Tình trạng “làm giả ăn thật” trong giáo dục đại học - lỗi từ đâu?

Thứ năm, 20/08/2020 09:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhiều sai phạm được các cơ quan quản lý chỉ ra nhưng tình trạng các trường đại học vẫn không rút ra kinh nghiệm, “vẫn chứng nào, tật nấy” đang là vấn đề đáng báo động hiện nay. Theo các chuyên gia, lỗi này đến từ nhiều phía trong đó có vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Bát nháo trong tuyển sinh, đào tạo

Hiện nay, một số trường đại học bất chấp các quy định của Bộ GD&ĐT tiến hành tuyển sinh, đào tạo bừa bãi khiến dư luận hết sức bức xúc. Tình trạng này đã đến mức báo động, mặc dù nhiều trường đã bị thanh tra phát hiện và xử lý. Dư luận đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao câu chuyện về sai phạm trong đào tạo văn bằng 2 của Trường Đại học Đông Đô đã bị xử lý, sai phạm trong đào tạo cấp bằng của Trường Đại học Điện lực đã được vạch ra nhưng nhiều trường vẫn tiếp tục vi phạm? Điển hình cho vấn đề bất chấp dư luận và quy định pháp luật phải kể tới sai phạm có hệ thống tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội).

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ - nơi tồn tại nhiều sai phạm một cách có hệ thống (Ảnh: internet).

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ - nơi tồn tại nhiều sai phạm một cách có hệ thống (Ảnh: internet).

Với các con số mà thanh tra Bộ GD&ĐT đã chỉ ra khiến nhiều người giật mình, thậm chí nhiều chuyên gia cho rằng cần thiết đóng cửa các ngành học, thậm chí là đóng cửa trường. Cụ thể, thanh tra Bộ GD&ĐT đã chỉ ra, năm 2017, trường này tuyển sinh trình độ thạc sĩ vượt chỉ tiêu được thông báo. Trong đó khối ngành III (Kinh doanh và quản lý, Pháp luật) vượt 79%; khối ngành V (Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y) vượt 35%.

Năm 2018, tuyển sinh vượt chỉ tiêu so với chỉ tiêu trường tự xác định ở một số ngành/chuyên ngành. Cụ thể, ngành Tài chính - ngân hàng vượt 36%; ngành Quản lý kinh tế vượt 96,6%; ngành Quản lý công vượt 98%. Năm 2019, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ thạc sĩ 9/10 ngành/chuyên ngành vượt năng lực đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT. Trong đó, ngành Quản lý công vượt 236%.

Đối với tuyển sinh trình độ đại học chính quy, năm 2018 trường vượt 30,7% và năm 2019 vượt 46,3% so với chỉ tiêu trường tự xác định. Đặc biệt năm 2017, trường không được thông báo chỉ tiêu văn bằng 2 khối ngành VII (Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn - du lịch - thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng) nhưng trường vẫn tuyển sinh và đào tạo 138 sinh viên ngành ngôn ngữ Anh thuộc khối ngành này. Năm 2018, trường tự xác định chỉ tiêu nhưng không có chỉ tiêu văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh nhưng trường vẫn tuyển 342 sinh viên cho ngành này…

Các chuyên gia về giáo dục cho rằng, với hàng loạt các sai phạm, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đang biến tướng và chưa chắc đã xứng đáng là một trường đại học. Nhất là đội ngũ lãnh đạo nhà trường và các giảng viên còn cần xem xét lại việc “đứng trên bục giảng”, khi chính họ là nhân tố làm méo mó môi trường giáo dục đại học.

Từ các vụ việc có thể thấy các sai phạm trong đào tạo ở bậc đại học không hề giảm đi mà ngược lại những vụ việc bị phát hiện sau thậm chí có mức độ nghiêm trọng và ngang ngược hơn sai phạm trước.  Điều này chẳng khác nào đang thách thức dư luận, thách thức pháp luật.

Phải xử lý nghiêm, không được có vùng cấm

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận về các sai phạm của nhà trường, ông Vũ Văn Hóa - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, sai phạm nhưng… chất lượng vẫn tốt(!?).

Thậm chí, ông Hóa còn cho biết: “Đã nộp tiền phạt rồi, năm nay không được đào tạo nhiều nữa, có thế thôi. Nếu chưa rõ vấn đề thì lên Bộ mà hỏi”. Thái độ phản ứng của ông Hóa phần nào lý giải được vì sao Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ lại bất chấp quy định, đào tạo tràn lan, đào tạo xem thường các quy định của Bộ GD&ĐT đến như vậy.

Giáo dục đại học luôn được xã hội kỳ vọng và quan tâm lớn (ảnh minh họa).

Giáo dục đại học luôn được xã hội kỳ vọng và quan tâm lớn (ảnh minh họa).

Liên quan đến các sai phạm trong đào tạo ở các trường đại học hiện nay, trao đổi với phóng viên Báo NB&CL, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nêu quan điểm, những trường đào tạo bất chấp quy định của Bộ thì nên cho dừng đào tạo, đóng cửa một số ngành thậm chí đóng cửa trường để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Đồng quan điểm, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng, đã là trường đại học thì dứt khoát không được làm điều sai phạm. Vì mình là trường đào tạo ra cán bộ, dù là cán bộ gì đi nữa thì cũng phải mô phạm. Các trường đại học trước hết phải xác định như vậy. Còn các trường đã cố tình sai phạm, bất chấp quy định, dư luận xã hội thì phải bị xử lý đến cùng. Nếu chế tài phạt nhẹ chưa đủ mạnh để răn đe thì cần phải xử lý nghiêm khắc thậm chí không cho tuyển sinh, không cho dạy học.

Không chỉ xử lý nghiêm đối với nhà trường mà đối với lãnh đạo của nhà trường cũng phải xử lý trách nhiệm. Những người đứng đầu trong nhà trường phải bị xử lý nghiêm về mặt chính quyền và về mặt Đảng. “Nếu xử  nghiêm minh để làm gương thì gian lận, sai trái sẽ không đến mức phức tạp như bây giờ. Cần nghiên cứu thêm chế tài để ai khi làm sai cũng thấy được kết quả sẽ chịu thua thiệt, cuối cùng bị trừng phạt. Ví dụ như bên Trung Đông “ai ăn cắp sẽ bị chặt tay” chỉ cần làm một số trường hợp thì sau không ai dám ăn cắp nữa”.

Trong vấn đề xử lý sai phạm đáng lẽ Bộ GD&ĐT và Thanh tra Bộ GD&ĐT phải nhất quán trong xử lý, không nên để tình trạng “bên trọng, bên khinh” trong giải quyết sai phạm. Tuy nhiên thực tế có nhiều dấu hiệu không công bằng. Đơn cử như việc đăng công khai kết luận thanh tra trên website của Bộ GD&ĐT hoặc web của Thanh tra của Bộ GD&ĐT nhưng rất lạ là có trường thì đăng, có trường lại không đăng.

Bàn về thực trạng này, ông Trần Xuân Nhĩ cho rằng đã là thanh tra thì phải công bằng, minh bạch còn không làm công bằng minh bạch là không được. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, không có lý nơi này ta công bố một cách công khai trên web của thanh tra Bộ nhưng nơi kia lại không. Điều đó là không công bằng và không thể có chuyện không công bằng được trong thời đại này. “Sự không công bằng nhiều khi lại bắt nguồn từ việc khuất tất, chạy chọt. Cho nên cần phải làm rõ vì sao lại có sự không công bằng đó” - Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ đặt vấn đề.

Cơ quan quản lý cần xem lại mình

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo NB&CL, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học nhận định, gian lận trong đào tạo đại học có hai nguyên nhân. Trước hết là từ Bộ GD&ĐT nơi đặt ra các quy định nhiều khi không hợp lý cho nên ở cơ sở phải xé rào. Thực tế có nhiều quy định không hợp lý mà Bộ GD&ĐT không thay đổi kịp thời. Ngoài ra, cơ chế xin cho, nếu đơn vị này lên xin phép và cầm theo “cái gì đó” thì cơ quan quản lý cho. Cùng tình huống như vậy, có trường lại không được dẫn đến không công bằng. Những trường không được Bộ cho phép thì về tìm cách xé rào. Nguyên nhân từ phía nhà trường là xu hướng chạy theo kiếm tiền. Nếu tuyển được nhiều chỉ tiêu thì nguồn thu đủng đỉnh. Đây là điều sai  trái. 

