(CLO) Tình báo Mỹ đã đánh giá thấp khả năng tấn công hạt nhân của Nga, song mối lo về những tuyên bố của Nga rằng sẽ đáp trả bằng mọi sức mạnh nếu phương Tây đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ của mình vẫn còn ở Washington và phương Tây.
Theo năm nguồn tin thân cận với tình báo Mỹ nói với Reuters, các đánh giá tình báo trong 7 tháng qua đã kết luận rằng leo thang hạt nhân không có khả năng xảy ra, bất kể Mỹ và một số quốc gia đồng minh khác đã nới lỏng các hạn chế việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của họ để tấn công vào lãnh thổ Nga.
"Các đánh giá đều nhất quán: ATACMS sẽ không thay đổi được tính toán hạt nhân của Nga", một quan chức thuộc Quốc hội Mỹ được thông báo về thông tin tình báo cho biết, ám chỉ đến tên lửa Mỹ có tầm bắn lên tới 306 km mà nước này vừa cho phép Ukraine tấn công vào Nga.
Mối lo của Mỹ và phương Tây về leo thang hạt nhân
Tuần trước, Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung có tốc độ gấp 11 lần âm thanh, gần như không thể đánh chặn và có khả năng hạt nhân. Các nhà phân tích cho rằng đây là lời cảnh báo gửi tới Washington và các đồng minh châu Âu. Song theo các thông tin tình báo Mỹ, điều này vẫn không thay đổi được kết luận kể trên.
Các quan chức Mỹ cho biết, thông tin tình báo mới đã giúp làm giảm mối lo rằng việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấn công Nga có thể khiến nước Mỹ gặp nguy hiểm và phải đối đầu với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Các quan chức Mỹ ngay từ ban đầu đã phản đối động thái này, viện dẫn những lo ngại về leo thang và sự không chắc chắn về cách ông Putin sẽ phản ứng. Một số quan chức trong Nhà Trắng và Lầu Năm Góc cho rằng việc cho phép Ukraine sử dụng tên lửa để tấn công vào bên trong nước Nga sẽ khiến Kiev, Mỹ và các đồng minh rơi vào tình trạng nguy hiểm chưa từng có, khiến Nga có thể trả đũa bằng vũ khí hạt nhân.
Dù một số quan chức vẫn đang tin rằng những lo ngại về leo thang, bao gồm cả nỗi sợ hạt nhân, đã bị thổi phồng quá mức, nhưng thừa nhận rằng tình hình chung ở Ukraine vẫn nguy hiểm và leo thang hạt nhân không phải là không thể.
Angela Stent, Giám đốc nghiên cứu Âu Á, Nga và Đông Âu tại Đại học Georgetown, cho biết: “Nguy cơ leo thang chưa bao giờ là không có. Mối lo ngại hiện nay đang lớn hơn”.
Nỗi lo sợ về leo thang hạt nhân đã là một yếu tố trong suy nghĩ của các quan chức Mỹ kể từ khi Nga xung đột với Ukraine vào đầu năm 2022. Giám đốc CIA William Burns cho biết có nguy cơ thực sự vào cuối năm 2022 rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Ukraine.
"Không thể loại trừ bất cứ điều gì"
Trong phát biểu hôm thứ Tư, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev không loại trừ khả năng Nga sẽ phải tấn công các căn cứ quân sự của NATO trong trường hợp leo thang do việc sử dụng vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất chống lại Nga.
"Nếu xung đột phát triển theo kịch bản leo thang, không thể loại trừ bất cứ điều gì, bởi vì các quốc gia thành viên NATO thực sự đã tham gia đầy đủ vào cuộc xung đột này", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Al Arabiya.
Ông đưa ra bình luận này khi trả lời câu hỏi liệu Nga có thể tấn công các trung tâm quân sự ở Romania và Ba Lan hay không, nếu các tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất vẫn tiếp tục được sử dụng để chống lại nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết tại một cuộc họp báo rằng: "Tín hiệu quân sự-chính trị rất rõ ràng - chúng tôi đã truyền đạt nó cho cả Mỹ và các đồng minh của họ, những người đã thực hiện các bước thực tế để chuẩn bị triển khai và bố trí các tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới", bà tuyên bố. "Tôi tin rằng họ nên tập trung vào tín hiệu, thông điệp mà chúng tôi đã gửi đi".
Trong khi đó, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu quốc gia Viện Kurchatov của Nga, Mikhail Kovalchuk, cho biết năng lực hạt nhân của Nga là đảm bảo chủ quyền toàn vẹn của nước này và Mỹ hiểu rõ hậu quả của việc sử dụng năng lực này.
"Chúng ta là một trong số ít các quốc gia có chủ quyền, không muốn nói là duy nhất. Bởi vì chỉ có chúng ta mới có thể biến nước Mỹ thành tro bụi hạt nhân...”, ông nhận định và lưu ý rằng Nga nên tiếp tục tăng cường năng lực này.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh thời gian thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến ngày 30/9/2026 do liên quan đến nhà thầu xây dựng phần còn lại của cầu Phước Khánh.
(CLO) Mẫu sedan cỡ nhỏ Nissan Almera 2024 được bổ sung thêm một phiên bản tại thị trường Việt Nam, đồng thời giá bán lẻ cũng thấp hơn đời trước khoảng 30 triệu đồng.
(CLO) Người dân Hàn Quốc vẫn giữ lập trường phản đối mạnh mẽ việc cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine, bất chấp những lời kêu gọi từ Kiev và các đồng minh.
(CLO) Gazprom đang giả định trong kế hoạch nội bộ cho năm 2025 rằng họ sẽ không gửi khí đốt tự nhiên đến châu Âu qua Ukraine kể từ ngày 1/1, một nguồn tin biết về kế hoạch của gã khổng lồ khí đốt Nga nói với Reuters.
(CLO) Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác nhận đang điều tra hàng loạt mối đe dọa bạo lực nhắm vào các thành viên trong đội ngũ chuyển giao quyền lực và nội các của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(CLO) Sau khi mùa bảo dưỡng tại các nhà máy lọc dầu kết thúc, các lô hàng sản phẩm dầu mỏ tinh chế xuất khẩu của Nga đã tăng vọt cho đến nay trong tháng 11 lên mức cao nhất trong tám tháng, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
(CLO) Với mức độ nguy hiểm được đánh giá là mất an toàn cao, Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên đã báo cáo với cơ quan cấp trên, triển khai các biện pháp trục vớt an toàn và tổ chức di dời quả bom nặng hơn 1,3 tấn.
(NB&CL) Dự án Đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư số 1 mở rộng không chỉ chậm tiến độ do chưa thể giải phóng được mặt bằng thi công, mà Thanh tra tỉnh Quảng Nam còn chỉ rõ việc thực hiện huy động vốn bằng hình thức phân chia quyền sử dụng đất là không đúng quy định.
(CLO) Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ vào thứ Ba vừa rồi, các hãng hàng không đã bỏ túi hàng tỷ USD từ những khoản phụ phí, như tính thêm phí cho khách hàng để chọn chỗ ngồi hoặc mang theo hành lý xách tay.
(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.
(NB&CL) Thực trạng lý luận, phê bình điện ảnh ở nước ta hiện nay đang được xem là mờ nhạt, thậm chí còn có sự thụt lùi và tạo ra những “khoảng trống”. Giờ đây, khi đời sống điện ảnh đang có những bước phát triển rõ rệt thì việc lấp đầy những “khoảng trống” đó cần được thực hiện càng nhanh càng tốt.
(NB&CL) Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự hội tụ mạnh mẽ của các yếu tố như chính sách ưu đãi từ Chính phủ, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và sự đổi mới công nghệ nhanh chóng. Tất cả những yếu tố này đã tạo nền tảng vững chắc cho các dự án đột phá định hình tương lai của ngành công nghiệp ô tô.
(CLO) Người dân Hàn Quốc vẫn giữ lập trường phản đối mạnh mẽ việc cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine, bất chấp những lời kêu gọi từ Kiev và các đồng minh.
(CLO) Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác nhận đang điều tra hàng loạt mối đe dọa bạo lực nhắm vào các thành viên trong đội ngũ chuyển giao quyền lực và nội các của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(CLO) Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ vào thứ Ba vừa rồi, các hãng hàng không đã bỏ túi hàng tỷ USD từ những khoản phụ phí, như tính thêm phí cho khách hàng để chọn chỗ ngồi hoặc mang theo hành lý xách tay.
(CLO) Đảng Giấc mơ Georgia cầm quyền hôm thứ Tư tuyên bố cựu tiền đạo của câu lạc bộ Manchester City, Mikheil Kavelashvili, sẽ là ứng cử viên cho chức Tổng thống Georgia trong cuộc bỏ phiếu đại cử tri vào giữa tháng 12 tới.
(CLO) Hệ thống đánh chặn máy bay không người lái (UAV) tiên tiến mới của Mỹ đã được đánh giá như "bước đột phá" sau khi được thử nghiệm thành công trên tuyến đầu chiến sự ở Ukraine.
(CLO) Lệnh ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah của Lebanon đã được thực hiện vào thứ Tư theo thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Hiện, người dân ở cả hai nước bắt đầu trở về nhà ở khu vực biên giới bị tàn phá sau 14 tháng giao tranh.
(CLO) Theo đánh giá của hãng tin Reuters, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ sử dụng khoản tiền 300 tỷ USD của Nga bị đóng băng ở phương Tây để gây sức ép trong các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine tới đây.
(CLO) Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đã ủng hộ chính sách của bà về người tị nạn, Nga và nền kinh tế khi giới thiệu cuốn hồi ký mới tại Berlin. Những người chỉ trích cho rằng cuốn sách hơn 700 trang này không mang lại nhiều thông tin mới.