(CLO) Tình trạng thiếu urê – một loại nguyên liệu công nghiệp ít được biết đến đang đe dọa làm tê liệt hoạt động kinh tế Hàn Quốc.
Vật phẩm được đề cập đến trong bối cảnh này là một chất lỏng gọi là dung dịch urê, được sử dụng để cắt giảm lượng khí thải trong ô tô chạy bằng động cơ diesel và để làm phân bón nông nghiệp.
Xe tải xếp hàng chờ lấy urê tại một khu dịch vụ ở Pyeongtaek, Hàn Quốc, vào ngày 4 tháng 11. Ảnh: Yonhap, Reuters.
Các nhà chức trách Hàn Quốc đang phân bổ nguồn cung cấp và tranh giành để đảm bảo các kênh nhập khẩu bổ sung cho urê để ngăn chặn viễn cảnh ác mộng khi không thể vận chuyển hàng hóa, hoặc các nhà máy buộc phải đóng cửa. Sự thiếu hụt urê này thậm chí có thể gây ra một kịch bản mà có thể người dân của đất nước không thể tiếp nhiên liệu cho ô tô của họ.
Nguồn gốc của sự thiếu hụt là các hạn chế đối với xuất khẩu dung dịch urê do Trung Quốc áp đặt vào tháng trước. Dung dịch urê được sản xuất bằng than đá, và giá urê tăng do tình trạng thiếu than ở Trung Quốc. Việc hạn chế xuất khẩu khiến giá urê tại Hàn Quốc tăng vọt, khiến người mua hoảng loạn.
Tình hình của Hàn Quốc tương tự với tình trạng thiếu hụt ở các nơi khác trên thế giới liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc. Ở châu Âu, các nhà sản xuất ô tô có thể cạn kiệt nhôm do thiếu magiê có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Đồng thời, với việc tiêu thụ tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ tăng đột biến khi các quốc gia trên thế giới giảm bớt các hạn chế liên quan đến đại dịch, nhu cầu gia tăng đang khiến giá hàng hóa toàn cầu tăng vọt.
Trường hợp thiếu dung dịch urê ở Hàn Quốc có thể đặc biệt nghiêm trọng. Các chuyên gia cho hay, nếu dự trữ urê cạn kiệt, các tác động có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Kim Sei-wan, một giáo sư kinh tế tại Đại học Ewha Womans ở Seoul, nói với Nikkei Asia cho biết: “Có hơn 10 triệu xe chạy bằng động cơ diesel ở Hàn Quốc và chúng tôi chỉ có lượng dự trữ urê tối đa trong 3 tháng.”
Hiệu ứng này có thể lan truyền qua một loạt các lĩnh vực. Các nhà thầu có thể bị buộc phải đóng cửa các công trường xây dựng nếu họ không thể tiếp cận nguồn cung cấp hoặc thiết bị mà họ cần. Những người trả lời cuộc khảo sát bao gồm 253 công nhân xây dựng vận hành máy móc phụ thuộc vào urê cho biết họ chỉ có đủ lượng urê để kéo dài thêm trung bình 12 ngày làm việc.
Chính phủ Hàn quốc đang làm việc với các công ty tư nhân để tăng tốc sản xuất và phân phối dung dịch urê và thu xếp việc nhập khẩu khẩn cấp.
Một máy bay vận tải quân sự đã bay đến Úc để đảm bảo chuyến hàng khẩn cấp gồm 27.000 lít dung dịch urê; và máy bay này đã quay trở lại vào thứ 5. Bộ Thương mại cho biết trong một tuyên bố rằng số lượng vận chuyển urê đã là tối đa cho máy bay; nó đủ để đảm bảo hoạt động trơn tru cho các phương tiện cấp cứu trong hai tháng tới.
