Tóm tắt lịch sử 75 năm xung đột tại Gaza

Thứ tư, 11/10/2023 15:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gaza là dải đất ven biển nằm trên các tuyến đường hàng hải và thương mại cổ xưa dọc theo bờ Địa Trung Hải.

Được Đế chế Ottoman nắm giữ cho đến năm 1917, Sau đó, khu vực này được chuyển từ quyền cai trị quân sự của Anh, Ai Cập sang Israel và hiện là nơi sinh sống của hơn 2 triệu người Palestine. Dưới đây là một số cột mốc quan trọng trong lịch sử 75 năm qua của khu vực này:

tom tat lich su 75 nam xung dot tai gaza hinh 1

Khói bốc lên từ khu vực cảng của Gaza. Ảnh: Reuters

Bài liên quan

1948: Chấm dứt sự cai trị của Anh

Khi chế độ thuộc địa của Anh chấm dứt ở Palestine vào cuối những năm 1940, bạo lực đã gia tăng giữa người Do Thái và người Ả Rập, đỉnh điểm là chiến tranh giữa Nhà nước Israel mới thành lập và các nước láng giềng Ả Rập vào tháng 5/1948.

Quân đội Ai Cập đã chiếm được một dải bờ biển hẹp dài 40 km này, chạy từ Sinai đến phía Nam Ashkelon. Sau đó, hàng chục nghìn người Palestine đã đến tị nạn ở Gaza. Dòng người tị nạn khiến dân số Gaza tăng gấp ba lần lên khoảng 200.000 người.

1950- 1960: Sự cai trị của quân đội Ai Cập

Ai Cập nắm giữ Dải Gaza trong hai thập kỷ, cho phép người Palestine làm việc và học tập tại Ai Cập. Trong thời gian này, những người Palestine có vũ trang đã tiến hành các cuộc tấn công vào Israel.

Sau đó, Liên hợp quốc đã thành lập một cơ quan tị nạn có tên UNRWA, hiện đang cung cấp dịch vụ cho 1,6 triệu người tị nạn Palestine ở Gaza, cũng như cho người Palestine ở Jordan, Lebanon, Syria và Bờ Tây.

1967: Chiến tranh và chiếm đóng quân sự của Israel

Israel chiếm được Dải Gaza trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967. Cuộc điều tra dân số của Israel năm đó cho thấy dân số tại Gaza là 394.000 người, với ít nhất 60% trong số đó là người tị nạn.

Khi người Ai Cập rời đi, nhiều công nhân tại Gaza đã bắt đầu làm việc trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ bên trong Israel. Quân đội Israel tiếp tục quản lý lãnh thổ và bảo vệ các khu định cư mà Israel xây dựng trong những thập kỷ tiếp theo. Những điều này đã trở thành nguồn gốc khiến người Palestine ngày càng phẫn nộ.

1987: Cuộc nổi dậy đầu tiên của người Palestine

20 năm sau cuộc chiến năm 1967, người Palestine phát động cuộc nổi dậy đầu tiên. Vụ việc bắt đầu vào tháng 12/1987 sau một vụ tai nạn giao thông, khi một chiếc xe tải của Israel đâm vào một chiếc xe chở công nhân Palestine ở trại tị nạn Jabalya ở Gaza, khiến 4 người thiệt mạng. Tiếp theo đó là các cuộc biểu tình ném đá, đình công và đóng cửa.

Tổ chức Anh em Hồi giáo có trụ sở tại Ai Cập đã lợi dụng sự tức giận của người dân để thành lập một nhánh vũ trang của người Palestine, chính là nhóm Hamas, với căn cứ quyền lực ở Gaza. Hamas chuyên ủng hộ việc tấn công Israel và khôi phục chế độ cai trị Hồi giáo.

1993: Hiệp định Oslo và quyền bán tự trị của người Palestine

Israel và người Palestine đã ký một hiệp định hòa bình lịch sử vào năm 1993 dẫn đến việc thành lập Chính quyền Palestine. Theo thỏa thuận tạm thời, người Palestine lần đầu tiên được trao quyền kiểm soát hạn chế ở Gaza và Jericho ở Bờ Tây.

Hiệp định Oslo đã mang lại cho Chính quyền Palestine mới thành lập một số quyền tự chủ và dự kiến trở thành nhà nước sau 5 năm. Nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Israel cáo buộc người Palestine từ bỏ các thỏa thuận an ninh và người Palestine tức giận trước việc Israel tiếp tục xây dựng các khu định cư.

Các phong trào Hamas và Thánh chiến Hồi giáo (Jihad) đã thực hiện các vụ đánh bom nhằm cố gắng làm chệch hướng tiến trình hòa bình, khiến Israel áp đặt nhiều hạn chế hơn đối với việc di chuyển của người Palestine ra khỏi Gaza. 

2000: Cuộc nổi dậy thứ hai của người Palestine

Năm 2000, quan hệ giữa Israel và Palestine lại xuống mức thấp mới sau khi cuộc nổi dậy thứ 2 của người Palestine bùng phát. Vụ việc đã mở ra một thời kỳ đánh bom liều chết và tấn công bằng súng của người Palestine, cũng như việc Israel tiến hành các cuộc không kích, phá hủy và quản lý nghiêm ngặt khu vực.

Sân bay Quốc tế Gaza, một biểu tượng cho thấy hy vọng độc lập về kinh tế của người Palestine được khai trương vào năm 1998, bị Israel coi là mối đe dọa an ninh và họ đã phá hủy ăng-ten radar cũng như đường băng của sân bay này vài tháng sau vụ tấn công ngày 11/9/2001 tại Mỹ.

Một nạn nhân khác là ngành đánh cá của Gaza, nguồn sống của hàng chục nghìn người. Khu vực đánh cá của Gaza đã bị Israel thu hẹp, một hạn chế mà họ cho là cần thiết để ngăn chặn các tàu buôn lậu vũ khí.

2005: Israel sơ tán các khu định cư ở Gaza

Vào tháng 8/2005, Israel đã sơ tán tất cả quân đội và người dân định cư ra khỏi Gaza, nơi đã được Israel rào chắn cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài vào thời điểm đó.

Người Palestine đã phá bỏ các tòa nhà và cơ sở hạ tầng bỏ hoang để lấy phế liệu. Việc dỡ bỏ các khu định cư đã dẫn đến sự tự do di chuyển lớn hơn trong Gaza và một "nền kinh tế đường hầm" bùng nổ. Các nhóm vũ trang, những kẻ buôn lậu và nhiều doanh nhân đã nhanh chóng đào nhiều đường hầm vào Ai Cập để tiến hành buôn lậu hàng về Gaza.

2006: Bị cô lập dưới thời Hamas

Năm 2006, Hamas giành chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử quốc hội Palestine và sau đó giành toàn quyền kiểm soát Gaza. Phần lớn cộng đồng quốc tế đã cắt viện trợ cho người Palestine ở các khu vực do Hamas kiểm soát vì họ coi Hamas là một tổ chức khủng bố.

Israel đã ngăn chặn hàng chục nghìn công nhân Palestine nhập cảnh vào nước này, cắt đứt một nguồn thu nhập quan trọng. Các cuộc không kích của Israel đã làm tê liệt nhà máy điện duy nhất của Gaza, gây mất điện trên diện rộng. Viện dẫn những lo ngại về an ninh, Israel và Ai Cập cũng áp đặt các hạn chế chặt chẽ hơn đối với việc di chuyển của người và hàng hóa qua các cửa khẩu Gaza.

Hamas có kế hoạch tái tập trung nền kinh tế của Gaza về phía biên giới với Ai Cập, tránh xa Israel. Tuy nhiên, do xem Hamas là một mối đe dọa, ông Abdel Fattah al-Sisi, người đắc cử Tổng thống Ai Cập vào năm 2014, đã đóng cửa biên giới với Gaza và cho nổ tung hầu hết các đường hầm. Một lần nữa, nền kinh tế của Gaza bị cô lập.

Chu kỳ xung đột

Nền kinh tế Gaza liên tục bị ảnh hưởng bởi vòng xoáy xung đột, tấn công và trả thù giữa Israel và các nhóm chiến binh Palestine.

Trước năm 2023, một số cuộc giao tranh tồi tệ nhất xảy ra vào năm 2014, khi Hamas và các nhóm vũ trang khác phóng tên lửa vào các thành phố trung tâm ở Israel. Israel đã tiến hành các cuộc không kích và pháo kích tàn phá các khu dân cư ở Gaza. Hơn 2.100 người Palestine đã thiệt mạng. Phía Israel có 73 người thiệt mạng. 

2023: Cuộc tấn công bất ngờ

Trong khi Israel tin rằng họ đang kiềm chế Hamas một cách hiệu quả, thì các chiến binh của nhóm này đang được huấn luyện trong bí mật.

Vào ngày 7/10, các tay súng Hamas đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel, tàn phá các thị trấn, nổ súng vào hàng trăm người và bắt cóc hàng chục con tin. Israel đã tiến hành trả đũa, tấn công Gaza bằng các cuộc không kích trong đợt xung đột tồi tệ nhất trong 75 năm qua với khoảng 2.000 người đã thiệt mạng tại cả hai phía.

Quốc Thiên (theo Reuters)

Tin mới

Meta sắp tung ra mô hình AI tạo video để cạnh tranh với Sora của OpenAI

Meta sắp tung ra mô hình AI tạo video để cạnh tranh với Sora của OpenAI

(CLO) Meta chuẩn bị giới thiệu các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tạo ra video chân thực từ các lời nhắc bằng văn bản dành cho các nhà làm phim và nhà sáng tạo nội dung, cạnh tranh với các công cụ tương tự của OpenAI và Runway.

Báo chí - Công nghệ
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Obama sẽ vận động tranh cử cho bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Obama sẽ vận động tranh cử cho bà Harris

(CLO) Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tham gia vận động cho Phó Tổng thống Kamala Harris trong các bang chiến trường quan trọng, theo thông báo từ chiến dịch của bà Harris vào thứ Sáu (4/10).

Thế giới 24h
Tòa nhà cao 1 km tại Ả Rập Xê Út được khởi công trở lại sau cuộc điều tra tham nhũng

Tòa nhà cao 1 km tại Ả Rập Xê Út được khởi công trở lại sau cuộc điều tra tham nhũng

(CLO) Tháp Jeddah, với chiều cao dự kiến 1 km, sẽ trở thành tòa nhà cao nhất thế giới khi hoàn thành. Công trình này đã bị tạm dừng gần 7 năm do cuộc điều tra chống tham nhũng tại Ả Rập Xê Út và giờ đây sẽ được khởi động lại.

Thế giới 24h
Tìm giải pháp ngăn ngừa sau nhiều sự cố tàu bị trật bánh ở Thừa Thiên - Huế

Tìm giải pháp ngăn ngừa sau nhiều sự cố tàu bị trật bánh ở Thừa Thiên - Huế

(CLO) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương làm rõ nguyên nhân và đưa ra những giải pháp để ngăn ngừa sau nhiều sự cố tàu bị trật bánh ở Thừa Thiên - Huế.

Giao thông
Ngành công nghiệp ô tô châu Âu đứng trước nguy cơ phá sản

Ngành công nghiệp ô tô châu Âu đứng trước nguy cơ phá sản

(CLO) Các nhà sản xuất ô tô EU đang phải đối mặt với những tháng tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, tờ báo Bild (Đức) đưa tin, trích dẫn lời một chuyên gia nổi tiếng trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ đang tìm giải pháp thay thế cho đồng đô la

Ấn Độ đang tìm giải pháp thay thế cho đồng đô la

(CLO) New Delhi đang tìm cách bảo vệ lợi ích và tìm "giải pháp tạm thời" trong các thỏa thuận với các đối tác toàn cầu, bao gồm cả Nga, khi Washington làm phức tạp hoạt động thương mại, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết. Tuy nhiên, ông làm rõ Ấn Độ không có ý định từ bỏ đồng đô la Mỹ.

