Tin giả về vắc-xin, sự ngờ vực hay lực cản trong cuộc chiến chống Covid toàn cầu

Thứ năm, 03/12/2020 10:51 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi số người nhiễm và tử vong vì Covid vẫn không ngừng gia tăng trên khắp toàn cầu, khi “chân dung” về một loại vắc-xin chính thức còn chưa chính thức hiện diện thì cuộc chiến chống Covid trên toàn cầu lại phải đối mặt với một lực cản mới không hề đơn giản: vấn nạn tin giả về vắc-xin.

“Đại dịch thứ hai”

“Second pandemic” - “đại dịch thứ hai” - là cách IFRC “chỉ mặt đặt tên” về sự xuất hiện ngày càng ồ ạt những thông tin sai lệch, nhiễu loạn về vắc-xin. IFRC gọi đó là “vấn nạn tin giả về vắc-xin”.

Để chứng minh cho nhận định của mình, IFRC viện dẫn ra hàng loạt ví dụ và sau đó, cũng chính IFRC chứng minh thông tin đó đã sai lệch, vô căn cứ như thế nào. Đơn cử như trước câu hỏi: Có phải những người sáng lập BioNTech đã tuyên bố trên Twitter rằng BioNTech sẽ chính thức cung cấp vắc-xin coronavirus trong năm nay không, câu trả lời “fake” từ phía BioNTech, sẽ là: Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, chúng tôi sẽ cung cấp vắc-xin vào cuối năm nay, đầu năm 2021. Nhưng, trên thực tế, sự thực là cả nhà sáng lập BioNTech Neither Ugur Sahin và vợ ông Özlem Türeci đều quả quyết rằng cả hai người không hề có tài khoản Twitter cá nhân. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian rất ngắn sau khi xuất hiện, thông tin sai lệch trên tài khoản của Özlem Türeci đã nhận có tới 50.000 người quan tâm, còn trên tài khoản của Neither Ugur Sahin cũng có 7.000 người quan tâm rất nhanh sau khi được đăng tải.

Báo Công luận

Hay như thông tin: Liệu vắc-xin BioNTech/Pfizer có làm thay đổi DNA của con người không?. Trong bài đăng trên Twitter, Emerald Robinson, phóng viên Mỹ đang làm cho tổ chức truyền thông bảo thủ Newsmax, đã viết: Vắc-xin BioNTech/Pfizer sử dụng công nghệ mDNA chưa từng được thử nghiệm hay phê duyệt. Nó giả mạo DNA của bạn. 75% tình nguyện viên đã gặp phải tác dụng phụ khi được test loại vắc-xin này. Xin hãy cẩn trọng. Nhưng thực tế, theo thông tin mà IFRC đã xác minh, đúng là vắc-xin BioNTech/Pfizer chưa được chấp thuận nhưng đã có nhiều nghiên cứu về loại vắc-xin này trong vài năm qua. Vắc-xin này sử dụng công nghệ được gọi là RNA, sử dụng các đoạn mã di truyền Covid-19 để tạo ra virus bên trong cơ thể con người. Hệ thống miễn dịch của con người sau đó sẽ nhận diện ra loại virus này và bắt đầu tạo ra các kháng thể để sản xuất ra các kháng thể để chống lại virus đó. Và thực tế, việc tiêm RNA không làm thay đổi hay xáo trộn trình tự DNA trong cơ thể theo bất kỳ một cách nào. IFRC dẫn tuyên bố của Paul-Ehrlich - Viện nghiên cứu Liên bang về vắc-xin và y sinh học của Đức - rằng: Không có nguy cơ tích hợp nào mRNA vào gen người. Ở cơ thể người, bộ gen nằm trong nhân tế bào ở dạng DNA. Việc tích hợp RNA vào DNA là không thể do cấu trúc hóa học hoàn toàn khác nhau. Hơn thế nữa, chưa có bằng chứng nào chứng minh sự tích hợp mRNA vào tế bào sau khi được tiêm sẽ chuyển hóa thành DNA. Mà tựu trung lại, theo các chuyên gia, không có loại vắc-xin có thể làm thay đổi DNA của con người.

Hay như thông tin: Có phải chính phủ Peru đang tiến hành cưỡng bức người dân tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được đăng tải trên Facebook ngày 7/11. Theo như thông tin này thì tại Peru, việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 là bắt buộc và tất cả những ai từ chối tiêm chủng sẽ bị bắt. Nhưng trên thực tế đã được xác minh cũng như theo khẳng định của Bộ trưởng Y tế Peru Pilar Mazzetti, Peru không hề thực hiện tiêm chủng bắt buộc, tại nước này tại giai đoạn này cũng chưa có loại vắc-xin nào được phê duyệt.

Vấn nạn cần phải lập tức được loại bỏ, sự ngờ vực phải được đánh bại

Đó là quan điểm rất rõ ràng của IFRC về vấn nạn này. Chủ tịch IFRC Francesco Rocca, cũng kêu gọi chính phủ các nước cùng các tổ chức quốc tế hãy nhanh chóng “kích hoạt cuộc chiến chống lại nạn tin giả về vắc-xin Covid-19”, rằng muốn chiến thắng được Covid-19 thì không chỉ là câu chuyện phòng/chống dịch, câu chuyện tìm kiếm vắc-xin mà điều không kém phần quan trọng là đánh lùi, đánh bại được sự hoài nghi đang ngày càng lan rộng về những nỗ lực chiến đấu lại dịch bệnh. Bởi, theo IFRC, sự hoài nghi ấy chính là mảnh đất màu mỡ để tin giả về vắc xin nảy nở. “Để đánh bại Covid-19, chúng ta cũng cần phải đánh bại sự ngờ vực đang song hành cùng đại dịch này. Sự ngờ vực ấy luôn cản trở những nỗ lực ứng phó chung của chúng ta và điều đó có thể hủy hoại khả năng tiêm chủng cộng đồng để phòng ngừa đại dịch” - ông Francesco Rocca nhấn mạnh trong bài phát biểu trực tuyến trước các phóng viên đến từ Hiệp hội phóng viên Liên hợp quốc trước thềm Phiên họp đặc biệt cấp cao của Liên hợp quốc về đại dịch Covid-19 (ngày 3-4/12 tại New York).

Báo Công luận

Điều đáng lưu tâm là những cảnh báo này không chỉ đến từ IFRC. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã cảnh báo những thông tin giả và sai lệch có thể gây tổn hại cho các chương trình tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19. Minh chứng là số liệu do Đại học Johns Hopkins nghiên cứu ở 67 nước cho thấy, số người ủng hộ, chấp thuận tiêm vắc-xin đã giảm khá mạnh trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 vừa qua. Như tại Nhật, giảm từ 70% xuống còn 50%, tại Pháp, từ 51% xuống chỉ còn 38%. Các nhà khoa học Anh vừa qua cũng lên tiếng cảnh báo là nước Anh rất dễ không đảm bảo được ngưỡng chấp thuận tiêm vắc-xin để bảo vệ cộng đồng, rằng thông tin sai lệch đã khiến dân chúng không tin tưởng, chần chừ về việc tiêm vắc xin. 

Tỷ lệ này, được cho là còn thấp hơn nữa tại các quốc gia châu Phi. Thậm chí châu lục này còn được cho là chưa sẵn sàng cho việc tiêm chủng vắc-xin đại trà ngừa Covid-19 (?). 

Như vậy, trong bối cảnh vắc xin ngừa Covid-19 đang nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để ra thị trường thì vấn nạn tin giả về vắc-xin Covid-19 hoàn toàn có thể đẩy lùi mọi nỗ lực. Và nếu điều tồi tệ này xảy ra, thì ví von cái gọi là “đại dịch thứ hai mang tên tin giả vắc-xin” là hoàn toàn  không khiên cưỡng, và nhân loại sẽ còn chìm trong cơn bĩ cực.

Hà Anh

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế