Tín hiệu đằng sau việc Mỹ bán tên lửa đất đối không cho Đài Loan

Thứ tư, 21/10/2020 16:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc Nhà Trắng chấp thuận việc bán vũ khí nâng cao cho Đài Loan vào tuần trước là một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường hỗ trợ mạnh mẽ cho việc bảo vệ hòn đảo trước sự đe doạ từ Trung Quốc.

Đài Loan có thể đưa tên lửa đất đối không SLAM-ER lên máy báy chiến đấu F-16 nếu việc bán chúng được Quốc hội Mỹ thông qua. Ảnh: Nikkei

Đài Loan có thể đưa tên lửa đất đối không SLAM-ER lên máy báy chiến đấu F-16 nếu việc bán chúng được Quốc hội Mỹ thông qua. Ảnh: Nikkei

Đơn hàng bao gồm tên lửa không đối đất SLAM-ER, máy bay không người lái và hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển. Theo các nhà phân tích, các thiết bị này sẽ ngay lập tức tăng cường khả năng của Đài Loan để chống lại một số kịch bản tấn công của Trung Quốc. Reuters dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết đơn hàng vũ khí này trị giá khoảng 5 tỷ USD.

Nếu Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận - một điều gần như chính thức được sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với việc bảo vệ Đài Loan - thì Mỹ sẽ bán khoảng 17,5 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan trong bốn năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bắc Kinh giữ lập trường phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, nơi mà Trung Quốc coi là một phần lãnh thổ 'không thể tách rời' của mình. Nhưng các loại vũ khí cụ thể đang được bán tạo thành một gói đa dạng, sẵn sàng tấn công mà các chuyên gia cho rằng có thể cho thấy sự thay đổi trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ và có thể chọc tức Trung Quốc nhiều hơn bình thường.

Các quan chức Nhà Trắng đã thảo luận nội bộ về việc chấm dứt chính sách "mơ hồ chiến lược" của Washington, theo Financial Times. Hoa Kỳ hiện từ chối tiết lộ công khai liệu họ có hỗ trợ quân sự cho Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc đe doạ hay không.

Tuy nhiên, việc bán vũ khí gửi thông điệp của riêng nó. Tên lửa không đối đất SLAM-ER tầm xa do Boeing sản xuất có thể được sử dụng trong một cuộc phản công nhắm vào các mục tiêu ở Trung Quốc đại lục, hoặc về mặt lý thuyết, ngay cả trong một cuộc tấn công đầu tiên.

Dennis Weng, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sam Houston State, người đã nghiên cứu khả năng quân sự của Đài Loan cho biết: “Đó không phải là một vũ khí phòng thủ. Hoa Kỳ đang cố gắng gửi một tín hiệu mạnh mẽ hơn".

Người đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn theo dõi cuộc tập trận quân sự Han Kuang thường niên ở Đài Loan vào ngày 17 tháng 7. Cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Ảnh: AP

Người đứng đầu Đài Loan Thái Anh Văn theo dõi cuộc tập trận quân sự Han Kuang thường niên ở Đài Loan vào ngày 17 tháng 7. Cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Ảnh: AP

Washington có cam kết cung cấp vũ khí cho Đài Bắc như một phần của Đạo luật Quan hệ Đài Loan, được phê chuẩn sau khi Mỹ chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo này vào năm 1979.

Yun Sun, giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson, một tổ chức tư vấn của Washington, cảnh báo không nên coi thương vụ bán vũ khí mới nhất là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.

Bà nói: "Vào những thời điểm khác nhau, Hoa Kỳ có thể tăng hoặc giảm một số thành phần nhất định" trong các chính sách hiện có điều chỉnh quan hệ với Đài Loan. "Nếu sắp có một cuộc tấn công vào Đài Loan.., khả năng Mỹ không làm gì và không nhúc nhích là rất ít".

Bà Sun mô tả các loại vũ khí có trong 5 đợt bán hàng đã được phê duyệt là "chính xác những gì Đài Loan sẽ cần trong một chiến lược phản công bất đối xứng với Trung Quốc". 

Các quan chức và chuyên gia quân sự ở cả Hoa Kỳ và Đài Loan từ lâu đã kêu gọi Đài Bắc phát triển những khả năng như vậy để chống lại sự đe doạ của Trung Quốc. Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien hồi đầu tháng nói rằng quân đội của Đài Loan nên giống như một "con nhím", và nói thêm rằng "sư tử nói chung không thích ăn nhím".

Su Tzu-yun, một nhà phân tích cho Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh ở Đài Bắc nói: "Đài Loan ngay bây giờ nên xem xét ngân sách hạn chế của mình và các mối đe dọa do Quân đội Giải phóng Nhân dân PLA gây ra và ưu tiên các loại đạn dược chính xác như vũ khí có trong đợt bán vũ khí mới nhất". 

Tên lửa SLAM-ER và tên lửa chống hạm Harpoon trên đất liền do Boeing sản xuất có thể cho phép Đài Loan giành được "ưu thế trên biển và ưu thế trên không" trong một cuộc xung đột, trong khi máy bay không người lái MQ9 do General Atomics sản xuất sẽ "phục vụ cho nhận thức chiến trường", nếu PLA phá hủy các radar của Đài Loan trong một cuộc tấn công đầu tiên, Su nói.

Năm ngoái, Đài Loan đã đồng ý mua 108 xe tăng M1A2T Abrams từ Mỹ trong một giao dịch khiến các nhà phân tích nghi ngờ về tiện ích của chúng trong cuộc xung đột với Trung Quốc.

Vụ mua bán đó đã mang lại lợi ích cho một nhà máy sản xuất xe tăng ở bang Ohio mà Quân đội Mỹ đã xem xét đóng cửa. Trump đã đến thăm nhà máy vào tháng 3 năm 2019 và nói với các công nhân: "Chà, tốt hơn là các bạn nên yêu tôi. Tôi đã để nơi này mở cửa". 

Weng, người cũng đặt câu hỏi về việc bán xe tăng Abrams cho biết, vũ khí mà Đài Loan mua từ Mỹ có thể bị chính trị Mỹ quyết định cũng như nhu cầu quân sự của Đài Loan. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng "bất kỳ thương vụ bán vũ khí nào ... đều sẽ có hiệu quả đối với Đài Loan".

Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong hai tháng qua thường xuyên xâm phạm vùng nhận dạng phòng không trên eo biển Đài Loan, dẫn đến các cuộc tranh luận trong nội bộ Đài Loan về khả năng chuẩn bị quân sự của nước này.

Đài Loan vào năm 2011 cho biết họ sẽ loại bỏ dần nghĩa vụ quân sự bắt buộc để ủng hộ lực lượng tình nguyện viên, nhưng nam giới trong độ tuổi vẫn phải phục vụ ít nhất bốn tháng. Tuy nhiên, nghĩa vụ này thường xuyên bị chế nhạo ở Đài Loan là không làm được gì nhiều để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Vào ngày 10 tháng 10, vài ngày trước khi việc bán vũ khí được báo cáo, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã có một bài phát biểu, trong đó bà từ chối đưa ra một giọng điệu hung hăng và thay vào đó nhắc lại chính quyền của bà sẵn sàng đàm phán với chính quyền Bắc Kinh. Bài phát biểu đánh dấu ngày quốc khánh của Đài Loan.

"Đó là một hành động cân bằng rất có tính toán của Đài Loan" và là một "dấu hiệu quan trọng cho thấy Đài Loan không muốn điều này vượt khỏi tầm tay", Sun nói và thêm" "Không bên nào có ý định gây chiến vào lúc này".

Vân Trần

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h