Tiêu điều ở “thủ phủ” nuôi lợn miền Bắc

Thứ ba, 16/04/2019 07:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từng được mệnh danh là “ thủ phủ” nuôi lợn lớn nhất miền Bắc, xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, có thời điểm số lợn chăn nuôi lên đến 80.000 – 90.000 con. Tuy nhiên, thời gian gần đây số hộ chăn nuôi giảm đáng kể, thậm chí nhiều nhà đã từ bỏ việc nuôi lợn.

Một thời hoàng kim

Nhiều hộ gia đình ở Ngọc Lũ đang gặp khó khăn với nghề chăn nuôi lợn (Ảnh minh họa)

Nhiều hộ gia đình ở Ngọc Lũ đang gặp khó khăn với nghề chăn nuôi lợn (Ảnh minh họa)

Từ cuối năm 2016 đến nay, liên tục những “cơn bão” về dịch bệnh như lở mồm long móng cho đến dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện đã khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn ở “thủ phủ” này lao đao. Nhiều hộ gia đình thậm chí còn lâm vào bước đường cùng, phá sản.

Là một trong những hộ chăn nuôi lớn nhất cùng với 3 trạng trại lớn lên đến cả nghìn con, gia đình ông Trần Mậu Vượng (Đội 2, Ngọc Lũ) năm nay lỗ đến hàng chục triệu đồng trên một lứa lợn. Ông chia sẻ: Từ năm 2017 – 2018, dịch bệnh làm cho giá lợn giảm sâu nên tôi nản không muốn chăn nuôi. Năm nay lại thêm dịch tả lợn Châu Phi nên gia đình càng lao đao hơn nữa. Cứ tình trạng này kéo dài, khéo chỉ nuôi hết lứa này rồi giải tán. 

Nghĩ về thời hoàng kim với 3 trang trại nuôi lợn lớn nhất vùng, gương mặt con trai ông Vượng, anh Trần Văn Mèo không giấu nổi sự tiếc nuối. Theo nghiệp cha và nghiệp làng, anh Mèo cũng là một hộ chăn nuôi lợn lớn ở Đội 2 này. Dồn hết công sức học hỏi kinh nghiệm, kiến thức về chăn nuôi lợn, Anh Mèo vẫn cố gắng bám trụ cùng đàn lợn.

Anh tâm sự: “Đầu tư hết vào đàn lợn nên giờ hai vợ chồng cũng chỉ  biết trông vào chúng chứ biết làm gì khác bây giờ. Sáng mở mắt ra là có mặt ở chuồng lợn, tối mịt rồi vẫn ở chuồng lợn. Giờ giá lợn có 30.000/kg nhưng vẫn phải chăm chứ lợn đẻ ra rồi chả nhẽ không nuôi. Nhưng càng chăm lại càng lỗ, thời gian tới chắc phải bỏ đàn để đi tìm nghề khác.

Có thể nói, trước đây, chưa có nơi nào mà người nông dân chăn nuôi lại khá giả như Ngọc Lũ. Người ta gọi người nông dân ở đây với cái tên rất sang là “những tỷ phú nông dân” bởi chăn nuôi lợn ở Ngọc Lũ này đã từng rất thịnh. Người người nhà nhà chăn nuôi lợn, cứ 10 nhà thì sẽ có đến 9 nhà có chuồng lợn.

Người dân ở đây nếu không trực tiếp nuôi lợn thì sẽ phải tìm đến một nghề liên quan đến lợn để kiếm kế sinh nhai. Từ việc lái xe chở lợn thuê cho các hộ chăn nuôi lên chợ đầu mối, bán thuốc thú y, cho đến bán thức ăn chăn nuôi cho lợn… mỗi nhà mỗi việc đều trông vào con lợn để mưu sinh và làm gầu.

