(CLO) Ngày 30/11, Báo Kiểm toán tổ chức Tọa đàm truyền hình với chủ đề “Trồng rừng thay thế: Trách nhiệm thuộc về ai?” với sự tham gia của TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; TS. Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II.
Đổi đất rừng để làm dự án hồ thủy lợi và cam kết trồng rừng thay thế của Bình Thuận từng làm dậy sóng dư luận cách đây chưa lâu. Và mới đây, khi Kiểm toán nhà nước công bố kết quả kiểm toán về quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó chỉ rõ nhiều cam kết trồng rừng vẫn chưa được thực hiện thì câu chuyện của Bình Thuận cùng với kết quả kiểm toán tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề: Tính khả thi của các cam kết trồng rừng ra sao? Cơ quan nào giám sát việc này? Trường hợp các cam kết không được thực hiện thì trách nhiệm thuộc về ai và chế tài xử lý ra sao?
Để làm sáng tỏ những câu hỏi này, tại Tọa đàm, các khách mời đang tập trung làm rõ những khó khăn, bất cập của việc trồng rừng thay thế qua kết quả kiểm toán.
Cụ thể, kết quả kiểm toán việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2020-2022 cho thấy, diện tích rừng giảm do chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác từ khi phát sinh việc trồng rừng thay thế đến 31/12/2022 là 34.346,95 ha. Vẫn còn hơn 3.243 ha của 33 địa phương chưa được trồng rừng thay thế.
Kết quả kiểm toán cũng chỉ rõ kinh phí tồn dư lũy kế từ khi thành lập các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng địa phương (năm 2012) đến 31/12/2022 là hơn 1.647 tỷ đồng chưa thực hiện được trồng rừng thay thế. Một số chủ dự án nợ tiền trồng rừng thay thế đến 31/3/2023 là trên 123 tỷ đồng, điều này cũng làm ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi trồng rừng thay thế.
Theo TS. Lê Đình Thăng, nếu nói về chính sách thì tương đối hoàn hảo. Theo luật, nếu chủ đầu tư lấy 1m2 đất rừng thì phải trồng thay thế 1m2 đất rừng. Về mặt lý thuyết thì có vẻ rất dễ và nguyên tắc là khi chủ đầu tư lấy đất rừng thì phải trồng rừng thay thế.
Đồng thời, chúng ta cũng có chính sách là, nếu chủ dự án không trồng rừng thay thế thì phải nộp tiền trồng rừng vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để địa phương trồng. Trong trường hợp địa phương không trồng thì sẽ điều tiết Quỹ này về Trung ương để Trung ương điều tiết sang các địa phương khác.
Như vậy, ông Thăng cho rằng, xét về khung lý thuyết, chúng ta thấy, có thể nói là hoàn hảo. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này có lẽ phải xem lại ở chỗ, địa phương nào cũng muốn lấy mất đất rừng để chuyển mục đích khác thì sẽ không có đất để trồng rừng tiếp theo.
Thứ hai, đang là rừng lấy để làm dự án, để trồng rừng thay thế từ khi trồng đến lúc thành rừng cũng mất thời gian dài 5, 7 chục năm. Điều này sẽ dẫn đến câu chuyện, chúng ta sẽ có một quãng thời gian bỏ trồng.
Thứ ba, liệu việc trồng rừng, quy mô như thế nào, cây cối ra sao, liệu nó có sống được không và cơ chế giám sát thế nào cũng chưa rõ ràng. Hiện nay, theo quy định, Cục Lâm nghiệp có trách nhiệm giám sát nhưng liệu Cục đấy có đủ lực lượng để giám sát không và có đủ công cụ để nếu không thực thi thì xử lý thế nào?...
“Đây là những khoảng trống mà qua kết quả kiểm toán, chúng tôi muốn các cơ quan nhà nước phải nhìn lại chính sách. Chúng ta mới chỉ dừng lại ở cam kết là chưa đủ. Thực ra, đây mới là cam kết về mặt chính trị , còn để biến quyết tâm chính trị, cam kết này thành hiện thực thì nó là cả một chặng đường dài đòi hỏi phải có những chính sách rất cụ thể” - TS. Lê Đình Thăng đặc biệt nhấn mạnh.
Đồng quan điểm về vấn đề này, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cũng nhấn mạnh, các giải pháp về chính sách, nhìn khung lý thuyết thì có vẻ rất dễ, nhưng sâu xa nhất, có lẽ chúng ra phải xem lại tính khả thi của giải pháp. Giải pháp là chuyển đổi rừng bao nhiêu, thì trồng lại bấy nhiêu. Nghe thì dễ nhưng nói về tính khả thi, thì đất đâu mà trồng. Đất rừng thì có thể dễ nhưng các loại đất khác đều có chủ. Thành ra, giải pháp về mặt lý thuyết thì ổn nhưng về mặt thực tế thì không dễ, không dễ với cả các chủ đầu tư...
Theo kế hoạch, từ những vướng mắc, bất cập được phát hiện qua thực tiễn kiểm toán, các khách mời sẽ đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế này, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, cũng như đảm bảo định hướng: Không hy sinh môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần như khẳng định của Thủ tướng Chính phủ.
