Giá USD tăng cao
(CLO) Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/1 USD so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD tăng với biên độ phổ biến từ 87-160 VND so với phiên trước.
Theo dõi báo trên:
Phùng Văn Khai
CLO - Là một nhà văn quân đội, mang cấp hàm Trung tá, công tác tại Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, Phùng Văn Khai được độc giả biết đến anh như là một cây bút đa tài sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, bút kí, chân dung văn học… Nhưng mới đây, sau thời gian gần 5 năm nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu..cuối cùng Phùng Văn Khai đã cho ra đời tiểu thuyết lịch sử Phùng Vương.
[caption id="attachment_37878" align="aligncenter" width="200"]Tiểu thuyết lịch sử Phùng Vương được Phùng Văn Khai xem như một “dự án” được ấp ủ, thai nghén từ nhiều năm. Công việc của anh là làm sống lại lịch sử, biến những sự kiện lịch sử vốn mang tính chất khô khan trong sử sách thành những câu chuyện lịch sử sống động, khám phá số phận con người và luận giải những vấn đề được đặt ra từ lịch sử, qua đó truyền cảm hứng và tình yêu dân tộc đối với độc giả. Với ý nghĩa như vậy, Phùng Văn Khai và tiểu thuyết Phùng Vương xứng đáng có một vị trí trong tiến trình vận động, đổi mới thể loại với nỗ lực phục hiện/hưng lối viết truyền thống bằng chính cảm thức lịch sử sâu sắc và phương thức tự sự lịch sử độc đáo. Tác giả đã bắt đầu câu chuyện từ sự rối ren, khủng hoảng, báo hiệu sự sụp đổ của nhà Đường, cùng với đó là âm mưu thôn tính, biến nước ta thành châu quận của chúng, sau đó là những năm tháng “giấu mình”, lặng lẽ nuôi chí lớn của Phùng Hạp Khanh, để cuối cùng là những chiến thắng vang dội của Phùng Hưng và quân dân Việt, mang lại độc lập hoàn toàn cho dân tộc.
Đọc tiểu thuyết lịch sử Phùng Vương, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng đã nhận xét: “Tác giả đã dám mạo hiểm xông vào một địa hạt vô cùng trống vắng nguồn sử liệu. Để phục hiện lại bức tranh lịch sử phức tạp ấy, Phùng Văn Khai đã bỏ đến không dưới mười năm để sưu tầm, nghiềm ngẫm tài liệu với một tinh thần kiên trì, nghiêm túc đáng trân trọng. Chính sự dung hòa hợp lí giữa chính sử với dã sử, giai thoại, truyền thuyết dân gian cùng trí tưởng tượng phong phú, tác giả đã không những tái hiện một cách chân thực, sắc nét bối cảnh xã hội, không khí thời đại, mà còn sáng tạo nên những nhân vật giàu sức sống, đậm cá tính.
Với nguồn sử liệu ít ỏi, khô khan, tản mác từ chính sử và dã sử, tác giả đã dày công hư cấu, tưởng tượng lại quá khứ, bồi đắp nên da thịt liền mạch cho đời sống được tái hiện trong tác phẩm. Nhằm bao quát bức tranh lịch sử với không gian và thời gian xa xôi, tác giả đã không kể theo lối thông sử biên niên mà lựa chọn những “lát cắt ngang” gay cấn làm nền cho việc triển khai cốt truyện. Bằng con mắt quan sát tinh tế, sự bao quát tuyệt vời, Phùng Văn Khai đã khỏa lấp những “khoảng trống”, “khoảng trắng” trong lịch sử, phục dựng lại cuộc trường kì kháng chiến hơn 20 năm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của hai cha con Phùng Hạp Khanh - Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh, nhân sĩ khắp nơi trên cả nước đánh đổ ách thống trị nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa này mang lại ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng khi nó mở ra một thời kì độc lập dân tộc, ghi dấu một trang sử vàng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu chuyện được Phùng Văn Khai khai triển trên nền sự kiện cuộc chiến thần thánh chống ách đô hộ nhà Đường của quân dân Việt. Quay về quá khứ, nối kết thực tại, bằng cảm hứng dân tộc và thời đại, tác phẩm ngợi ca nhiệt tình đối với cuộc kháng chiến thần thánh, chiêm bái những vị anh hùng dân tộc. Từ chân dung anh hùng dân tộc, tướng lĩnh tài ba, những người con ưu tú của dân tộc đã có công trong sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc Phùng Hạp Khanh, Phùng Hưng, Phùng Hải, Bồ Phá Giang, Vũ Khánh, Phan Đường, Đỗ Anh Doãn, Đỗ Anh Hàn, Phạm Cương, Đỗ Lăng… đến hình ảnh của đám đông vô danh (dân thường, binh lính…), tất cả đều được xây dựng bằng nhiều chi tiết phong phú, chân thực, điển hình về dung mạo, lai lịch, khí phách, tính cách, phẩm chất...”