Việc các trường cho rằng khi sai là nộp tiền coi như hết cho thấy nhận thức hết sức nguy hiểm của lãnh đạo các trường đại học. Vì hậu quả của sai phạm trong đào tạo đại học là tạo ra sản phẩm con người. Từng con người đó đi vào xã hội, nắm nhiều cương vị khác nhau. Với những người mang cái mác cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo chui thì nguy hại thật sự khó lường. Bàn về sự hống hách của một số lãnh đạo nhà trường khi cho rằng sai nộp tiền là hết, tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhấn mạnh: “Chế tài xử lý hiện nay đều đủ chỉ có điều không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm. Có trường thì thực hiện nghiêm ngặt nhưng có trường lại lỏng lẻo mới dẫn đến tình trạng kéo dài nên lãnh đạo các nhà trường không sợ.

Do đó, cần thiết từ phía cơ quan quản lý xem lại mình, điều chỉnh các quy định. Còn về phía các nhà trường cũng phải nghiêm khắc. Để làm được điều này cần phải có giám sát xã hội. Không có tình trạng giấu diếm, bưng bít cho sai phạm còn nếu không có chỉ xử lý nội bộ thì không ăn thua gì”.

Qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy, sai phạm trong đào tạo đại học là rất nguy hại. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường đại học lại bất chấp quy định. Trong công tác quản lý lại chưa nhất quán dẫn đến tình trạng “nhờn luật”, xem thường luật.

Trinh Phúc

Tin khác

Sôi nổi ngày hội thiếu nhi Bắc Giang vui khỏe năm 2024

Sôi nổi ngày hội thiếu nhi Bắc Giang vui khỏe năm 2024

(CLO) Ngày 18/3, Tỉnh Đoàn Bắc Giang tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” và liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên tại trường Tiểu học thị trấn Thắng - Hiệp Hòa.

Giáo dục
Làm sao để nhân viên trường học yên tâm cống hiến với nghề?

Làm sao để nhân viên trường học yên tâm cống hiến với nghề?

(CLO) Việc nhân viên trường học nhận lương ít ỏi, đa số có mức lương từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng, công việc lại vất vả đang là điều bất cập tồn tại lâu nay.

Giáo dục
Phẫu thuật kéo dài cậu nhỏ, một nam bệnh nhân phải nhập viện phẫu thuật lại

Phẫu thuật kéo dài cậu nhỏ, một nam bệnh nhân phải nhập viện phẫu thuật lại

(CLO) Vừa qua, một bệnh nhân nam 27 tuổi đến khám tại Khoa Nam học - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với tình trạng cong dương vật và không thể quan hệ tình dục sau phẫu thuật kéo dài dương vật tháng thứ 8 tại một bệnh viện tỉnh.

Giáo dục
Ai, chip bán dẫn, điện tử viễn thông đang là những ngành 'hot' giành cho thí sinh

Ai, chip bán dẫn, điện tử viễn thông đang là những ngành 'hot' giành cho thí sinh

(CLO) Chip - bán dẫn là một ngành nhiều tiềm năng tuy nhiên các thí sinh nên chọn ngành mình yêu thích, muốn gắn bó hơn là những ngành mang tính thời thượng.

Giáo dục
Dự kiến các mốc thời gian trong công tác tuyển sinh đại học năm 2024

Dự kiến các mốc thời gian trong công tác tuyển sinh đại học năm 2024

(CLO) Theo dự kiến, từ tháng 6, các công tác liên quan đến xét tuyển đại học đã được thực hiện tuần tự theo các khâu, trong đó có việc cấp tài khoản tuyển sinh cho các thí sinh.

Giáo dục