(CLO) Tại AFF Cup 2024, Indonesia nằm ở bảng B cùng đội tuyển Việt Nam, Philippines, Myanmar và Lào. Tờ Bola nhận định đội tuyển Việt Nam đang sở hữu sức mạnh đáng gờm, hướng tới giải đấu với sự tự tin cao độ nhất.
(CLO) Triều Tiên hiện đang mở rộng một tổ hợp sản xuất vũ khí quan trọng, theo kết luận từ một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ. Dựa trên hình ảnh vệ tinh, họ cho rằng cơ sở này lắp ráp một loại tên lửa tầm ngắn.
(CLO) Cơ thủ Trần Quyết Chiến đã có phần thi xuất sắc khi ngược dòng đánh bại đối thủ tại vòng 16 để tiến vào tứ kết Giải billiards carom 3 băng Predator Cup 2024.
(CLO) Ngay sau khi báo Nhà báo và Công luận phản ánh về Trạm trộn bê tông Thành Trung và Tuấn Lượng hoạt động không phép tại xã Yên Lộc (huyện Ý Yên), UBND tỉnh Nam Định đã ra văn bản chỉ đạo kiểm tra và xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.
(CLO) Thời gian vừa qua, báo Nhà báo và Công luận nhận được thông tin phản ánh về việc nhiều mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện Ia Pa và Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) có dấu hiệu bị khai thác ngoài tọa độ, vận hành thiết bị, quản lý mỏ không đúng quy định…nhưng chưa được các đơn vị chức năng phát hiện và xử lý vi phạm.
(CLO) Trong 20 năm qua, giá đất tại các huyện ngoại thành Hà Nội, như Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm đã tăng phi mã. Nhờ đó, những người nông dân trước đây bỗng chốc trở thành tỷ phú.
(CLO) Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Phương Anh với vai trò liên danh hoặc độc lập thường xuyên trúng các gói thầu lớn, nhỏ tại tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn. Đáng chú ý, nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách Nhà nước rất thấp.
(CLO) Iran và Nga không còn sử dụng đồng đô la trong các giao dịch thương mại song phương và đã chuyển sang sử dụng các loại tiền tệ quốc gia nhờ các thỏa thuận đã ký trước đó giữa hai nước trong lĩnh vực tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Hồi giáo Mohammad Reza Farzin cho biết.
(CLO) Phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng' có sự góp mặt của nghệ sĩ Hồng Đào, hoa hậu Thùy Tiên đang dẫn đầu phòng vé, vượt mặt các bom tấn nước ngoài, thu về hơn 44 tỉ đồng sau 4 ngày công chiếu.
(CLO) Người phát ngôn của Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói rằng nội các Israel sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận ngừng bắn tại Lebanon vào thứ Ba, sau khi một nguồn tin thân cận cho biết ông Netanyahu đã chấp thuận kế hoạch này "về nguyên tắc".
(CLO) Bộ Công an đã gửi 98 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đến các cơ quan có thẩm quyền quốc tế, bao gồm 70 yêu cầu theo các hiệp định song phương và 28 yêu cầu theo nguyên tắc có đi có lại.
(CLO) Trên thực tế, không chỉ ở Nga, áp lực lạm phát đã lan rộng khắp châu Âu. Nguyên nhân chủ yếu đến từ các yếu tố như xung đột Nga - Ukraine kéo dài, thiếu hụt nguồn cung và lao động, chi phí tiền lương cao, lệnh trừng phạt và chi phí sản xuất tăng.
(CLO) Hàng trăm hộ dân trồng dưa hấu trên địa bàn huyện Chư Prông (Gia Lai) khóc ròng vì dưa hấu bị thối rữa, rớt giá thê thảm. Sau nhiều tháng trời bỏ công sức, tiền bạc đầu tư chăm sóc, người nông dân rơi vào cảnh “trắng tay” vì dưa hấu vứt đầy đồng, không ai thu mua.
(CLO) Bộ Công an đã gửi 98 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đến các cơ quan có thẩm quyền quốc tế, bao gồm 70 yêu cầu theo các hiệp định song phương và 28 yêu cầu theo nguyên tắc có đi có lại.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 25/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.
(CLO) Chiều 25/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và bà Desislava Radeva, Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt-Bun (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
(CLO) Ngày 25/11, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết đã ban hành quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận đối với ông Xà Dương Thắng do đã có vi phạm, khuyết điểm trong công tác; Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật về Đảng.
(CLO) Tại cuộc thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác chiến lược, lâu dài với Ericsson, Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư và là nơi thí điểm để thực hiện các ý tưởng mới, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tập đoàn lớn khác.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả khuôn khổ hợp tác gồm các thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực truyền thống, đồng thời mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng bổ trợ; sẽ hỗ trợ, làm cửa ngõ cho hàng hóa của nhau vào thị trường ASEAN và EU.
(CLO) Tối 25/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ của Đảng ủy Khối.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: Thúc đẩy triển khai cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cho các sàn thương mại điện tử, bảo đảm các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đều được xác thực danh tính khi tham gia cung cấp, trao đổi hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử, tránh thất thu thuế và các hành vi gian lận.