Tỉnh Long An dừng áp đặt các nhà trường chọn sách Cánh Diều

Thứ năm, 18/06/2020 08:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước đây Long An là tỉnh 100% các trường chọn duy nhất bộ sách Cánh Diều. Điều này khiến các chuyên gia và dư luận đặt nhiều hoài nghi về sự thiếu khách quan.

Sự kiện: Long An

Thông tin trên báo chí, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) làm việc với UBND tỉnh Long An và Sở GD&ĐT về việc tỉnh chỉ chọn 1 bộ sách giáo khoa  (SGK) lớp 1, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện đúng theo Thông tư 01 của Bộ GD&ĐT.

Theo đó, tỉnh Long An sẽ sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa lớp 1, các trường sử dụng bộ SGK do giáo viên nhà trường lựa chọn trước đó.

Bà Lê Thị Song An, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Long An thông tin: Thực hiện Thông tư 01/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông, Sở thống nhất để các trường sử dụng bộ sách Hội đồng chọn sách đã chọn lựa trước đó, không áp dụng 100% trường tiểu học trong tỉnh chọn bộ sách Cánh Diều.

Thời gian qua, các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia đã không đồng tình với việc cả tỉnh chọn chung một bộ sách và nghi ngờ có những dấu hiệu tiêu cực (ảnh Trinh Phúc).

Thời gian qua, các đại biểu Quốc hội và các chuyên gia đã không đồng tình với việc cả tỉnh chọn chung một bộ sách và nghi ngờ có những dấu hiệu tiêu cực (ảnh Trinh Phúc).

Theo chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên, việc địa phương thống nhất sử dụng bộ SGK lớp 1 do giáo viên nhà trường lựa chọn là hợp lý.

Vì theo Thông tư 01 của Bộ GD&ĐT, nếu các trường lựa chọn SGK đúng quy trình đã quy định thì địa phương phải tôn trọng kết quả đó.

Không có lý do gì địa phương chỉ chọn duy nhất bộ SGK trong khi thực tế các trường chọn từ nhiều bộ SGK khác nhau.

Trước đó, UBND tỉnh Long An thống nhất theo tờ trình của Sở GD&ĐT về kết quả lựa chọn bộ SGK lớp 1 sử dụng trong năm học 2020 - 2021. Bộ SGK lớp 1 được lựa chọn là Cánh Diều.

Trước đây, Long An là tỉnh 100% các trường chọn duy nhất bộ sách Cánh Diều. Kết quả này được các chuyên gia đánh giá là “rất lạ”. Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết ông nghi ngờ về kết quả chọn lựa SGK này.

Bởi, hiện có 46 đầu SGK của 9 môn học lớp 1 để các thầy cô lựa chọn cho việc học tập trong năm học 2020 -2021. Môn tiếng Việt 1 có 5 đầu sách, Toán 1 có 5 đầu sách, Đạo đức có 5 đầu sách... nên trong một trường nếu thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Thông tư 01 thì kết quả ở tất cả môn học 100% chọn cùng một bộ SGK đã là điều khó xảy ra.

 “Trong một trường kết quả lựa chọn của 9 môn học không nằm vào một bộ sách thì nhiều trường trong một quận, nhiều quận trong một tỉnh lại chọn 100% sách của một bộ là nghi lắm.

Hình như có can thiệp, bởi nếu để bỏ phiếu kín, không ai chỉ đạo thì rất dễ khác nhau.

Sự ngẫu nhiên theo cách nhìn nhận của mỗi người khác nhau nên kết quả sẽ khác nhau. Còn cả tỉnh chọn một bộ sách cả 9 môn thì hơi nghi ngờ về sự can thiệp. Còn can thiệp như thế nào thì không ai biết được”.

Đồng quan điểm, Giáo sư Trần Đình Sử nêu quan điểm: 100% các trường trong tỉnh chỉ chọn một bộ sách là vô lý.

Việc trao quyền cho các nhà trường và giáo viên thì không thể có kết quả như vậy. Đã quy định các trường tự chủ thì làm sao có con số này được.

Nếu các địa phương thực hiện đúng Thông tư chỉ đạo của Bộ GD&ĐT thì kết quả như vậy là không bình thường.

Hiện vấn đề đặt ra lúc này là yếu tố nào đã tác động để dẫn đến việc này chưa thể khẳng định nhưng sự nguy hại của việc chọn sách nếu theo chỉ đạo hay theo lý do nào khác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Bởi, khi SGK do chính giáo viên chọn lựa thì họ sẽ có thiện cảm hơn, có cảm xúc hơn trong dạy học, hơn là những sách mà chính họ không đồng ý lựa chọn.

Bây giờ đã trao quyền cho giáo viên được tự do, được chủ động chọn SGK thì nên tôn trọng tuyệt đối.

Năm nay, nếu làm chệch choạc thì sang năm có dớp, rồi loang ra nhiều tỉnh. Tỉnh này làm được, tỉnh kia cũng làm được thì Thông tư của Bộ sẽ “vứt đi”.

Mấy ngày qua, trên diễn đàn Quốc hội các đại biểu cũng rất quan tâm về sự thiếu minh bạch trong chọn SGK.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, Nghị quyết 88 cũng trao quyền cho các địa phương chọn SGK. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 01/2020 hướng dẫn thực hiện quy định này.

Nhưng theo phản ánh của cử tri ngành giáo dục, thực tế ở nhiều địa phương quyền lựa chọn SGK của cơ sở giáo dục phổ thông không được tôn trọng.

Dư luận phản ánh một số hiện tượng chạy chọt "cửa sau" trong lựa chọn SGK mới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thực hiện đúng vai trò thanh tra, kiểm tra và chấn chỉnh những hiện tượng lệch lạc này.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (đoàn Vĩnh Long) đề nghị Bộ GD&ĐT tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong hướng dẫn, kiểm tra việc lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục, tới đây là các địa phương khi thực hiện Luật Giáo dục 2019.

Việc lựa chọn này phải đảm bảo đúng quy định, tránh hiện tượng tiêu cực, tạo niềm tin trong nhân dân.

Trong khi đại biểu Quốc hội Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình) đề nghị Chính phủ, trực tiếp là Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện tốt lựa chọn SKG lớp 1 năm học 2020-2021 - năm học đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội.

Trinh Phúc

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục