước Việt Nam đúng dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023)… Những hoạt động ngoại giao trên đã làm cho bạn bè quốc tế thấy về một Việt Nam hòa bình, hợp tác và hội nhập, tham gia tích cực hơn, chủ động hơn và hiệu quả hơn vào các tiến trình quốc tế.
Nguyễn Hà
(CLO) Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định Khởi tố vụ án do để chậm tiến độ, gây lãng phí lớn ngân sách nhà nước khi thực hiện dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.
(CLO) Sau khi uống rượu giữa Kiêm và một nữ sinh lớp 7 đã phát sinh quan hệ tình dục. Hậu quả, nữ sinh này đã có thai và sinh con tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai.
(CLO) Ngày 1/11, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hoá cho biết, đơn vị đang yêu cầu các trường trong tình trạng thừa phó hiệu trưởng báo cáo về Sở danh sách cán bộ được đề xuất luân chuyển, bổ nhiệm tại chỗ
(CLO) Cổ phiếu Tập đoàn Trump lao dốc gần 25%, mất 1,3 tỷ USD giá trị, trong bối cảnh tranh cử căng thẳng tại bang Pennsylvania đầy biến động.
(CLO) Theo thông tin từ Ngân hàng Trung ương Nga, dự trữ quốc tế của Nga đạt mức 628,5 tỷ USD tính đến ngày 2510/2024, tăng 3,6 tỷ USD trong một tuần.
(CLO) Huyện Mê Linh (Hà Nội) đang tiến hành lấy ý kiến cộng đồng dân cư để thực hiện Dự án khu công viên - thể dục thể thao tại xã Văn Khê. Dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng phục vụ cho các sự kiện thi đấu Olympic trong tương lai.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1260/NQ-UBTVQH15 về việc tăng thêm 1 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(CLO) Không gian bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng trưng bày 38 hiện vật và 113 tư liệu với nội dung phong phú, bao quát các giai đoạn sáng tác của họa sĩ.
(CLO) Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố tài xế xe khách chèn ép xe tải trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố. Trong đó có xem xét, thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
(CLO) Ngày 1/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị lưu hành Quyết định của Chủ tịch UBCKNN về công tác cán bộ.
(CLO) Thực hiện Nghị quyết số 1199 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, ngày 1/11 các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ công bố sáp nhập, ra mắt đơn vị hành chính cấp xã mới.
(CLO) Ngày 1/11, tại TP Vũng Tàu, Câu lạc bộ Báo chí phát triển xanh hướng đến Net zero (Green Media HUB) và Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”.
(CLO) Ngày 1/11 tại Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra Chung kết Cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho trẻ em về phòng chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu 2024.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: TP.HCM sẽ huy động nguồn vốn hơn 39 tỷ USD để hoàn thành 183 km đường sắt đô thị; Đề nghị bổ sung quy định về phòng cháy chữa cháy đối với chung cư cao tầng; Công an xác minh vụ ô tô gắn bánh xe máy lưu thông trên đường ở cà mau...
(CLO) Nhiều nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội đang rơi vào tình trạng bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân. Thậm chí, nhiều nơi còn bị biến thành điểm buôn bán trà đá, gây bức xúc và mất mỹ quan đô thị.
(CLO) Tại các trận đấu bóng đá ở Ukraine lúc này, quy mô khán giả không phải phụ thuộc vào sức chứa sân vận động hay sự cuồng nhiệt của người hâm mộ, mà được xác định bởi sức chứa của… hầm trú bom gần nhất.
(CLO) Hành lang điện toán của Trung Quốc được thiết kế để gửi tín hiệu máy tính trên khắp đất nước, trong khi Mỹ đã đi theo hướng tập trung. Hai siêu cường chọn cách phát triển năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) của mình theo hai con đường hoàn toàn đối lập.
(CLO) Được lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) để thiết kế. Uy lực, chính xác và chi phí thấp. Chúng ta đang nói tới tia laser, vũ khí sắp được quân đội Hàn Quốc cho ra mắt.
(CLO) Chỉ mới một thập kỷ trước, Azamat Sarsenbayev từng nhảy xuống Biển Caspi xanh ngắt. Nhưng giờ đây, người ta chỉ thấy một vùng đất đá trơ trụi trải dài đến tận chân trời.
(CLO) Trong số 20 nguyên thủ quốc gia đến và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan, cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một thành viên NATO. Vậy yếu tố nào thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần BRICS và nước này sẽ phải chịu những sức ép nào từ phương Tây?
(CLO) Israel và Iran đã có cuộc chiến ngầm trong nhiều năm. Bây giờ, xung đột của họ đã bùng nổ công khai sau khi quân đội Israel đã thực hiện một loạt cuộc không kích nhằm vào Iran hôm thứ Bảy (26/10).
(CLO) Hàng năm, hàng nghìn người Hàn Quốc, chủ yếu là đàn ông trung niên, chết một cách lặng lẽ và cô đơn. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần để tìm thấy thi thể của họ.
(NB&CL) Năm 2024 tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực. 3 thập kỷ qua, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”, là văn kiện pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia, thiết lập trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trong lĩnh vực biển và đại dương.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh BRICS bắt đầu từ ngày 22/10 tại Kazan có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới đa phương mới. Hội nghị quy tụ đại diện của hơn 30 quốc gia, bao gồm các nền kinh tế mạnh: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ đề trọng tâm của Hội nghị là liệu BRICS có mở rộng số lượng thành viên thời gian tới?
(NB&CL) Từ ngày 23 - 24/10/2024, Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng diễn ra tại thành phố Kazan, Liên bang Nga. Đây là hội nghị quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, nước Chủ tịch BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị với tư cách khách mời.