Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạọ:

Hun đúc, khơi dậy khát vọng đất nước hùng cường cho thế hệ trẻ

Thứ tư, 27/01/2021 14:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tham luận tại Đại hội XIII của Đảng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục các hạn chế, bất cập, thời gian tới, Bộ GD- ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện tốt 4 nhóm giải pháp cơ bản.

Nhiều kết quả nổi bật của ngành giáo dục

Ngày 27/1, trình bày tham luận tại Đại hội XIII của Đảng về Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29-NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) giai đoạn 2021-2025, ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: Ngày 04/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.  Sau 07 năm thực hiện Nghị quyết, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp có hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, GD&ĐT đã có những chuyển biến tích cực.

Theo đó, Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ đã điểm qua những thành tích, kết quả tích cực của ngành giáo dục. Một là, hệ thống cơ chế, chính sách trong lĩnh vực GD&ĐT cơ bản được hoàn thiện. Thời gian vừa qua, các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển GD&ĐT đã được thể chế hóa. Bộ GD&ĐT đã rà soát, trình Chính phủ, Quốc hội ban hành và đã trực tiếp ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập từ nhiều năm trước...Hai là, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Ba là, ban hành và tích cực triển khai CT giáo dục phổ thông mới. Thứ tư là, công tác tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Năm là, chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn đều được nâng lên, được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Sáu là, tự chủ đại học được đẩy mạnh, hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có nhiều khởi sắc. Bảy là, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục diễn ra mạnh mẽ. 

Tuy vậy, cũng theo Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ, sau 07 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, bên cạnh kết quả đã đạt được, ngành Giáo dục vẫn còn một số hạn chế, bất cập chủ yếu. Đó là, chưa phân định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước và quản trị nhà trường; việc kiện toàn Hội đồng trường các cơ sở giáo dục đại học còn chậm, hoạt động chưa thực quyền; tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương; chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cá biệt có những giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc xã hội; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương còn khó khăn, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp và vùng kinh tế- xã hội khó khăn; thiếu đất cho xây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố lớn; quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm còn chậm; chất lượng giáo dục đại học tuy được cải thiện đáng kể nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh, sinh viên chưa được chú trọng đúng mức.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạọ Phùng Xuân Nhạ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạọ Phùng Xuân Nhạ

4 nhóm giải pháp phát triển giáo dục 

Nhấn mạnh trong bài tham luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên, thời gian tới, Bộ GD - ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện tốt 4 nhóm giải pháp cơ bản. 

Thứ nhất, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước và quản trị nhà trường. Đây là giải pháp đột phá. Theo đó, sẽ đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý trong giáo dục và quản trị nhà trường, coi trọng quản lý chất lượng, hiệu quả quản trị nhà trường; tăng cường phân cấp, ủy quyền; thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình; phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và các địa phương. Tiếp tục rà soát, đẩy nhanh kiện toàn Hội đồng trường đúng quy định về số lượng, chất lượng, cơ cấu và thành phần, bảo đảm thực quyền; thúc đẩy tự chủ đại học gắn với trách nhiệm giải trình; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục, quản trị nhà trường. 

X

Thứ hai, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Cụ thể là tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức trong ngành Giáo dục bảo đảm tinh gọn, hiệu quả; rà soát, sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, giảng viên bảo đảm quy định về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục. Xây dựng cơ chế đặt hàng với các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho địa phương, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng. Đồng thời, xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học bảo đảm về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước, gắn với yêu cầu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nền kinh tế số, xã hội số.

Thứ ba, tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp. Các địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm nguyên tắc tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh; khắc phục tình trạng nhiều điểm trường lẻ, trường học có quy mô nhỏ, thiếu thiết bị dạy/học tối thiểu. Thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, sư phạm bảo đảm gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu kinh tế số, xã hội số. Rà soát sắp xếp lại các đại học, trường đại học công lập bảo đảm tinh gọn, hiệu quả. Hình thành một số đại học, trường đại học trọng điểm; khuyến khích phát triển các trường đại học tư thục, nhất là các trường đại học tư thục không vì lợi nhuận.

Thứ tư, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Qua đó, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sinh viên. Gắn đào tạo với thực tiễn và trải nghiệm sáng tạo. Hun đúc, khơi dậy khát vọng đất nước hùng cường cho thế hệ trẻ. Cân bằng việc “dạy chữ” và “dạy người”, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh....

 

Thành Vinh

Tin khác

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức