Tòa soạn đặc biệt giữa chiến trường Điện Biên Phủ

Thứ sáu, 03/04/2015 08:18 AM - 0 Trả lời

Tòa soạn đặc biệt giữa chiến trường Điện Biên Phủ

Không chỉ có phóng viên tác nghiệp giữa chiến trường mà tòa soạn cũng di chuyển ra chiến trường. Đó là tòa soạn tổ chức xuất bản báo Quân đội Nhân dân ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ ác liệt năm xưa.
 
 
 
Có một tòa soạn ở giữa mặt trận
 
Theo thông tin từ cuộc tọa đàm, tổ chức xuất bản báo Quân đội Nhân dân tại mặt trận Điện Biên Phủ mới đây, ngày 27/11/1953, Tổng cục Chính trị ra Chỉ thị về công tác chính trị tư tưởng Đông Xuân 1953-1954, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ của công tác tuyên truyền là phải làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954; làm cho những nhận định và chủ trương của Trung ương, Tổng Quân ủy biến thành nhận thức và quyết tâm của quần chúng để có thể đảm bảo mọi nhiệm vụ được thành công.
 Báo Công luận  
Điện Biên Phủ hôm nay vẫn còn lưu lại những dấu tích, những trận chiến ác liệt năm xưa.
 
Trước tình hình đó, Báo Quân đội Nhân dân cử các đồng chí Hoàng Xuân Tùy (phụ trách chung), Trần Cư (Thư ký tòa soạn), Phạm Phú Bằng, Nguyễn Khắc Tiếp và họa sĩ Nguyễn Bích ra mặt trận với nhiệm vụ xây dựng một tòa soạn tiền phương, tổ chức viết bài, biên tập, trình bày, in ấn, phát hành ngay tới cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trực tiếp tham gia chiến dịch.
 
Trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tòa soạn báo mặt trận đóng gần hang Thẩm Púa (Tuần Giáo). Khi Sở chỉ huy chiến dịch chuyển về Mường Phăng, tòa soạn cũng di chuyển theo. Lán của tòa soạn và hầm nhà in cách hầm Tổng tư lệnh một cánh đồng. Để đảm bảo nhiệm vụ máy móc đều đặt dưới hầm.
 
Ngày 28/12/1953, báo Quân đội Nhân dân ra số đầu tiên phát hành tại Mặt trận Điện Biên Phủ (số 116- lấy theo số báo ở hậu phương). Thời kỳ đầu báo ra 2 trang, cách 4,5 ngày ra một số. Bài thường ngắn gọn, chỉ khoảng 200 đến 1.000 chữ. Đầu tháng 3/1954, báo tăng lên 2, 3 ngày/số, thậm chí 1 ngày một số.
 
Trước khi định hình nội dung tờ báo, tòa soạn đã cử phóng viên tỏa xuống cơ sở tìm hiểu nhu cầu thông tin của bộ đội. Những phóng viên ra mặt trận đều ý thức được rằng: viết phải rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu và ngắn gọn súc tích, vì hoàn cảnh lúc đó là chiến tranh nên cán bộ chiến sĩ không thích đọc bài dài hoặc khô khan khó hiểu.
 
140 ngày, 33 số báo...
 
Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Đợt đầu tiên của chiến dịch diễn ra trong vòng 4 ngày ta đã mở toang cánh cửa thép, tiêu diệt ba cụm cứ điểm đề kháng mạnh của địch ở Him Lam, đồi Độc Lập và Bản Kéo. Cũng trong đợt tấn công này, báo mặt trận ra liên tục 7 số. Ngày 10/3/1954, ba ngày trước giờ nổ súng, số 130 đã in xong và lập tức được phát hành ngay. Bộ Tư lệnh chiến dịch chỉ đạo báo Quân đội Nhân dân phải bám sát chiến trường mà ra cho kịp thời. Ngày 13/3 ta nổ súng thì ngày hôm sau, tòa soạn báo mặt trận Báo Quân đội Nhân dân đã có số báo 131 tường thuật về trận đánh mở màn.
 
Ngày 30/3/1954, đợt tiến công thứ 2 bắt đầu nhằm vào khu Đông Điện Biên Phủ. Phán ánh về đợt này, Báo Quân đội Nhân dân xuất bản tại mặt trận ra được 10 số. Bắt đầu từ số 137, Ban Biên tập đã cho chạy khẩu hiệu dài 2 trang báo: “Quyết tâm đánh thắng trận này tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ”. Trên báo xuất hiện dồn dập các gương chiến đấu anh dũng từ các chuyên mục như Chuyện săn Tây, Phong trào bắn tỉa, phong trào đoạt dù. Bên cạnh đó, báo còn tổ chức chuyên đề để phục vụ tác chiến như: Bắn tỉa, Đào công sự.
 
Tối 1/5/1954, quân ta nổ súng mở đầu đợt 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ. Đợt đánh này cũng được phản ánh tại số 147 ra ngày 1/5, cũng như phản ánh về sự kiện tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ.
 
Cũng sau đó ít hôm, ngày 16/5/1954, Báo Quân đội Nhân dân xuất bản tại mặt trận ra số đặc biệt, số cuối cùng xuất bản tại mặt trận. Đây là số báo chào mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ.
 
Trải qua 140 ngày đêm, từ lúc chuẩn bị Chiến dịch Điện Biên Phủ đến lúc kết thúc Chiến dịch, Báo Quân đội Nhân dân xuất bản tại mặt trận được 33 số. Nội dung chủ yếu là các bài báo của các đồng chí chỉ huy cấp chiến thuật, chiến lược giúp bộ đội mở rộng tầm nhìn, nhận thức rõ vấn đề và thấy được tình cảm sâu đậm, thân thương của cấp trên dành cho cấp dưới. Đồng thời báo phản ánh tình hình chiến trường, phân tích âm mưu, thủ đoạn của địch để đông đảo bộ đội nắm được.
 
Tại buổi tọa đàm về tòa soạn báo mặt trận, Đại tá Phạm Phú Bằng, nguyên Phóng viên tòa soạn tiền phương Báo Quân đội Nhân dân tại mặt trận Điện Biên Phủ chia sẻ: “Niềm vui của người làm báo mặt trận là mỗi chiều tối, báo in xong, còn “nóng hổi”, anh bộ đội phát hành cho 2 bó báo vào sọt, quấn kỹ lá dong, tránh bị ướt. Anh làm báo cũng cho một bó vào ba-lô, theo anh phát hành thông thạo đường rừng, đi về phía trận địa. Anh phát hành “bóc lá dong” chia báo cho các trung đội. Anh làm báo chọn vài bài sinh động, đọc ngay cho chiến sĩ dưới hào, hỏi ý kiến anh em, rồi nài nỉ anh em kể vài chuyện mới, để đem in cho số báo tiếp theo”.
 
Trong lịch sử báo chí Cách mạng Việt Nam thì đây là lần đầu tiên có một tờ báo tổ chức xuất bản tại chiến trường, phát hành tại chiến trường. Đây là tờ báo của lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và sự sáng tạo của nhân dân Việt Nam. Bằng sự dũng cảm, sáng tạo ấy, tờ báo xuất bản tại mặt trận đã góp phần đảm bảo thông tin thông suốt, ổn định tư tưởng, thống nhất quan điểm chỉ đạo, đồng thời góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
 
Theo Infonet 

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội