Thêm 42 người Palestine thiệt mạng khi Israel ném bom ở Gaza, nạn đói đang lan rộng
(CLO) Theo nguồn tin y tế từ Al Jazeera, ít nhất 42 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel trên khắp Dải Gaza.
Theo dõi báo trên:
Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của nước ta từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay. Những thành tựu cách mạng trong mỗi giai đoạn đều có công sức đóng góp to lớn của cả bộ máy Nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung.
Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ, công tác tổ chức bộ máy là then chốt của then chốt, quyết định to lớn tới sự phát triển của đất nước. Kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta càng xác định tầm quan trọng của việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Vấn đề tinh gọn bộ máy được nhắc tới trong các nghị quyết đại hội Đảng nhiều nhiệm kỳ gần đây và Ban Chấp hành Trung ương các khóa (từ khóa VII đến nay) cũng ban hành rất nhiều nghị quyết chuyên đề về đổi mới, kiện toàn bộ máy.
Thực hiện chủ trương của Đảng, công tác đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã được các cấp triển khai thực hiện bài bản, quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực. Chẳng hạn, ngày 17/4/2015, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức với mục tiêu đến năm 2021 tinh giản tối thiểu 10% biên chế. Kết quả, chúng ta đã tinh giản được 11,67% biên chế trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định: “Cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo; phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng…”; “Bộ máy cồng kềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển, là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm đi vào thực tiễn cuộc sống hoặc một số chủ trương không được triển khai hoặc triển khai hình thức trên thực tế”.
Phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trên tinh thần khẩn trương quyết liệt và đổi mới, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt triển khai nhiệm vụ lớn mà Trung ương 10 đã xác định.
Tổng Bí thư cũng gợi mở nội dung quan trọng xin ý kiến Trung ương, về chủ trương tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết 18 và tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nhất là cấp Trung ương. Tổng Bí thư nêu rõ vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được đề cập trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng.
Trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XII, Trung ương đã ban hành Nghị quyết 18 về đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả việc triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả bước đầu. Nhưng cũng còn nhiều việc chưa làm được, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn cồng kềnh nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối, chức năng, nhiệm vụ còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết của tình hình thực tiễn.
Tổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị đã thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ, tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết 18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ để tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trước hết là các cơ quan Trung ương.
Xác định đây là công việc phải làm nhanh, sớm hoàn thành trước Đại hội Đảng lần thứ XIV, cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn chủ trương sớm được thực hiện một cách quyết liệt đồng bộ, bài bản, tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Ngay sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, các công việc đã được triển khai rất tích cực với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết nghị quyết 18 ban hành quy chế hoạt động phân công trách nhiệm, kế hoạch thực hiện hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiến hành tổng kết, theo đề cương và có định hướng cụ thể.
Tổng Bí thư nhấn mạnh đây là vấn đề đặc biệt hệ trọng, tác động đến sự phát triển của đất nước, tâm tư tình cảm, quyền lợi của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Do vậy Bộ Chính trị báo cáo Trung ương về chủ trương triển khai tổng kết để thống nhất những vấn đề về định hướng cách làm và bước đi lộ trình cụ thể kết quả tổng kết và đề xuất cụ thể về tinh gọn, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng này. Từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Trong phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Do đó, phải thật khẩn trương triển khai các công việc theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, Trung ương không chờ cấp tỉnh; cấp tỉnh không chờ cấp huyện; cấp huyện không chờ cơ sở. Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập, cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo phải chủ động không chờ đợi các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.
Trên cơ sở những nguyên tắc xuyên suốt đã xác định, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo, ý kiến các cơ quan, đơn vị qua tổng kết; ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, các cán bộ thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài… để đề xuất cụ thể việc tinh gọn các ban Đảng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Quốc hội, các đoàn thể. Đồng thời, chủ động nghiên cứu mô hình bên trong từng cơ quan sau khi sáp nhập, hợp nhất.
Nhấn mạnh “không tinh gọn bộ máy không phát triển được”, Tổng Bí thư dẫn chứng, hiện ngân sách đang chi khoảng gần 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển. Đất nước muốn phát triển được, muốn dự án này, dự án kia thì tiền ở đâu?
Trước đó, trong các phiên thảo luận tại Quốc hội, vấn đề tổ chức bộ máy cũng là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.
Khi thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian để nói về tổ chức bộ máy. Theo Tổng Bí thư, từ Đại hội XII, nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, phải sắp xếp, phải tinh gọn. Tuy nhiên, hiện nay mới làm từ dưới lên, như xã, huyện sáp nhập, còn tỉnh chưa làm tới, và mới thực hiện sắp xếp ở một số vụ, cục, tổng cục của bộ ngành…
“Trung ương mà gọn được thì tỉnh sẽ gọn. Nhưng cách thức phải như thế nào và đây là vấn đề rất lớn, sắp tới phải bàn”, nhấn mạnh điều này, Tổng Bí thư chỉ rõ, việc ở đâu cũng phải làm, và tới đây Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu, Quốc hội gương mẫu, Chính phủ gương mẫu.