Phùng Hiệu trân trọng giới thiệu tác giả và tác phẩm đến với bạn đọc trên Chuyên mục Nghệ thuật – Sáng tác của báo điện tử Congluan.vn.
[caption id="attachment_37881" align="aligncenter" width="197"]HỒI THỨ TƯ
Đầm Sương Mù, tiểu công tử gặp tiên
Núi Cổ Họng, Bồ Phá Giang đánh hổ
Lại nói tiếp chuyện ở châu Đường Lâm.
Ngay sau khi đoàn người chia tay Phùng trại chủ vào vùng Hoan Châu, Diễn Châu, không khí trong trại dường như đã bắt đầu khẩn trương, nhộn nhịp hơn. Thuận theo ý định của Vũ Khánh, Phùng Hạp Khanh cho xẻ gỗ đóng hơn chục chiếc thuyền nhẹ ở mé hồ phía bắc, sát với nhánh sông Tích ăn vào chân núi Cấm. Đích thân trại chủ luôn lui tới xem xét nhắc nhở đám thợ đóng thuyền. Vũ Khánh sớm tỏ rõ là một tài năng trong việc chế tác thuyền bè. Vốn gốc người cửa biển vùng châu Hoan, lại thạo nghề sông nước, đặc biệt khả năng tính toán sức cơ động tiến lui xoay trở cho mỗi chiếc thuyền lớn nhỏ khá tinh diệu. Phùng trại chủ hài lòng lắm. Luôn theo sát trại chủ là công tử trưởng Phùng Hưng. Mới mười hai tuổi công tử đã ra dáng một thiếu niên với vóc người khỏe mạnh. Khác với hai em thường hay ưa thích chơi và học tại gia, Công Phấn rất hứng thú khi được cha cho đi cùng ra ngoài mỗi khi có việc. Công tử nai nịt gọn gàng, dáng đi nhanh vững khác thường, đặc biệt là cặp mắt sáng lấp loáng như có thần khí. Phùng công tử bám sát cha thoăn thoắt nhảy từ bờ xuống sạp thuyền. Chiếc thuyền nhỏ chòng chành nhưng ngay lập tức đã cân bằng được. Vũ Khánh kín đáo vận công tấn xuống đôi chân ghìm chiếc thuyền lặng phắc trên mặt nước. Phùng trại chủ tỏ vẻ hài lòng, ông khẽ vuốt chòm râu đã bạc đến quá nửa chậm rãi bảo:
- Vũ đệ võ công khá lắm! Mai này mong đệ kèm cặp các tiểu điệt thì thật hân hạnh.
Vũ Khánh sắc mặt tươi nhuần đón nhận lời khen đồng thời khẽ vòng tay thủ lễ:
- Cảm ơn Phùng trại chủ ban khen. Tiểu đệ vẫn được các lão trượng kể về công phu tài đức của trại chủ. May được gần trại chủ và các tiểu công tử, biết được chân tài thực học của ngài, tiểu đệ trộm nghĩ mai này việc lớn ắt thành. Công tử đây tướng mạo phi phàm, ắt là bậc trượng phu sau này. Nay mai, nếu Phùng trại chủ cho phép, Vũ đệ xin được cùng công tử làm một cuộc khảo sát các sông hồ xung quanh phủ Tống Bình. Cũng là để công tử luyện rèn thêm gân cốt.
Phùng Hạp Khanh trìu mến nhìn con, nói:
- Tiểu tử hãy mau cảm ơn tráng sĩ đi. Các con nên nhớ, ở đời bể học vô cùng, nhất là học về cái tâm, cái đức của những người hiền sáng như tráng sĩ đây, tuổi tuy còn trẻ nhưng đã sớm có chí hướng vì nước vì dân, sẵn sàng xông vào nơi nước sôi lửa bỏng không quản ngại tấm thân quý giá của mình.
