(CLO) Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), thì số ca nhiễm COVID-19 trong ngành GD&ĐT tăng mạnh từ sau Tết Nguyên Đán, riêng Hải Phòng 9.649 ca.
Số học sinh mắc COVID-19 tăng mạnh từ sau Tết
Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo về việc tổ chức dạy học thích ứng linh hoạt, an toàn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2022.
Trong đó, Bộ GD&ĐT có nêu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) toàn ngành ghi nhận 162.917 cán bộ, nhân viên, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm COVID-19 (trong đó cán bộ, giáo viên: 27.677 người; trẻ em, HSSV: 135.244 em).
Đặc biệt là sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp, một số địa phương có tỷ lệ giáo viên, học sinh nhiễm COVID-19 tăng mạnh gồm Hải Phòng 9.649 ca (chiếm 1,76%), Hà Tĩnh 675 ca (chiếm 0,24%), Nghệ An 298 ca (chiếm 0,08%), Thanh Hoá: 2.359 ca,...
Tình hình trên đã dẫn đến nhiều cơ sở giáo dục phải chuyển đổi hình thức dạy học trực tiếp kết hợp học trực tuyến vì phát hiện có ca F0 trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Một số ít địa phương chưa quyết định mốc thời gian cụ thể cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học đến trường.
Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, một số địa phương còn quan điểm khác nhau về thời gian, thời điểm, cách thức, quy mô cho trẻ em, học sinh đi học trực tiếp. Có nơi triển khai đồng loạt, có nơi thận trọng triển khai từng bước và có thí điểm thăm dò, đặc biệt là đối với cấp mầm non và tiểu học.
9 tỉnh, thành phố chưa cho học sinh mầm non đi học, gồm: Hậu Giang, Trà Vinh, Hưng Yên, Vĩnh Long, Hà Nội, Phú Yên, Đà Nẵng, An Giang, Tiền Giang.
6 tỉnh, thành phố chưa cho tiểu học đi học, gồm: Hậu Giang, An Giang, Đà Nẵng, Tiền Giang, riêng Hưng Yên chỉ tổ chức khối lớp 1; Vĩnh Long chỉ tổ chức khối lớp 5, 6.
Còn chưa thống nhất trong phòng chống dịch tại nhà trường
Một số cơ sở giáo dục còn lúng túng khi xử lý các trường hợp học sinh F0, F1 (phát hiện tại gia đình hoặc phát hiện tại trường học). Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0. Cá biệt có nơi cho cả lớp hoặc cả khối dừng học trực tiếp khi phát hiện F0 trong một lớp.
Một số địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệm COVID-19 trước khi đến trường học trực tiếp, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả gây phản ứng không cần thiết (một số huyện tại Thanh Hoá, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Các chuyên gia y tế, Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế chỉ khuyến cáo xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và có yếu tố dịch tễ, không cần xét nghiệm 100% học sinh, đặc biệt không cần thiết xét nghiệm với trẻ em mầm non.
Khi tổ chức dạy học trực tiếp, các cơ sở giáo dục rất khó thực hiện việc giãn cách theo quy định vì số lượng học sinh đông, vẫn còn hiện tượng học sinh các lớp tương tác trực tiếp trong giờ nghỉ giải lao.
Việc rà soát, phân loại học sinh để củng cố, bổ sung kiến thức khi học sinh trở lại trường gây khó khăn cho các trường trong việc bố trí giờ dạy, có thể phát sinh kinh phí...Bên cạnh đó, việc thiếu giáo viên (đặc biệt ở cấp mầm non và tiểu học) tạo áp lực rất lớn cho các cơ sở giáo dục trong việc triển khai dạy trực tiếp.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, việc tổ chức bán trú và học hai buổi còn rất khác nhau ở nhiều địa phương gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội trong việc sắp xếp thời gian đưa đón con.
Một số phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm cho con trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt đối với cấp học mầm non và tiểu học (trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc-xin, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp) dẫn đến tỷ lệ trẻ mầm non đến trường thấp ở một số địa phương (Ngày 14/2/2022, Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạt tỷ lệ 66,3%, ngày 15/2/2022, Tp.Hải Phòng chỉ đạt 11,7 % trẻ mầm non đến trường).
Một số cơ sở giáo dục chưa chủ động xây dựng kịch bản kết thúc năm học theo thẩm quyền được giao (ghi nhận từ kết quả kiểm tra tại Hưng Yên, Hải Phòng...).
Nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch (theo dõi, thống kê, báo cáo …).
Kinh phí chi cho việc mua sắm thiết bị phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục (nước sát khuẩn, khẩu trang, máy đo thân nhiệt, kít xét nghiệm nhanh…) và vệ sinh khử khuẩn còn thiếu.