Hôm thứ 7 vừa qua, Bộ Môi trường thông báo rằng 1,8 triệu lít urê do Lotte Fine Chemical sản xuất sẽ được phân phối cho 100 trạm xăng trên khắp cả nước. Chính phủ cũng thông báo thành lập một lực lượng đặc nhiệm để ngăn chặn việc tích trữ hoặc bán bất hợp pháp dung dịch urê, và yêu cầu các nhà sản xuất trong nước phải cập nhật thường xuyên về lượng urê mà họ có trong tay.
Khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, nhiều nhà quan sát đã đặt câu hỏi tại sao Hàn Quốc, quốc gia có công nghệ sản xuất tiên tiến nhất thế giới, lại đang đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu dễ sản xuất này trầm trọng như vậy ?
Các chuyên gia trong ngành đã chỉ ra rằng hầu hết các nhà máy sản xuất urê của Hàn Quốc đã đóng cửa từ nhiều năm trước bởi các công ty nhận thấy giá nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn và họ đã quá phụ thuộc vào nguồn cùng bên ngoài.
Kim nói: “Sản xuất urê không đòi hỏi công nghệ đỉnh cao như sản xuất chất bán dẫn. Có rất nhiều công ty Hàn Quốc đã sẵn sàng sản xuất urê. Nhưng sản xuất urê không mang lại lợi nhuận tương đối cho các công ty hóa chất Hàn Quốc.”
Sự thiếu hụt cũng kéo theo sự giám sát chặt chẽ đến mức độ mà Hàn Quốc, một quốc gia nghèo tài nguyên, không sản xuất dầu mỏ, phụ thuộc vào nhập khẩu để điều hành nền kinh tế và do đó dễ bị ảnh hưởng bởi các trục trặc của chuỗi cung ứng toàn cầu. Một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc cho thấy Hàn Quốc phụ thuộc hơn 80% vào một quốc gia đối với 3.941 mặt hàng nhập khẩu, trong đó Trung Quốc là quốc gia cung cấp 1.850 mặt hàng trong số đó. Hiệp hội đã kêu gọi chính phủ cần đa dạng hóa nguồn cung hoặc nội địa hóa sản xuất.
Do đó, cuộc khủng hoảng urê có thể là một sự kiện đầu nguồn khiến Hàn Quốc phải tìm kiếm thêm các đối tác thương mại và sản xuất nhiều mặt hàng hơn trong nước.
Kwon Yong-joo, giáo sư tại Đại học Kookmin, khoa ô tô. và thiết kế giao thông vận tải cho hay: “Để thay thế cho Trung Quốc, Hàn Quốc hiện đã bắt đầu mua urê từ Trung Đông, Đông Nam Á và Nga. Điều này sẽ có tác dụng giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Nhược điểm của những nguồn thay thế này là chúng đắt hơn.
Kwon nói: “Giá cao là một gánh nặng và sẽ khiến chi phí hậu cần ở Hàn Quốc tăng lên. Về lâu dài, sản xuất trong nước là điều cần thiết, nhưng kêu gọi trợ cấp urê là chìa khóa trong trường hợp này.”
Một số nhà quan sát đã so sánh cuộc khủng hoảng hiện tại với cuộc khủng hoảng xảy ra vào mùa hè năm 2019, khi Nhật Bản hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu công nghiệp chính sang Hàn Quốc.
Trong cả hai trường hợp, những lo ngại cấp bách về kinh tế cho thấy rằng Hàn Quốc nên sản xuất những gì họ cần ở quê nhà và tránh phụ thuộc vào các quốc gia bên ngoài với lợi ích riêng của họ.
Kim Pil-soo, giáo sư nghiên cứu ô tô tại Đại học Daelim, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương trong tuần này rằng chính phủ Hàn Quốc nên thành lập một ủy ban quốc gia để xác định các mặt hàng nhập khẩu có nguy cơ bị rủi ro thiếu hụt khác và bắt đầu đưa ra các biện pháp đối phó.
Kim nói: “Vấn đề giải pháp urê mới chỉ là sự bắt đầu cho những rủi ro tiềm ẩn sau này.”
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết quý I/2025, ước giải ngân đầu tư công đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 đạt 12,27%.
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.