Giá xăng ngày mai sẽ giảm 'sốc'?
(CLO) Trong kỳ điều chỉnh ngày mai (10/4), giá xăng trong nước có thể giảm rất mạnh, dao động từ 1.300 - 1.600 đồng/lít, tùy loại.
Theo dõi báo trên:
Những thách thức của vùng Đông Nam Bộ
Tại Hội nghị điều phối vùng Đông Nam Bộ diễn ra vào chiều 26/11, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành quốc gia về tổ chức không gian phát triển.
Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: VGP)
"Quy hoạch cũng giúp giúp “mở đường”, tạo ra các động lực phát triển, tiềm năng phát triển, không gian phát triển mới của quốc gia, của vùng và thể hiện cụ thể trên phạm vi không gian của từng địa phương. Xác định rõ vị trí vai trò của quy hoạch, ngay từ những ngày đầu tổ chức lập Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và các địa phương trong vùng để triển khai lập quy hoạch vùng”, ông Dũng nói.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vùng Đông Nam Bộ gồm TP HCM và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng có diện tích 23.551 km2, chiếm 7,1% diện tích cả nước; dân số khoảng 18,8 triệu người, chiếm 18,9% dân số cả nước (năm 2022).
Đây là trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nước, vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Năm 2022, GRDP vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước; GRDP bình quân đầu người của vùng Đông Nam Bộ gấp 1,64 lần cả nước; tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 66,5%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, vùng Đông Nam Bộ là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước.
Tuy nhiên, kinh tế-xã hội của vùng còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức lớn: Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Một số chỉ tiêu quan trọng đề ra chưa đạt được.
Đơn cử, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng có xu hướng chậm lại và thấp hơn cả nước; đóng góp vào tổng thu ngân sách nhà nước giảm; tốc độ tăng năng suất lao động thấp; việc triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm, mạng lưới kết cấu hạ tầng cấp vùng, liên vùng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và liên vùng, còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ, là điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Một số công trình trọng điểm xây dựng còn chậm tiến độ so với mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập úng nghiêm trọng tại TP HCM vẫn chưa được khắc phục. Công nghiệp phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững; chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; công nghiệp phụ trợ phát triển chậm; phân bố khu chế xuất, khu công nghiệp chưa hợp lý. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Tình trạng quá tải ở các trường học, cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, cơ sở khám, chữa bệnh công lập chậm được khắc phục; năng lực y tế dự phòng và y tế cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, đặc biệt là khi xảy ra dịch bệnh bất thường. Phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, rác thải nhựa, rác thải y tế và rác thải rắn vẫn là vấn đề bức xúc trong xã hội nhưng chưa được cải thiện. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các địa phương trong vùng chậm được thu hẹp.
Những điểm mới của quy hoạch vùng Đông Nam Bộ
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, xuất phát từ những hạn chế nêu trên, Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đã nghiên cứu và đưa ra những nhận diện, đề xuất có tính mới, đột phá như sau:
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: VGP)
Thứ nhất, Quy hoạch khẳng định quan điểm phải đổi mới tư duy về phát triển vùng, chủ động nắm bắt, tận dụng các cơ hội, tập trung nguồn lực giải quyết các điểm nghẽn, mâu thuẫn, xung đột, cản trở trong phát triển. Trong đó, việc quan trọng là phải tạo các cơ chế, chính sách để hình thành các động lực tăng trưởng mới, không gian phát triển mới.
Thứ hai, Quy hoạch vùng lần này nhấn mạnh yêu cầu phải đổi mới mô hình tăng trưởng, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại trở thành các động lực tăng trưởng mới như công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, dịch vụ tài chính (gắn với đưa TP HCM trở thành trung tâm tài chính toàn cầu)...
Thứ ba, Quy hoạch vùng xác định rõ hệ thống các hành lang phát triển chủ yếu của vùng. Quy hoạch vùng cụ thể hóa các hành lang kinh tế trên địa bàn vùng được nêu trong Quy hoạch tổng thể quốc gia (hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Mộc Bài - TP HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu, vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ, hành lang kinh tế Tây Nguyên - Đông Nam Bộ).
Đồng thời, bổ sung các hành lang kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với vùng, bổ trợ cho các hành lang kinh tế của quốc gia, tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển các tiểu vùng. Bên cạnh đó, Quy hoạch vùng đặt ra vấn đề khai thác không gian dọc theo sông Sài Gòn, sông Đồng Nai đóng vai trò một không gian xanh - sinh thái kết nối vùng.
Thứ tư, Quy hoạch định hướng tổ chức lại không gian phát triển công nghiệp vùng gắn với chia sẻ chức năng giữa các địa phương trong vùng, đồng thời tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi công năng, mô hình phát triển các khu, cụm công nghiệp để dành không gian phát triển đô thị hiện đại tại các khu vực mật độ cao hiện hữu.
Thứ năm, Quy hoạch nêu bật yêu cầu phải hình thành mạng lưới kết cấu hạ tầng từng bước đồng bộ, hiện đại; góp phần giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông và ngập úng. Chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông bảo đảm kết nối thông suốt giữa các đô thị, trung tâm kinh tế, cảng biển của vùng và kết nối liên vùng, phát triển hạ tầng thông tin - truyền thông; phát triển các khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu du lịch; phát triển đô thị hiện đại gắn với việc khai thác không gian ngầm tại các đô thị lớn; phát triển dịch vụ logistics, du lịch.
Thứ sáu, Quy hoạch xác định rõ hơn các nhiệm vụ chủ yếu trong liên kết vùng, cụ thể là tập trung thúc đẩy và nâng cao hiệu quả phát triển dọc theo các hành lang kinh tế; phân bố lại không gian sản xuất công nghiệp gắn với phát triển đô thị hiện đại; phát triển dịch vụ logistics, du lịch; khai thác không gian phát triển gắn với sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và xử lý các vấn đề môi trường, bảo đảm an ninh nguồn nước mang tính liên tỉnh, liên vùng.
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở đặc biệt quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện những chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển, các dự án đầu tư nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, của vùng và các địa phương trong vùng.
(CLO) Trong kỳ điều chỉnh ngày mai (10/4), giá xăng trong nước có thể giảm rất mạnh, dao động từ 1.300 - 1.600 đồng/lít, tùy loại.
(CLO) Chính phủ giao Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn để thống nhất việc rà soát, đánh số và gắn biển số nhà trên toàn quốc, đảm bảo khoa học và đồng bộ ở cả đô thị, nông thôn lẫn miền núi.
(CLO) Đầu tháng 4 hàng năm, người dân trồng hoa làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch hoa loa kèn để kịp cung ứng ra thị trường tiêu thụ cho người dân trong cả nước.
(CLO) Khoảng 16h15 ngày 8/4, anh Thanh, trú tại xã Quảng Trị, huyện Đạ Huoai, điều khiển xe máy lưu thông trên đường Trần Phú (thị trấn Lộc Thắng) theo hướng về tỉnh lộ 725. Khi đến vòng xoay ngã 5 để rẽ vào xã Lộc Ngãi, xe máy của anh bất ngờ va chạm với một xe đầu kéo (chưa rõ danh tính tài xế) đang di chuyển cùng chiều và rẽ về hướng quốc lộ 20.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1264/UBND-NNMT yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý tình trạng san ủi, xây dựng công trình trái phép trên đất lâm nghiệp.
(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh "Bệnh viện Đa khoa Đức Giang: Yếu kém về năng lực hay vô cảm trước nỗi đau của người bệnh?".
(CLO) Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, học sinh các cấp từ mầm non đến phổ thông trên cả nước sẽ được nghỉ tổng cộng 5 ngày liên tiếp, bắt đầu từ thứ Tư (30/4) đến hết Chủ nhật (4/5).
(CLO) Trong bối cảnh thế giới đang hồi phục sau đại dịch COVID-19, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhấn mạnh rằng nguy cơ về một đại dịch mới không phải là giả thuyết mà là một "chắc chắn về mặt dịch tễ học".
(CLO) Nhận định Barcelona vs Dortmund, 2h ngày 10/4 tại Champions League; dự đoán tỉ số Barcelona vs Dortmund cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) UBND TP Hà Nội giao Công an kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các nội dung, trang web, đường dẫn, ứng dụng, hội, nhóm, tài khoản trên không gian mạng liên quan đến hoạt động lừa đảo và thu thập thông tin dữ liệu cá nhân trái phép.
(CLO) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Dự luật do Bộ Nội vụ soạn thảo và dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới đây.
(CLO) Sáng nay (9/4), giá vàng trong nước biến động mạnh. Mở cửa phiên, giá vàng giảm mạnh, một lần nữa xuống dưới mốc 100 triệu đồng/lượng rồi nhanh chóng tăng trở lại.
(CLO) Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 002/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2025 về hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
(CLO) Theo công ty đấu giá, tổng số biển xe mô tô, xe gắn máy đưa ra đấu giá trong ngày đầu tiên lên đến 50.000 biển số, trong đó số biển có người đăng ký là 476 biển, tổng số biển đấu giá thành công 474 biển, tổng giá trị tài sản thu được lên tới gần 17 tỷ đồng.
(CLO) Honda Việt Nam giảm giá tương đương 50% lệ phí trước bạ cho khách mua xe Civic, bên cạnh đó là sự bổ sung phiên bản HR-V hybrid hoàn toàn mới.
(CLO) Động cơ nổ 50 lần mỗi giây, thay lọc dầu 5.000 km sẽ bảo vệ “trái tim” xe của bạn mãi bền bỉ.
(CLO) Tại buổi họp báo sáng 9/4, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, GDP năm 2025 của Việt Nam có thể đạt mức tăng 6,6% và giảm nhẹ xuống 6,5% trong năm 2026.
(CLO) Ngày 16/4, EU dự kiến áp thuế 25% lên hàng Mỹ trị giá 4,5 tỷ euro, mở đầu cuộc chiến thương mại đầy cam go.
(CLO) Việc áp mức thuế cao có thể ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn có thể là tin tốt với những lợi ích dài hạn của việc xây dựng một mô hình tăng trưởng cân bằng hơn, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hơn.
(CLO) Nga kỳ vọng hợp tác sản xuất với Trung Quốc tăng 2 năm liên tiếp, theo Bộ trưởng Maksim Reshetnikov tại AIM Congress 2025, mở lối kinh tế bền vững.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Việc tận dụng cơ hội từ các FTA giữa các địa phương và doanh nghiệp chưa đồng đều, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(CLO) Indonesia đối mặt thuế 32% từ Trump bằng ngoại giao sắc bén, hỗ trợ ngành, mở rộng châu Âu, bảo toàn thặng dư 16,8 tỷ USD.
(CLO) Nga chuyển 100.000 tấn dầu cho Cuba ngày 19/2, mở rộng hợp tác kinh tế và viện trợ nhân đạo giữa hai quốc gia.
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) GDP quý I/2025 của Việt Nam ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
(CLO) Cú sập 6.600 tỷ USD của phố Wall mở màn chuỗi phản ứng dây chuyền, đẩy kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy bất định.