Nhà báo Hà Nhung - Đài Phát thanh và Truyền hình Sơn La:

Tình yêu biển đảo và nghề báo đã thôi thúc tôi thực hiện tác phẩm này

Thứ bảy, 23/03/2019 20:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà báo Hà Nhung đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết để thực hiện chương trình Tọa đàm “Những nhà báo trở về từ Trường Sa”. Mới đây, chương trình này là một trong 35 chương trình truyền hình đạt giải Chương trình phát thanh, truyền hình ấn tượng Tết Kỷ hợi 2019 tại Hội Báo toàn quốc 2019.

Phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trò chuyện thú vị cùng nhà báo Hà Nhung để hiểu thêm về tác phẩm ấn tượng này.   

Đa phần những Tọa đàm nói về biển đảo thì khách mời đều là những chính khách, nhà nghiên cứu, nhà quản lý…nhưng ở đây khách mời đến trường quay lại là các nhà báo. Vì sao vậy, thưa chị?

Đối với những nhà báo nói riêng, những người sống ở vùng miền núi như Sơn La nói chung, trừ khi được đi du lịch, nghỉ mát ở các vùng du lịch biển cùng cơ quan, hay gia đình thì một dịp để đến với vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc để ghi nhận những câu chuyện vô cùng ý nghĩa tại đây là rất hiếm hoi. Tôi cũng như nhiều nhà báo miền núi khác rất muốn có những trải nghiệm tác nghiệp ở vùng biển đảo của Tổ quốc, nhưng lại chưa có được may mắn ấy.

Tọa đàm “Những nhà báo trở về từ Trường Sa” (Ảnh: Cắt từ clip)         

Tọa đàm “Những nhà báo trở về từ Trường Sa” (Ảnh: Cắt từ clip)         

Khi những đồng nghiệp của tôi trở về sau chuyến công tác tới Trường Sa, qua những câu chuyện thú vị và xúc động mà các anh, chị chia sẻ, có những điều không có điều kiện thể hiện trong những tác phẩm báo chí, nhưng cũng rất có giá trị thông tin tuyên truyền, khiến tôi thực sự bị thu hút, quan tâm. Những tác phẩm báo chí về biển đảo của họ cũng là nguồn tư liệu tôi có thể khai thác để làm những phóng sự ngắn chèn, giúp cho chương trình trao đổi thêm phần sinh động. Từ đó, ý tưởng về cuộc Tọa đàm được thực hiện để những câu chuyện, tình cảm sau chuyến công tác ý nghĩa của các nhà báo trở về từ Trường Sa được chia sẻ với khán, thính giả.

Một điều tôi rất tâm đắc trong tọa đàm, đó là các bạn đã sử dụng lồng ghép giai điệu của ca khúc “Nơi đảo xa” của cố nhạc sĩ Thế Song. Chị có nghĩ âm nhạc đã góp một phần làm nên sự thành công của tọa đàm này?

Đối với tôi, âm nhạc về chủ đề biển đảo luôn rất thu hút và tôi thích nhiều bài hát về chủ đề biển đảo, riêng bài hát “Nơi đảo xa” được lựa chọn sử dụng là bởi tôi thấy giai điệu và ý nghĩa của bài hát rất phù hợp với chương trình. Tất nhiên, với tác phẩm Tọa đàm “Những nhà báo trở về từ Trường Sa”, nếu thiếu đi âm nhạc sẽ là một khiếm khuyết. Tuy nhiên để nói về thành công của tác phẩm thì yếu tố quan trọng nhất là những câu chuyện rất xúc động mà các nhà báo chia sẻ. Đặc biệt là 2 cuộc kết nối điện thoại với 2 nhân vật. Một là anh lính Hải quân, còn rất trẻ nhưng đã có con trai hơn 1 tuổi; sau khoảng thời gian đằng đẵng xa nhà làm nhiệm vụ ngoài hải đảo, Tết Kỷ Hợi vừa qua anh đã được về quê đón Tết và lần đầu tiên được gặp con trai. Một cuộc điện thoại nữa là kết nối với Chính trị viên Đảo Trường Sa Đông và được nghe anh ấy chia sẻ thông tin về tình hình đón Tết trên đảo.     

Như lời của Phó giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Sơn La Lê Thu Hiền chia sẻ trong Tọa đàm thì chương trình về biển đảo được tuyên truyền khá dày đặc trên sóng. Chị có thể cho biết cụ thể đó là những chương trình gì và sức lan tỏa của những chương trình ấy trong bà con dân tộc đang sinh sống tại Sơn La như thế nào?

Do điều kiện địa lý, khán, thính giả tỉnh miền núi như Sơn La chỉ có thể nắm bắt những thông tin về biển đảo qua các phương tiện truyền thông. Tất nhiên, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, khán, thính giả sẽ đón nhận những thông tin nhiều chiều về một vấn đề, trong đó có những vấn đề về tình hình biển đảo. Đài Phát thanh và Truyền hình Sơn La đóng vai trò là một trong những kênh thông tin chính thống định hướng dư luận. Đài đã mở Chuyên mục “Biển đảo Việt Nam” phát trên cả sóng phát thanh lẫn truyền hình và còn được dịch ra tiếng dân tộc Mông và dân tộc Thái.