Phùng Hưng vòng tay thủ lễ về phía tráng sĩ. Cậu thiếu niên như định nói điều gì song vẫn im lặng. Vũ Khánh thấy thế cất lời:
- Lời của Phùng trại chủ tiểu đệ xin ghi sâu trong lòng. Mai này nhất định dốc sức vì việc nước. Vũ Khánh nguyện coi công tử là chủ nhân suốt đời của mình, dù thịt nát xương tan cũng không thay đổi. Cảm tạ Phùng trại chủ đã tin cậy.
Sau khi xem xét một lượt mấy chiếc thuyền nhỏ nhưng tinh gọn và chắc chắn, Phùng trại chủ tỏ vẻ hài lòng. Trại chủ bàn bạc và cho sửa sang một số chi tiết trong khoang thuyền. Vũ Khánh trao đổi nhanh với toán thợ mộc vốn được kén ra từ những tráng đinh giỏi bơi lặn ở Đường Lâm. Trời cũng vừa chiều. Tiết thu se lạnh mà họ Vũ cùng toán thợ mộc khắp người đều thấm đẫm mồ hôi. Thấy Phùng trại chủ dắt công tử đi ngược lên phía triền đồi đang chỉ trỏ về hướng xa, Vũ Khánh chỉ vào chiếc cồn tít bên kia sông bảo toán thợ:
- Công việc cũng đã tạm xong. Ta cùng các bác hãy tắm sông một mẻ. Từ đây đến cái cồn kia ước đến trên nửa dặm, các bác đây cũng đều thạo bơi lội cả, nay ta hãy làm một cuộc thi tài. Ta cho các bác bơi đến khoảng giữa hãy đồng loạt quay lại nhìn ta xuống nước. Rồi xem ai tới được cồn trước, nhất định ta sẽ bẩm trại chủ ban thưởng.
Mấy bác thợ mộc trần trùng trục mồ hôi mồ kê nhễ nhại đang muốn ào xuống nước nghe thế mừng rỡ đồng thanh:
- Bắt đầu đi!
Tất cả ào ào lao xuống nước.
Toán thợ sau khi ào xuống nước đã tỏ rõ là những tráng đinh thành thạo bơi lội. Ngay trong toán cũng đã có sự cạnh tranh nhau. Ai cũng muốn mau chóng bơi về phía trước. Không ai chịu nhường ai. Tiếng khỏa nước oàm oạp. Đến quá khoảng giữa đã ước định, một người mới nhớ ra thể lệ cuộc thi bèn nhô mình lên, quay đầu về phía bờ gọi to:
- Vũ huynh đệ! Đến lượt huynh đệ đấy!
Chỉ thấy chõm một tiếng rất mảnh, mặt nước nơi họ Vũ lao xuống đã im lặng như tờ. Toán người sau giây phút ngạc nhiên lại đua nhau oàm oạp bơi về phía trước.
Càng đến gần cồn, toán thợ bỗng trở nên lo lắng vì không thấy sự bám đuổi của người thách đấu phía sau. Mặt sông buổi chiều lóa nhóa như dát bạc tịnh không thấy tăm hơi họ Vũ đâu cả. Toán người vừa gắng sức bơi nhanh vừa nghi ngại lo cho họ Vũ nhưng chưa ai dám cất lên lời bỗng thấy phía trước sát cồn vọt lên bờ một trang thanh niên tuấn tú mình mảy ướt đẫm, lắc lắc mái đầu làm nước bắn tung tóe đang cười giòn giã:
- Các huynh chịu thua đệ rồi nhé!
Toán thợ ngơ ngẩn nhìn nhau, có anh chỉ biết lè lưỡi lắc đầu không thốt được lời nào. Chưa kịp định thần lại nghe chõm một tiếng rất mảnh, đã thấy họ Vũ xé nước veo véo như mũi tên lướt trên mặt sông trở về phía mấy con thuyền. Không ai bảo ai, mọi người buột miệng:
- Thật không phải người thường!
Trên đường trở về, Phùng Hạp Khanh mỉm cười tấm tắc khen ngợi Vũ Khánh:
- Vũ hiền đệ có biệt tài bơi lặn quả thực phi phàm. Người phương Bắc chắc chắn không sánh nổi.
- Phùng trại chủ quá khen. Cũng chỉ là thứ tài mọn, thói quen từ tấm bé của tiểu đệ. Cứ nhìn thấy sông nước là ngứa ngáy không chịu nổi đã để trại chủ phải chê cười. Lần sau quyết chừa cái tính bông phèng khoe khoang này đi.
- Chớ, chớ. Ta lại thấy tiểu đệ còn có tài biện luận sắc sảo, ý tứ thâm trầm khiêm nhượng nữa. Thật quý hóa. Chắc gia phụ thuở nhỏ giáo huấn nền nếp lắm.
- Đa tạ trại chủ! Gia phụ sau buổi thất thủ thành Vạn An được ba năm thì mất. Hiền đệ được dòng họ giáo dưỡng từ năm mới lọt lòng.
- Thật là một dòng họ có nền nếp gia phong. Sau này, nhất định ta phải đón các bậc lão trượng ở trong đó ra đây rèn cặp cho mấy đứa con dại mới được.
Tiểu công tử nghe cha và vị tráng sĩ họ Vũ vừa đi vừa đàm đạo, bất giác cậu bé thiếu niên bỗng như cảm thấy bao nhiêu trọng trách đang dần dồn xuống đôi vai nhỏ, dồn xuống vùng đất trù mật Đường Lâm.
Hai tuần sau, trong ánh chiều tà chạng vạng, hai chiếc thuyền gỗ nhỏ lặng lẽ rời khỏi lòng hồ rẽ nhịp chèo bơi xuôi sông Tích giang.
Đến ngã ba ngoặt vào sông Cái, sương mù đã xuống khá đậm, hai chiếc thuyền bập bềnh trôi trong sương. Tiếng chèo ăn nước lóc bóc nhịp nhàng. Đã cuối tiết thu, mặt sông lành lạnh sương khói chập chờn bí ẩn. Vũ Khánh khẽ ra hiệu cho đám tráng đinh gấp tay chèo. Chừng bốn khắc sau, trong mang mang sông nước, Vũ Khánh chỉ tay về bên phải, nơi lúp xúp những tàn cây thấm đẫm sương mù nói nhỏ:
- Các huynh đệ theo lối này, phía trong là đầm Sương Mù có mấy xóm chài ở đấy.
Đám tráng đinh im lặng như những pho tượng, chỉ đôi cánh tay dẻo dai như chão cói nhịp nhàng khỏa nước. Công tử họ Phùng khe khẽ xoay người nhìn về hướng tay chỉ của Vũ Khánh. Phía trước, sương mù ngày càng đậm đặc hơn như vây bọc lấy hai chiếc thuyền gỗ nhỏ nhoi.
Đêm đã xuống từ lâu. Hai chiếc thuyền neo giữa những đám lau lách um tùm nơi góc đầm. Tiếng vạc kêu sương thi thoảng xé toang màn đêm tịch mịch. Tiếng sương rơi loóc toóc xuống mặt hồ tối thẫm. Trong khoang thuyền, không khí ấm áp hơn. Đám tráng đinh sau một ngày rong ruổi trên sông nước chừng thấm mệt đã pho pho nhịp ngáy. Giữa khoang, bên chiếc bàn gỗ mộc mạc, ngọn đèn nhỏ sôi rí rách, những hạt mỡ li ti bắn lép bép điệp vào đêm vắng chừng như cũng làm bớt đi sự cô tịch. Đêm nay, mấy người trong lòng thuyền như cũng nhiều tâm sự khác thường. Vũ Khánh trầm tư nhìn ra ngoài, nơi mênh mang sương trắng, nói nhỏ nhẹ với chủ nhân nhỏ tuổi:
- Thưa Phùng công tử, đầm này có từ thời thượng cổ, nó rộng chẳng khác gì cửa biển vùng Ái Châu của tiểu tướng. Xưa kia, theo các bậc lão trượng răn dạy, thì phụ thân tiểu tướng vốn ưa thích chu du sông biển hải hồ đã từng lặn lội ra đây khảo sát khu đầm này. Gia phụ đã biên chép vào một bức địa đồ ghi rõ luồng lạch, sự lợi hại của phép dùng thủy binh nhằm gây sức ép với quan quân Tống Bình. Gia phụ cũng từng có mối thâm giao với một số vị huynh đệ đang sinh sống trên đầm. Theo như ước đoán của tiểu tướng, Phùng trại chủ ắt sẽ dụng đến thủy binh để tiện mưu việc lớn. Việc người cho công tử thám du cùng tiểu tướng là để công tử sớm được luyện rèn nhãn lực trong công cuộc hưng binh đuổi giặc nay mai. Là người thông thạo y nho lý số, hẳn Phùng trại chủ đã biết tường tận từng thế đất, núi non, mạch nước, hướng gió, thổ nhưỡng các vùng núi sông của đất nước ta và đã có đại kế lâu dài. Tiểu tướng trộm thấy công tử tuy tuổi nhỏ nhưng đã sớm có ý chí và năng lực khác thường, hẳn sẽ nối được chí lớn của Phùng trại chủ. Nay mai đuổi lũ giặc Bắc ở Tống Bình, đầm Sương Mù này chắc chắn là nơi dồn trữ binh lương, khi tiến có thể tập kích vũ bão bất ngờ vào nơi đầu não giặc, khi rút chắc chắn an toàn kín nhẹm, giặc nếu biết cũng chẳng thể làm gì được. Tiểu tướng cũng đã biết, Phùng trại chủ vốn rộng lòng nhân đức thương dân nên ngài luôn dùng dằng không muốn sớm động binh mà chờ đợi lũ giặc kia tự rối loạn mới ra tay. Thời cơ còn chưa đến. Người anh hùng còn như con rồng còn ẩn tàng trong đám mây vậy.
Phùng Hưng nhìn sâu vào vầng trán thanh tú nhưng cương nghị của người tráng sĩ tâm phúc của phụ thân. Hai ba năm nay, không phải ngẫu nhiên mà Phùng Hạp Khanh luôn cho tham dự những việc chuyên dành cho những bậc bề trên và các tráng sĩ tâm phúc. Phùng trại chủ hiểu khoảng thời gian đang dần eo hẹp với mình. Nhân dân ngoài vùng Đường Lâm sung túc thì nơi nơi vẫn chìm trong ách đô hộ của giặc Bắc. Lòng ông đau đớn khôn khuây. Ông những mong các tiểu công tử mau lớn nhanh như thổi, nối chí cha anh gây dựng việc lớn. Phùng Hưng bất chợt khẽ mím đôi môi dày dặn đỏ như son, hít một hơi thật sâu, nói vừa đủ nghe nhưng âm sắc, đặc biệt là tâm tư đã khiến Vũ Khánh cảm thấy chấn động:
- Cảm ơn tráng sĩ đã giảng dạy. Ta đã sớm biết tâm sự của cha ta cùng các lão trượng và các vị huynh đệ. Ngặt vì ta còn nhỏ tuổi, các tiểu đệ ta vẫn còn để gia phụ và các tráng sĩ tốn thời gian rèn cặp mà chưa dứt khoát vào việc lớn. Đêm nay đây, tại đầm Sương Mù này, ta xin thề với tráng sĩ nguyện dốc tâm lực không kể đêm ngày, nguyện cùng gia phụ và các huynh đệ sớm gắng sức, tạo dựng huyền cơ, quyết thực hiện bằng được chí lớn của gia phụ và các lão trượng. Phùng Hưng ta thề cùng trời đất, sống đánh đuổi giặc Bắc, chết cùng với muôn dân, quyết không để lũ giặc tàn hại bức bách dân ta nữa.
Lời nói còn chưa dứt, bỗng có tiếng gió dội ù ù như từ dưới lòng hồ dội lên. Ngọn đèn leo lét chập chờn chao đảo luôn chỉ trực tắt ngóm. Vũ Khánh bỗng thấy một luồng hơi lạnh tràn vào khoang thuyền nhỏ. Hai người chưa kịp định thần thì trước mắt đã hiện ra một vị lão ông tiên phong đạo cốt, ba chòm râu trắng như cước, cặp mắt trìu mến nhìn Phùng công tử vừa cười vừa nói:
- Khà… khà… Khá khen thay công tử họ Phùng. Ngươi tuổi nhỏ mà chí khí phi phàm, tâm đức sớm vẹn đủ. Ở bên ngươi ắt sau này sẽ là những lương thần mãnh tướng, văn võ gồm tài. Ta đây là tiên thánh trên Tản Viên sơn, nhân về đầm Sương Mù dự hội cờ thấy cảnh đêm tịch mịch mới thưởng ngoạn một vòng non nước. Những tưởng mọi sinh linh đều thuận theo lẽ trời đất mà yên giấc nghỉ ngơi ai hay giữa lòng hồ khuya khoắt còn có tâm sự của những bậc trung trinh phi thường như thế.
Vũ Khánh và Phùng công tử đưa mắt nhìn nhau muốn nói điều gì nhưng đều không thể cất giọng lên được đã thấy tiên ông thong thả nói tiếp:
- Ta xem thiên cơ ắt sau này khí đế vương sẽ phát lạc nơi tiểu công tử đây. Ngươi nên nhớ lấy mà chuyên tâm tu tập, tuyệt đối không được vì sốt ruột mà manh động. Việc giành lại nước không thể một sớm một chiều mà phải biết chăm dân, chờ thời, thuận theo thánh đạo. Theo ý trời, cũng chẳng lâu nữa, phương Bắc tất có nội loạn, khi ấy chúng đầu đuôi không liên lạc được với nhau, tất là thời cơ đuổi giặc, thu lại giang sơn. Ta cũng xem rằng, trong khoảng thời gian hơn hai mươi năm, Phùng gia cùng chúng tướng mới hoàn thành công cuộc đuổi giặc. Vũ Khánh, ngươi cùng Phùng Hưng hãy ghi nhớ lấy.
Lời nói của vị tiên ông vẳng vẳng như rót vào tai hai người. Chiếc đèn con leo lét chợt im vững lại. Thoáng cái, vị tiên ông tan biến vào sương lạnh. Trong khoang thuyền, bên chiếc bàn gỗ, hai người mãi còn chưa hết bàng hoàng. Phía trong, lũ tráng đinh vẫn ngáy pho pho không hề hay biết chuyện gì vừa xảy ra.
(còn tiếp)
(CLO) Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/1 USD so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD tăng với biên độ phổ biến từ 87-160 VND so với phiên trước.
(CLO) Trong một động thái được xem là sự nhượng bộ trước chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cam kết xóa bỏ thặng dư thương mại của Israel với Hoa Kỳ.
(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn như bơi thuyền, đấu vật, cờ người... Trong đó, trò chơi cờ người thu hút đông người dân địa phương và khách thập phương tham dự.
(CLO) Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết với tỷ lệ 5-4, cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục sử dụng Đạo luật Người nước ngoài thù địch năm 1798 để trục xuất nhanh chóng những người bị cáo buộc là thành viên băng đảng Venezuela, Tren de Aragua.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái vừa đăng tải quyết định lựa chọn nhà thầu cho gói thầu số 12, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái".
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được xây dựng, hướng tới biến các khu phố cổ, tuyến phố, làng nghề thành những trung tâm sầm uất, vừa bảo tồn giá trị truyền thống, vừa thúc đẩy thương mại và du lịch, nâng cao đời sống người dân.
(CLO) Trong một động thái gây chấn động giới quân sự quốc tế, chính quyền Mỹ mới đây đã bất ngờ sa thải Phó Đô đốc Shoshana Chatfield - đại diện quân sự cao cấp của Mỹ tại NATO.
(CLO) Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết sẽ mở thêm 3 bãi tắm để phục vụ du khách dịp hè 2025. Đây đều là những bãi cát đẹp nằm ven chân các đảo đất và đảo đá giữa vịnh Hạ Long.
(CLO) UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa phối hợp với Ban Quản lý đồ án và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía tây Vành đai 4 - phân đoạn 1 (Bắc sông Hồng), tỷ lệ 1/2000.
(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy một đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất” được thiết kế riêng, mang đậm dấu ấn của sự kiện lịch sử 30/4.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Valvoline ra mắt MaxLife từ năm 1999, giúp xe chạy 120.000 km giảm rò rỉ dầu, mở lối bảo vệ động cơ tối ưu.
(CLO) Bệnh Viện Đa khoa Thành Phố Vinh vừa đăng tải thông tin mời thầu cho 3 gói thầu thuộc kế hoạch lựa chọ nhà thầu "Mua sắm thuốc năm 2025-2026".
(CLO) Phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" (Địa đạo) thu gần 20 tỷ đồng trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Đây là cột mốc chưa từng có.
(CLO) Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị, các địa phương, bộ, ngành liên quan, với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
(CLO) Giá dầu Urals của Nga lao dốc 9,69 đô la từ 1/4, phản ánh biến động toàn cầu sau thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn như bơi thuyền, đấu vật, cờ người... Trong đó, trò chơi cờ người thu hút đông người dân địa phương và khách thập phương tham dự.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn A nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!
(CLO) Sới vật hội làng Giá năm 2025 là nơi các trai làng tranh đua lành mạnh với tinh thần thượng võ, góp phần tạo không khí vui tươi cho lễ hội.
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn".
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.