Theo Tổng Bí thư, trong khi các nước mức chi là hơn 40%, ít nhất phải được trên 50% ngân sách để phục vụ cho phát triển, cho quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, an sinh xã hội... “Chúng ta so sánh thôi cũng vô cùng sốt ruột. Cứ phình ra như thế, cứ như thế… Vì sao không thể tăng lương, vì tăng lương trong khi bộ máy khổng lồ thì chi cho bộ máy sẽ lên đến 80 - 90% chi ngân sách. Làm gì còn tiền ngân sách để làm các hoạt động khác”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Cũng tại Quốc hội, khi thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thẳng thắn nói, trên thế giới, chưa có nước nào có đơn vị hành chính cấp huyện, xã nhiều như Việt Nam, kể cả cấp tỉnh cũng vậy. Vì thế, cũng chưa có đất nước nào mà chi thường xuyên cho tổ chức bộ máy và con người lớn như Việt Nam.
Nhắc lại tinh thần của Tổng Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó có cả hệ thống hành chính Nhà nước, cả cơ quan Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan Đảng, đặc biệt các đơn vị hành chính, bà Trà cho rằng, các cấp, các ngành cần “tinh thần sẵn sàng”, chứ không chỉ sắp xếp đơn vị cấp huyện, cấp xã.
Tại cuộc làm việc với Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tập trung hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Trong đó, khẩn trương thực hiện Nghị quyết số 18 về tinh gọn tổ chức bộ máy với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, thống nhất về tư tưởng của cả hệ thống chính trị.
Theo Tổng Bí thư, đây là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, hy sinh của từng cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, tất cả vì sự phát triển của đất nước. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, trong đó chú trọng công tác thẩm định, đánh giá cán bộ; tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, cán bộ cấp cơ sở; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung làm động lực cho sự phát triển nhanh, bền vững đất nước.
Khánh An
(CLO) Theo nguồn tin y tế từ Al Jazeera, ít nhất 42 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel trên khắp Dải Gaza.
(CLO) Ngày 29/11, theo thông tin từ Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 60 chuyến tàu biển đăng ký cập bến, dự kiến mang theo khoảng 90.000 khách du lịch đến với Quảng Ninh trong năm 2025.
(CLO) Chiến lược gia người Bồ Đào Nha vẫn chưa hoàn toàn hài lòng với màn trình diễn của các học trò trong trận thắng 3-2 trước Bodo tại Europa League.
(CLO) Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung - cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ.
(CLO) Xe taxi chở khách tham quan TP Đà Lạt (Lâm Đồng) vừa tông vào hàng rào, lộn nhiều vòng khiến bé gái tử vong, 3 người bị thương.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Văn bản số 1026/TTg-CN ngày 28/11/2024 về việc công nhận thành phố Phủ Lý mở rộng nội thành theo tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam.
(CLO) Hiện nay, nhiều dòng xe mới hiện đại đều được trang bị hệ thống tự động tắt máy (start-stop). Tuy nhiên, tính năng này không phải lúc nào cũng được người dùng ưa chuộng, bởi một số lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến độ bền của xe trong thời gian dài.
(CLO) Theo báo cáo của UBND TP Hạ Long, năm 2024 tổng khách du lịch ước đạt 10,6 triệu lượt, bằng 122% so cùng kỳ năm 2023
(CLO) Ngân hàng Nhà nước mới đây ban hành Thông tư 50 quy định về các yêu cầu bảo đảm an toàn, bảo mật đối với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin cho biết 100 máy bay không người lái và 90 tên lửa đã được phóng vào Ukraine trong hai ngày qua "để đáp trả các cuộc tấn công sâu" bên trong nước Nga, đồng thời tuyên bố có thể sẽ tấn công Kiev bằng tên lửa siêu thanh Oreshnik.
(CLO) Kể từ tháng 12/2024, bộ đôi ô tô bán chạy Ford Everest và Ranger tại thị trường Việt Nam sẽ không còn một số công nghệ và tính năng cho người dùng.
(CLO) Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát và Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh Thái Bình tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Cách đây vài tháng, Tổng thống đắc cử Donald Trump từng tuyên bố sẽ bỏ tù Giám đốc điều hành Meta, ông Mark Zuckerberg, "cả đời" nếu ông này can thiệp vào bầu cử. Tuy nhiên, dịp Lễ Tạ ơn vừa qua, mối bất hòa giữa hai bên dường như đã dịu lại.
(CLO) Trung Quốc và Nga đang đẩy mạnh các nỗ lực phát triển các tuyến vận tải Bắc Cực, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa hai quốc gia này và phương Tây ngày càng gia tăng.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Tuyên Quang về tình hình thực hiện dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 qua địa bàn.
(CLO) Lực lượng chức năng vừa phát hiện gần 600kg pháo nổ vô chủ trong vườn cà phê ở huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai).
(NB&CL) “Vùng phát thải thấp” có lẽ là một trong những cụm từ được chính quyền, người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Đây đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho thực trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi phương tiện giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức từ việc triển khai giải pháp này cũng không hề nhỏ.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.