Những vấn đề, những câu chuyện về biển đảo trước đây được chúng tôi tuyên truyền, chủ yếu từ nguồn trao đổi với các Đài bạn và các tư liệu tuyên truyền theo định hướng của cấp trên. Điều đáng mừng là từ năm vừa qua, khi phóng viên của Đài được tham gia cùng Đoàn công tác của Quân chủng Hải quân đến với các đảo, nhà giàn ở Trường Sa, Đài đã có những tác phẩm báo chí đích thực mang thương hiệu STV chuyển tải phục vụ khán, thính giả. Tôi nghĩ rằng, đó thực sự là món ăn tinh thần bổ ích đối với bà con. Tuy nhiên, nhà báo miền núi cần được tạo điều kiện để tác nghiệp ở vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc nhiều hơn nữa, để những chương trình về biển đảo sinh động, phong phú và có tần suất cao hơn, phục vụ hiệu quả hơn nhiệm vụ tuyên truyền về chủ đề này.

Nhà báo Hà Nhung: Tình yêu biển đảo và nghề báo đã thôi thúc tôi thực hiện tác phẩm này

Nhà báo Hà Nhung: Tình yêu biển đảo và nghề báo đã thôi thúc tôi thực hiện tác phẩm này

Tôi nghĩ rằng khi nghe các vị khách mời chia sẻ trong Tọa đàm này thì nhiều đồng nghiệp của chúng ta sẽ rất muốn khoác ba lô lên đường ra với mảnh đất mẹ này. Còn nhà báo Hà Nhung thì sao?

Tôi nghĩ không chỉ riêng tôi mà trong mỗi người con đất Việt luôn dành cho mảnh đất ngoài khơi xa này những tình cảm thiêng liêng trong trái tim mình. Qua các phương tiện truyền thông, qua các tác phẩm báo chí, âm nhạc, những hình dung trong tôi về vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc khá rõ rệt. Đặc biệt, qua những câu chuyện của đồng nghiệp, những người gần gũi, thân quen với mình đã được trực tiếp trải nghiệm, họ chia sẻ những hình ảnh, những cảm nhận về cuộc sống, lao động, học tập, rèn luyện, chiến đấu, hy sinh của những người lính, những người dân sinh sống trên vùng biển đảo quê hương, tôi như thấy Trường Sa như gần gũi hơn, thân thương hơn. Tôi cũng mong rằng, sẽ có một dịp gần nhất được chia sẻ cái nắng, cái gió và có những tác phẩm của riêng mình về  quần đảo Trường Sa thân yêu.

Là người có thời gian dài công tác tại Đài, chắc hẳn chị còn nhiều tác phẩm tâm đắc khác chứ?

Quá trình công tác trong ngành, tôi cũng có thời gian làm phóng viên, nhưng phần lớn thời gian tôi được phân công làm biên tập viên, phát thanh viên. Việc bám sát cơ sở, bồi đắp vốn sống, đặc biệt là kịp thời phát hiện những đề tài “đắt” – một yếu tố mà tôi nghĩ rất quan trọng để có được những tác phẩm báo chí hay, phản ánh được hơi thở của cuộc sống- đối với tôi hơi hạn chế. Có một số tác phẩm tôi tâm đắc như: “Mười năm tái định cư vẫn ở nhà tạm chờ đường”, “Cảnh báo mặt trái của dịch vụ Internet công cộng”, “Phát triển thủy điện nhỏ - cần cẩn trọng”; “Phía sau một vụ án ma túy”, “Giữ gìn bản sắc trang phục dân tộc Mông trong đời sống hiện đại”… cũng đạt giải cao ở các giải báo chí trong tỉnh. Một số tác phẩm được lựa chọn tham gia giải toàn quốc nhưng thú thực là chưa đạt giải. Việc tham gia tác phẩm và đoạt giải lần này là nguồn động viên rất lớn để thúc đẩy sức sáng tạo, mong muốn tiếp tục có những tác phẩm báo chí chất lượng trong tôi.

Vâng, xin cám ơn chị./.

Đoàn Mai (thực hiện)

 Nhà báo Hà Nhung, tên thật là Hà Thị Nhung, sinh năm 1981. Chị là người dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên tại Sơn La. Chị hiện là biên tập viên của Đài Phát thanh và Truyền hình Sơn La.

Tin khác

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

TP.HCM bồi dưỡng kỹ năng cho người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức

(CLO) Ngày 18/3, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn sở ban ngành, quận huyện và TP Thủ Đức từ ngày 18 đến 25/3. Tham gia tập huấn có 300 học viên là cán bộ các sở ngành, UBND quận huyện, phường xã.

Nghề báo
Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

Sớm xây dựng liên minh bảo vệ bản quyền giữa các cơ quan báo chí và cơ quan bảo vệ pháp luật

(CLO) Chiều 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Việt Nam 2024, phiên thảo luận với chủ đề "Bảo vệ bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" đã được diễn ra.

Nghề báo
Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

Lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024

(CLO) Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2024, sáng 16/3 đã diễn ra buổi lễ hiến tặng hiện vật và trưng bày Chuyên đề Báo chí Cách mạng Việt Nam 1925 - 2024: 99 chuyện nghề.

Nghề báo
Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

Đa dạng nguồn thu báo chí: Cơ hội chỉ đến với những bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan sẵn sàng tìm lối đi

(CLO) Nhận định chưa bao giờ nguồn thu bị tác động mạnh như bây giờ, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng "cơ hội chỉ đến với các bộ óc đã chuẩn bị, các cơ quan đã sẵn sàng và tự tìm đường, lối ra".

Nghề báo
Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

Làm thế nào để có phóng sự điều tra hấp dẫn bạn đọc, tạo sức lan tỏa, làm điều có ích?

(CLO) Tiếp tục nội dung trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024, sáng 16/3, phiên thảo luận về “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích” đã được diễn ra.

Nghề báo