Trắng tay nhiều gia đình

Đàn lợn ở Ngọc Lũ đang có nguy cơ suy giảm trầm trọng (Ảnh Minh Ánh)

Đàn lợn ở Ngọc Lũ đang có nguy cơ suy giảm trầm trọng (Ảnh Minh Ánh)

Vợ chồng nhà chị Trần Thị Thể, thuộc Đội 4 cũng không ngoại lệ. Nhờ nghề chăn nuôi lợn mà anh chị kiến thiết được nhà cửa và nuôi được hai đứa con ăn học tới bậc đại học. Chị Thể chia sẻ, hồi đó, gia đình ai cũng có thu nhập. Thế mà từ lúc gặp dịch bệnh, giá lợn xuống chạm đáy, hai vợ chồng hầu như trắng tay. Từ đỉnh điểm thời thịnh vượng, mỗi đợt nuôi mấy trăm con lợn, giờ chị Thể chỉ còn giữ lại hơn chục con.

“Đã chót rồi nên đành nuôi hết lứa này. Bán gá đàn xong có lẽ hai vợ chồng đành phải đi kiếm công ty nào có nhu cầu để tìm tới kiếm việc và chấm dứt nghề nuôi lợn mang tính “gia truyền” của gia đình thôi”, - Chị thể cười nhạt trước sự mai một của nghề nuôi lợn có tiếng ở một miền quê như Ngọc Lũ trước dịch bệnh đang hoành hành.

Vừa vực dậy từ cơn bão giá rồi dịch lở mồm long móng năm 2018, vợ chồng anh Nguyễn Văn Tú, Đội 5, năm nay nuôi hơn 200 con lợn. Tuy nhiên cũng vì hai chữ dịch bệnh mà lứa vừa rồi bán đàn anh Tú chỉ đủ hòa vốn.

Anh chia sẻ, giá lợn giờ thấp, mà lợn vẫn đẻ thì mình vẫn phải nuôi thôi. Giờ nuôi quá lứa bán cũng lỗ mà để thì cũng... lỗ. Vừa cân cám cho khách anh vừa nói thêm: “Giờ chỉ mong dịch tả lợn Châu Phi không về đến đây, chứ từ hồi có thông tin về dịch tả lợn cho đến sán lợn, người tiêu dùng khắp nơi đều tẩy chay thịt lợn nên giá lao dốc, đến bao giờ giá lợn mới lại tăng?”

Từng được mệnh danh “thủ phủ nuôi lợn miền Bắc”, thế mà từ một xã chăn nuôi khoảng 90 nghìn con lợn với ước tính khoảng hơn 1.600 hộ nuôi lợn, giờ đây, ở Ngọc Lũ chỉ còn lại khoảng 20 nghìn con lợn, tập trung ở hơn 300 gia đình. Có lẽ sau đợt dịch tả này, số lợn cũng như số hộ chăn nuôi sẽ còn giảm.

Thời gian tới, nếu tình hình không được cải thiện thì người dân ở đây cũng đã bỏ nghề nuôi lợn sang nghề khác như làm công nhân ở các công ty, hay đi tỉnh, thành phố khác mưu sinh, thậm chí có những người trẻ còn xuất khẩu lao động để kiếm tiền về trả nợ cho gia đình.

Minh Ánh

Tin khác

Đầu tư bảo mật 200 - 300 tỷ đồng, VNDirect vẫn bị hacker tấn công

Đầu tư bảo mật 200 - 300 tỷ đồng, VNDirect vẫn bị hacker tấn công

(CLO) Trên thực tế, các công ty chứng khoán đầu tư rất lớn trong vấn đề bảo mật, riêng VNDirect đầu tư 200 - 300 tỷ đồng về vấn đề này, nhưng vẫn bị hacker tấn công.

Tài chính - Bảo hiểm
Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi vàng SJC

(CLO) Giá vàng thế giới tăng mạnh gấp đôi giá vàng SJC khiến khoảng cách giữa hai thị trường lại được đưa xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm
Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

Funtap liên tục báo lỗ, lộ diện pháp nhân liên quan cũng chỉ phát hành game Trung Quốc

(CLO) Không chỉ Funtap mà một công ty game liên quan cũng liên tục đăng ký mới phát hành game Trung Quốc.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

Nhận chuyến đi Pháp 5 ngày 4 đêm xem Olympic 2024 cùng thẻ Vietcombank Visa

(CLO) Khách hàng sử dụng thẻ Tín dụng và Ghi nợ quốc tế cá nhân mang thương hiệu Vietcombank Visa có cơ hội nhận được Chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm đến Pháp và vé tham gia Thế vận hội Olympic 2024.

Tài chính - Bảo hiểm