(CLO) Ngày 17/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra Tọa đàm khoa học với chủ đề: “65 năm nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch”.
Tọa đàm được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về ở và làm việc tại ngôi nhà sàn trong Khu Phủ Chủ tịch (17/5/1958 – 17/5/2023); 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023).
Báo cáo đề dẫn tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Dương, Phó giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch nhấn mạnh: "Tọa đàm là dịp để các đại biểu, nhà khoa học, các cán bộ quản lý di tích nghiên cứu, trao đổi và tôn vinh những công lao to lớn, sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, độc lập tự do cho nhân dân Việt Nam; bổ sung thêm những tư liệu về ngôi nhà sàn, những sự kiện lịch sử trong thời gian Người sống và làm việc tại đây; làm sâu sắc thêm tình cảm, sự quan tâm của Đảng và nhân dân đối với Bác Hồ…
Toàn cảnh buổi Tọa đàm.
Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch. Ảnh: TTXVN
Bác Hồ làm việc tại tầng 2 Nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, tháng 4/1960. Ảnh: TTXVN
Tọa đàm cũng là dịp để những người làm công tác bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị Di tích Nhà sàn trao đổi, chia sẻ và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Nhà sàn và nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan ngày một tốt và hiệu quả hơn".
Tại tọa đàm, các đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận và phân tích, làm rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của Di tích Nhà sàn trong quần thể Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để làm tốt hơn nữa công tác sưu tầm tư liệu, tài liệu, hiện vật, nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Nhà sàn ngày một tốt hơn… Một số ý kiến tập trung vào việc nâng cao chất lượng công tác quản, bảo tồn Di tích Nhà sàn; vấn đề áp dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Nhà sàn trong giai đoạn hiện nay…
Sau kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô Hà Nội. Giữa tháng 12/1954, Người bắt đầu chuyển về sống và làm việc tại Khu vực Phủ Chủ tịch. Sau 4 năm đầu Người sống và làm việc trong ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho phủ toàn quyền Đông Dương. Nhiều lần Trung ương Đảng đề nghị làm cho Bác ngôi nhà mới để ở và làm việc được tốt hơn, nhưng Người đều từ chối.
Đến tháng 3/1958, trong chuyến đi thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Bác nhìn thấy bản làng có nhiều đổi thay, nhiều nếp nhà sàn mới, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Người rất vui và nói với đồng chí Vũ Kỳ: nhiều lần Trung ương Đảng đề nghị làm cho Bác một ngôi nhà mới, theo Bác nên làm 1 ngôi nhà nhỏ ở bên kia bờ ao, theo kiểu ngôi nhà của đồng bào Việt Bắc.
Thực hiện mong muốn ấy của Người, sau hơn 1 tháng thi công, ngôi nhà sàn được hoàn thành ngày 17/5/1958. Ngay sau đó, Bác Hồ chính thức chuyển về ở và làm việc tại đây. Ngôi nhà tuy đơn sơ, giản dị, nhưng là nơi gắn bó với cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 11 năm cuối đời (1958 - 1969).
Tại đây, trên cương vị là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Người đã ngày đêm suy nghĩ để cùng Bộ Chính trị đề ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam, tiếp tục lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn có tầm tư tưởng mang dấu ấn thời đại như: tác phẩm “Đạo đức cách mạng” (1958); “Tài liệu Tuyệt đối bí mật” (1965), “Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước”(1966)... Hiện nay, Khu di tích đã trở thành một “địa chỉ đỏ”, một “trường học thực tiễn” cho các tổ chức, đoàn thể, quần chúng nhân dân đến tham quan, nghiên cứu và học tập.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.