Đề xuất rút ngắn thời gian cách ly y tế với giáo viên, học sinh
Bộ GD&ĐT đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Quan tâm, đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.
Đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh quy định về thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm cho trường hợp F1 tại Công văn số 10696/BYT-MT ngày 16/12/2021 và Công văn số 647/MT-VP ngày 16/11/2021 theo hướng rút gọn thời gian cách ly y tế và số lần xét nghiệm đối với trường hợp F1 là giáo viên, trẻ em mầm non, học sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy mở cửa trường học (kiến nghị từ các địa phương).
Ban hành hướng dẫn và thống nhất với các địa phương về việc test sàng lọc học sinh khi tới lớp; test thường xuyên/định kỳ, cụ thể đối tượng nào cần test. Đẩy mạnh việc tập huấn, hướng dẫn các địa phương trong việc điều trị, thuốc chữa bệnh cho trẻ em bị F0 nhằm tạo sự an tâm cho phụ huynh, đồng thuận trong dư luận xã hội.
Bộ GD&ĐT tạo cũng đề xuất Bộ Y tế thống kê và thông tin toàn bộ số trẻ em mắc F0 từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tới nay, số mắc trong cộng đồng và số mắc do đi học, số chuyển nặng và số tử vong...để phục vụ công tác truyền thông, tạo sự an tâm, đồng thuận trong xã hội, giải tỏa tâm lý lo lắng của phụ huynh trước hiện tượng nhiều học sinh đi học mắc F0 khi đi học trực tiếp trở lại.
(CLO) Ngày 26/11, tại Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi viết về cây di sản Việt Nam - năm 2024 đã công bố kết quả và trao giải với sự tham gia của đông đảo nhà khoa học, khách mời, các tác giả đoạt giải.
(CLO) Các biệt thự cổ độc bản có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử, văn hóa đang được chính quyền TP HCM lên các phương án bảo tồn nhằm gìn giữ và phát huy giá trị của các biệt thự này.
(CLO) Gói thầu Toàn bộ khối lượng xây dựng công trình (GĐ1) của Dự án “Tuyến đường liên huyện từ thị trấn Phù Mỹ đi xã Cát Minh, huyện Phù Cát”, có giá dự toán hơn 110 tỷ đồng đã không chọn được nhà thầu do các đơn vị tham gia đều bị đánh trượt.
(CLO) Cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu chấn chỉnh việc hàng loạt phim có chủ đề xa rời thực tế về "cuộc sống hào môn", "không làm mà hưởng", "đổi đời sau một đêm" đang tràn lan trên các nền tảng trực tuyến của nước này.
(CLO) Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc triển khai thực hiện tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản (BĐS) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
(CLO) Ngày 26/11, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn và các thành viên Tổ công tác số 1 của UBND tỉnh làm việc với UBND TP Bắc Ninh về xử lý các trường hợp giao đất ở không đúng thẩm quyền; sử dụng đất lấn chiếm; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện các dự án đất dân cư dịch vụ trên địa bàn thành phố theo Kết luận số 739-KL/TU và Kết luận số 740-KL/TU ngày 12/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Để có tiền tiêu xài và đánh bạc trên mạng, Lê Thị Hiền đã dùng nhiều thủ đoạn như lừa góp tiền làm dịch vụ chứng minh tài chính, ký quỹ mở công ty du học, đưa người đi xuất khẩu lao động… chiếm đoạt hơn 14 tỷ đồng.
(CLO) Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ, giảm chi tiêu và cắt giảm nhân sự sau một thời kỳ đầu tư khổng lồ vào các công nghệ xe điện (EV) và xe tự lái.
(CLO) Ngày 26/11, Công an tỉnh Bình Phước thông tin, đã phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Gia Lai bắt giữ 2 đối tượng bị truy nã trong chuyên án về ma túy khi đang bỏ trốn.
(CLO) Trong dịp Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, 3 bến xe lớn gồm Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Đông mới và Bến xe Miền Tây vừa có kế hoạch phục vụ hành khách đi lại đợt cao điểm, kéo dài từ ngày 19/1 đến 7/2/2025.
(CLO) Chủ tịch HoREA cho rằng TP.HCM cần cân nhắc tăng diện tích sử dụng căn hộ trong phương pháp xác định dân số tại các tòa chung cư nhằm phát triển các khu đô thị, nâng cao chất lượng nhà ở.
(CLO) Hàng triệu người dùng trên toàn thế giới bất ngờ gặp sự cố gián đoạn nghiêm trọng với các dịch vụ của Microsoft như Outlook và Teams. Sự cố kéo dài cả ngày, ảnh hưởng đến email và hệ thống họp trực tuyến, những công cụ quan trọng của nhiều doanh nghiệp.
(CLO) Trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến nâng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các ngành đào tạo sư phạm và y dược có cấp chứng chỉ hành nghề.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2024) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.