(CLO) Mỳ chũ Bắc Giang là nông sản miền núi hiếm hoi có được thành công trong tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa.
Tiết lộ bí quyết thành công trên "sân nhà" của mỳ chũ Bắc Giang
Ông Nguyễn Văn Nam – Giám đốc hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ mỳ chũ Nam Thể (Bắc Giang), Chủ tịch Chủ tịch Hội Sản xuất và tiêu thụ mỳ chũ Bắc Giang cho biết, mỳ chũ là sản phẩm thương hiệu lớn của Bắc Giang và Lục Ngạn.
Những năm gần đây, nhất là sau đại dịch COVID-19, địa phương và các sở ban ngành tại Bắc Giang đã quan tâm hỗ trợ, từ đó sản phẩm đã tiêu thụ rất tốt tại thị trường nội địa và được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.
Việc tiêu thụ tốt đã giúp sản phẩm tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, từ nghề phụ đến nghề chính. Người dân địa phương có thể làm giàu chính đáng từ nghề làm mỳ.
Chia sẻ bí quyết để mỳ chũ Lục Ngạn của HTX Nam Thể được ưa chuộng cả trong và ngoài nước, ông Nam chia sẻ, hiện ở Bắc Giang có rất nhiều nơi sản xuất mỳ gạo nhưng riêng mỳ chũ của Lục Ngạn lại có chỗ đứng riêng trong lòng người tiêu dùng.
Điều khác biệt ở đây chính là mạch nguồn nước ngầm trong lành của vùng quê cùng với đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm hơn 60 năm của một làng nghề truyền thống và cả những nguyên liệu đặc sản gạo quê của vùng núi Lục Ngạn đã tạo nên thương hiệu mỳ chũ hôm nay.
Bên cạnh đó, sản phẩm mỳ chũ Bắc Giang ngon và có hương vị đặc biệt do được làm thủ công, phơi khô bằng nắng gió. Hiện nay, để nâng cao sản lượng, HTX đã đầu tư máy sấy để sản phẩm khô nhanh hơn nhưng có những bước vẫn phải làm thủ công thì mới tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm.
Sau đại dịch COVID-19, HTX rất chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bằng cách áp dụng công nghệ 4.0 giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sản phẩm cũng được gắn mã vạch, đóng gói cẩn thân và có tem truy xuất để người tiêu dùng biết được nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời nếu sản phẩm chưa đạt chất lượng cũng sẽ dễ dàng tìm ra nơi sản xuất. Nhờ đó, bà con có ý thức hơn trong bảo vệ chất lượng sản phẩm của đơn vị mình.
Ngoài ra, HTX cũng chú trọng để sản phẩm đạt các tiêu chuẩn của các nước xuất khẩu. Đồng thời, phấn đấu để sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao và tiếp tục nỗ lực để nâng sao cho sản phẩm.
“Hiện nay, sản phẩm mỳ chũ của HTX tiêu thụ 80% là nội địa, được người tiêu dùng khắp mọi miền Tổ quốc rất ưa chuộng. Còn xuất khẩu thì mới đáp ứng được 20-25% vì sản phẩm thiếu”, ông Nam cho hay.
HTX luôn đồng hành cùng bà con
Không để bà con đơn lẻ, những năm qua, HTX Nam Thể đã luôn định hướng cho bà con sản xuất các sản phẩm thị trường cần. HTX đảm bảo lo đầu ra cho sản phẩm, bà con chỉ có 1 nhiệm vụ duy nhất là làm sao để hàng ngày nâng cao chất lượng. Đồng thời, cam kết với HXT là sản xuất sản phẩm xanh, sạch, an toàn. Khi sản phẩm đã có tên tuổi, có chứng nhận thì càng phải nỗ lực làm tốt hơn để thương hiệu được duy trì lâu dài.
Bên cạnh đó, Hội Sản xuất và tiêu thụ mỳ chũ Bắc Giang cũng được thành lập, là nơi hội tụ các hộ sản xuất mỳ và chia sẻ kinh nghiệm sản xuất ra sản phẩm chất lượng, đồng thời là nơi bao tiêu sản phẩm cho bà con. Năm 2022, tổng sản lượng mỳ chũ hội sản xuất ra là 17 nghìn tấn và riêng HTX Nam Thể sản xuất được 1 nghìn tấn. Hiện tại, Hội có 28 HTX là thành viên.
HTX cũng hỗ trợ cho bà con nông dân đa dạng hóa sản phẩm. Nếu như trước đây, mỳ chỉ ở dạng trắng thô đơn thuần với mẫu mã đơn giản thì nay những người nông dân nơi đây đã có nhiều cải tiến hình thức cũng như chất lượng sản phẩm. Trong đó có việc sản xuất ra các loài mỳ rau, củ, quả tự nhiên giàu giá trị dinh dưỡng và bắt mắt.
Để sản xuất ra loại mỳ này, nguyên liệu chính vẫn là gạo bao thai hồng cùng rau, củ, quả tươi. Những hạt gạo trắng, căng mẩy được đưa vào ngâm qua đêm cho mềm. Sau đó rau, củ, quả gọt vỏ, xay sinh tố hoặc nghiền lọc bỏ bã lấy nước màu, tiếp tục ngâm với gạo từ 1 đến 2 tiếng theo tỷ lệ nhất định. Hỗn hợp này được đem xay thành bột sao cho dẻo và sánh.
Theo đó, mỗi loại rau, củ, quả trộn với gạo cho ra sản phẩm mỳ với màu sắc khác nhau: Nghệ màu vàng, gấc màu đỏ, hoa đậu biếc màu xanh tím than, củ dền hồng, rau chùm ngây ra màu xanh lá, mè đen, hạt điều, gạo lứt ra màu nâu nhạt... Sản phẩm được kiểm định chất lượng ở các cơ quan có thẩm quyền và được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP, từ năm 2018, UBND huyện Lục Ngạn đã chủ động chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát tổng thể các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng, có thế mạnh trên địa bàn huyện.
Các sản vật, đặc sản của địa phương khá là đa dạng, đặc biệt là vải thiều, mỳ Chũ, cam, bưởi…. Ngoài ra, huyện Lục Ngạn còn là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái cộng đồng.
Từ thức quà thơm thảo của quê nhà, qua bàn tay và khối óc người nông dân, đặc biệt là sự đồng hành của địa phương và HTX, mỳ chũ đã vươn ra thị trường và quay lại làm giàu cho chính người nông dân. Bài học từ sản xuất và tiêu thụ mỳ chũ là bài học cho nhiều nông sản miền núi khác cùng noi theo, để không còn tình trạng lo lắng về đầu ra, được mùa mất giá.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Khởi động ngày đầu tiên, chuỗi sự kiện VSMCamp và CSMOSummit 2024 với hơn 60 diễn giả chia sẻ gần 40 bài tham luận về xu hướng phát triển bền vững.
(CLO) Vừa qua, Sở Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với 02 huyện Na Rì, Ngân Sơn tổ chức Phiên chợ đưa hàng Việt từ khu sản xuất đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
(CLO) Ngày 13/11, tại huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, Hội sâm Ngọc Linh Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029 với 85 đại biểu chính thức.
(CLO) Sáng nay (12/11), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
(CLO) Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Điều này tạo nên sức mạnh mềm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
(CLO) Mới đây, Công ty Cổ phần Canifa chính thức được trao tặng danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024 ghi dấu sự nỗ lực không ngừng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang “made in Việt Nam”.
(CLO) Sáng 6/8, “Tuần lễ ngành Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2024” với chủ đề “Phát triển ngành Nước Việt Nam: An ninh, an toàn, hiệu quả và hội nhập” đã được khai mạc tại Hà Nội.
(CLO) Taiwan Excellence vinh dự trở lại với Vietwater 2024, triển lãm có quy mô lớn nhất Đông Nam Á về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải.
(CLO) Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã thống nhất lựa chọn và công nhận 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm có đủ điều kiện đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tăng 18 doanh nghiệp và 34 sản phẩm so với kỳ xét chọn trước, cao nhất từ trước đến nay.