(CLO) Thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ về báo Thiếu niên Tiền phong (TNTP) như vậy. Mỗi lần đến tòa soạn báo ở số 5 Hòa Mã (Hà Nội) tôi lại có cảm giác như về nhà mình: Gần gũi, thân thiết, tận tình…
Tôi đã từng là cộng tác viên của TNTP, có những kỷ niệm không bao giờ quên. Ở tòa soạn TNTP có những Cựu chiến binh Việt Nam đã từng làm việc với các cương vị trách và nhiệm khác nhau… Năm nay, tờ báo kỷ niệm 65 ngày thành lập trọng đại (1/6/1954 - 1/6/2019) đúng vào Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6) với những thành tựu vẻ vang và hướng phát triển mới.
Là tờ báo dành cho tuổi thơ, từ ngày đầu thành lập đơn giản, in ấn, phát hành trong bối cảnh vừa bước ra khỏi cuộc kháng chiến chống Pháp, hòa bình vừa lập lại, qua quá trình xây dựng và phát triển, đến nay, TNTP là một tờ báo hiện đại với bản in và bản điện tử. Tờ báo hiện có nhiều ấn phẩm khác nhau với số lượng phát hành lên đến hàng triệu bản. Tờ báo thường có những hoạt động hướng đến với các cô chú bộ đội, các bác Cựu chiến binh.
Khi tôi viết những dòng này thì mùa hè đang về. Chỉ còn ít ngày nữa thôi là tiếng ve lại râm ran khắp đó đây. Ngày còn bé tôi rất yêu ve. Trời nắng chang chang vẫn cùng đám bạn trong ngõ mang que gắn nhựa mít ở đầu đi dán ve. Cả ngõ xóm tiếng ve như một trận mưa rào, át cả các âm thanh khác. Mẹ gọi về không nghe thấy vì đang rình dưới gốc cây mắt ngước lên trời. Rút cái que xuống, một chú ve đã dính vào đầu que. Lúc sau ve đã kêu trong túi, trong ống bơ. Về nhà để vào lọ thủy tinh. Yêu ve, yêu quê hương, cảm xúc, tôi đã cầm bút viết những câu thơ đầu tiên về ve, về quê hương lúc nào không biết. Thơ tôi râm ran tiếng ve, véo von tiếng chim hót, chang chang nắng hè. Những bài thơ - chân dung tuổi thơ tôi - dần dà dàn kín trang vở, sổ tay. Nhiều bài viết về ve.
Viết bài thiếu nhi đầu tiên là tôi tạm biệt chiếc khăn quàng đỏ trên vai để bước vào tuổi thanh niên. Ngày tháng trôi đi, tôi nghĩ đến chuyện gửi thơ cho báo TNTP ở phố Hồ Xuân Hương (Hà Nội). Không như bây giờ bài gửi qua thư điện tử, ngày đó gửi bài cho báo thì đến tòa soạn hoặc qua bưu điện. Tôi đến trụ sở báo gửi bài bản chép tay. Tôi được các anh chị tòa soạn nhiệt tình giúp đỡ. Nhất là chị Vân Anh khi đó đã là một nhà văn nổi tiếng. Chị đã là “bà đỡ” những bài thơ tôi gửi báo. Giờ tôi vẫn còn nhớ bài thơ “Tàu lửa”, “Dàn đồng ca mùa hạ”, những chuyện cổ tích dịch qua tiếng Anh của tôi đã được chị biên tập cho đăng.
Sau này báo chuyển về phố Hòa Mã, tôi tiếp tục cộng tác, có thêm bạn bè đồng nghiệp mới. Qua các thời kỳ khác nhau, đồng nghiệp ở TNTP tuổi tác khác nhau, đã để lại trong tôi những kỷ niệm: Quản Tập, Phong Doanh, Nguyễn Thị Vân Anh, Phạm Thành Long, Nguyễn Công Kiệt, Nguyễn Đức Quang, Đẩu Quang, Dương Thuấn… Trong số này, nhà báo Phạm Thành Long - Nguyên TBT báo, là một cựu chiến binh đã trải qua những ngày tháng khốc liệt đường Trường Sơn trong cuộc chiến tranh Chống Mỹ cứu nước. Một số nhà báo ở TNTP cũng là những Cựu chiến binh. Các anh, các chị là những cái tên quen thuộc, thân quen với bạn đọc nhí và bạn đọc rộng rãi. Trong đó, nhà báo Phạm Thành Long, nhà thơ Nguyễn Đức Quang đã trở thành những Tổng Biên tập báo, nhà quản lý tờ báo. Họ là những đồng nghiệp tôi đã học hỏi kinh nghiệm quý viết cho thiếu nhi - lĩnh vực báo chí, văn chương khác biệt đòi hỏi những yêu cầu đặc thù cần thiếtđối với những cây bút chuyên nghiệp, có bề dày kinh nghiệm bổ khuyết cho mình. Báo TNTP trở thành “mảnh đất” tôi gieo hạt giống tâm hồn, thôi thúc tôi viết với tình yêu văn chương hồn nhiên, trong trẻo.
Không bao giờ tôi quên hình ảnh chị Vân Anh đến nhà tôi ở phố Bà Triệu những năm 80 thế kỷ trước đưa tôi tờ TNTP vừa đăng bài của tôi. Là nhà văn nên chị rất hiểu tâm lý cộng tác viên muốn có tờ báo “thơm mùi mực” khi bài vừa được đăng. Trân trọng cộng tác viên, không có “khoảng cách”, là đặc điểm làm báo thời ấy. Giờ thì khó, các báo chủ yếu nhận bài CTV qua thư điện tử, nhiều tòa soạn không có phòng tiếp khách .Âu là thời thế đổi thay, báo chí thay đổi theo. Trong các bài thơ TNTP đăng cho tôi, bài “Dàn đồng ca mùa hạ” kể về các nghệ sĩ ve, đã đánh một cái dấu trên chặng đường sáng tác cho các em nhỏ của tôi. Bài thơ này, nếu tôi nhớ không nhầm, đăng trong số báo kỷ niệm lần thứ 25 thành lập Báo TNTP? Nhạc sĩ Lê Minh Châu đã đọc “Dàn đồng ca mùa hạ” trên báo, cảm xúc và phổ nhạc, bài hát mang tên bài thơ. Ông hát cho đồng nghiệp nghe, họ rất thích. Bài hát được đưa lên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, được nhiều CLB Hoa phượng đỏ trên cả nước dàn dựng, biểu diễn. Sau đó, bài hát được đưa vào sách giáo khoa Âm nhạc lớp 5. Hiện nay “Dàn đồng ca mùa hạ” vẫn đang được giảng dạy trong chương trình Âm nhạc lớp 5 như nhiều năm trước.
Từ bài hát phổ bài thơ tôi vừa nói, thêm một niềm vui lớn mà TNTP đã mang lại cho tôi. Đó là năm 1999, báo cùng với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, phối hợp tổ chức cuộc thi bình chọn trên toàn quốc 50 bài hát hay nhất TK 20 chào TK 21. Trong hàng nghìn bài hát thiếu nhi từ năm 1945 đến nay, qua bình chọn khắt khe, “Dàn đồng ca mùa hạ” đã được bình chọn là 1 trong 50 bài hát hay nhất TK 20! Tôi nhận được tin vui lớn cũng bất ngờ. Một hôm tôi vừa ăn trưa xong, điện thoại bàn réo, tôi nhấc máy. Từ đầu dây kia nhà thơ Nguyễn Đức Quang báo tin: “Bài hát “Dàn đồng ca mùa hạ” của anh được bình chọn trong 50 bài hát được hay nhất TK 20!”. Tôi không tin vào tai mình! Niềm vui vỡ òa!Tôi nói cảm ơn báo, cám ơn nhà thơ Nguyễn Đức Quang đã mang lại cho tôi niềm vui không dám nghĩ tới: Trở thành đồng tác giả của 1 trong 50 “hạt ngọc” âm thanh và ca từ trong nền âm nhạc thiếu nhi Việt Nam, như Kỷ yếu của TNTP đã viết.
Hôm sang Gia Lâm nhận phần thưởng bài hát được bình chọn, tôi gặp nhà văn Phong Thu, một đàn anh ở TNTP. Nhà văn Phong Thu là tác giả phần lời hai bài hát trong 50 bài hát được vinh danh là “Bác Hồ Người cho em tất cả”, nhạc của Hoàng Long - Hoàng Lân và bài “Mơ ước ngày mai”, nhạc của Trần Đức. Anh Phong Thu khi làm việc ở TNTP tôi thường gặp. Kỷ niệm với anh không nhiều nhưng cùng là “dân” viết cho thiếu nhi nên hiểu và quý trọng nhau. Nghe nói hiện nay sức khỏe của anh suy giảm do tuổi tác, tôi mong anh khỏe để có thể tiếp tục viết cho thiếu nhi.
Yêu trẻ, kiên trì viết cho trẻ, tôi đã được bù đắp. Năm 2001, báo TNTP tổ chức cuộc thi văn học “Hành tinh xanh mãi xanh” Môi trường qua thơ và truyện. Tôi gửi chùm thơ dự thi và may mắn được giải. Bài thơ “Ước sao không còn “người bịt mặt” được tặng giải Nhì (Thơ). Sau 18 năm, giờ đọc lại bài thơ trên kỷ yếu TNTP “Lời Hoa” (2001) mà như mình mới viết hôm qua: “Thỉnh thoảng em lại thấy/ Trên đường phố bụi bay/ Có một chị bịt mặt/Như thám tử bên Tây/ Ở nơi bụi bạc cây/ Càng có nhiều“thám tử”/ Thành phố dịu dàng thế/ Nét mặt bỗng dữ dằn! Cái đẹp của thiên thần/ Bao nhà thơ, họa sĩ/ Ngợi ca mấy nghìn năm / Giờ không nhìn thấy nữa / Ước gì đến một hôm/ Em bước chân ra phố/ Không khí thật trong lành/ Không còn một “thám tử”!”.Hôm tổ chức trao giải, Báo thu xếp một chuyến xe đưa mấy anh em lên trường THCS nội trú ở TP. Thái Nguyên nhận giải. Tôi háo hức như một cậu học trò! Bước vào sân trường, khi đầu đã đôi sợi bạc, tôi hòa vào không khí của ngày hội! Không vui sao được, đứng trên sân khấu, dưới kia là các hàng ghế học sinh, thầy cô giáo và khách mời dự buổi lễ chia vui với mình.
Tuổi thơ là một kho báu của đời người.Tôi đã viết về kho báu ấy. Báo TNTP đăng những sáng tác của tôi, có bài được trao giải thưởng cao quý. Báo đã giúp tôi lưu lại tuổi thơ trên những trang viết, đưa tôi về những ngày thơ bé, nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo trong tôi, giúp tôi truyền cảm hứng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tới các bạn đọc nhí mà tôi vô cùng yêu mến./.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.