Tài chính - Bảo hiểm
Thêm trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, chứng nhận đăng kiểm viên

Thêm trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, chứng nhận đăng kiểm viên

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 121/2024/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, trong đó bổ sung 2 trường hợp đơn vị đăng kiểm xe cơ giới bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới; bổ sung thêm 1 trường hợp đăng kiểm viên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên.

Tin tức
Kết án tù người nước ngoài đến Indonesia 'khai thác trộm' hàng trăm cân vàng

Kết án tù người nước ngoài đến Indonesia 'khai thác trộm' hàng trăm cân vàng

(CLO) Một người nước ngoài chỉ huy hoạt động khai thác vàng trái phép ở Tây Kalimantan, Indonesia đã bị tòa án nước này kết án 5 năm tù và phạt 50 tỷ rupiah (3,2 triệu USD). Nhóm "vàng tặc" của kẻ này đã khai thác trộm khoảng 774 kg vàng và 938 kg bạc.

Thế giới 24h
Cà Mau: Doanh thu du lịch đạt hơn 2.313 tỷ đồng

Cà Mau: Doanh thu du lịch đạt hơn 2.313 tỷ đồng

(CLO) Trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Cà Mau đón 1.624.157 lượt khách đến tham quan với tổng doanh thu đạt hơn 2.313 tỷ đồng.

Đời sống
Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông

Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông

(CLO) Bộ Công an vừa trình dự thảo Nghị định mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ.

Ô tô - Xe máy
Gia Lai: Mâu thuẫn vì chỉ tay vào mặt trong lúc nói chuyện, người đàn ông chém bạn nhậu trọng thương

Gia Lai: Mâu thuẫn vì chỉ tay vào mặt trong lúc nói chuyện, người đàn ông chém bạn nhậu trọng thương

(CLO) Trong lúc nhậu, Khánh vừa nói chuyện vừa chỉ tay vào mặt anh C. nên giữa 2 bên xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, Khánh về nhà lấy dao rựa quay lại chém bạn trọng thương.

Vụ án
Lý do bỏ đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu

Lý do bỏ đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu

(CLO) Thiếu tướng Nguyễn Văn Mừng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (C08), vừa thông tin về đề xuất giảm tiền phạt người vi phạm nồng độ cồn mức tối thiểu.

Công luận 24H
Dự kiến tháng 5/2025 thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư

Dự kiến tháng 5/2025 thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư

(CLO) Bộ GTVT đề xuất lựa chọn phương án cơ quan quản lý tài sản đường cao tốc sẽ trực tiếp tổ chức thu phí đường cao tốc do nhà nước đầu tư.

Công luận 24H
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ đạo sau phản ánh của Báo Nhà báo và Công luận

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ đạo sau phản ánh của Báo Nhà báo và Công luận

(CLO) Sau khi Báo Nhà báo và Công luận có bài viết phản ánh về việc Công ty tư nhân Tuyết Đông (xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai) có nhiều vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã vào cuộc chỉ đạo kiểm tra, rà soát những nội dung mà Báo phản ánh.

Điều tra
Chiến dịch quân sự của Israel mở rộng sang Bờ Tây, Hamas xác nhận chỉ huy tử vong

Chiến dịch quân sự của Israel mở rộng sang Bờ Tây, Hamas xác nhận chỉ huy tử vong

(CLO) Israel đang mở rộng các chiến dịch quân sự ra khắp khu vực, mới nhất là cuộc không kích vào đêm thứ Năm ở Bờ Tây, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng, bao gồm một chỉ huy của nhóm chiến binh Hamas.

Thế giới 24h
Công an điều tra vụ tài xế ở Bắc Ninh bị chặn đường, hành hung

Công an điều tra vụ tài xế ở Bắc Ninh bị chặn đường, hành hung

(CLO) Lãnh đạo Công an TP Từ Sơn (Bắc Ninh) cho biết, Công an phường Châu Khê đã tiếp nhận đơn phản ánh của một nam tài xế về việc bị nhóm người chặn đường, hành hung khi đang lưu thông trên đường Lý Thường Kiệt, đoạn qua phố Đa Hội, phường Châu Khê.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Hezbollah hoạt động như thế nào và đóng vai trò gì ở Lebanon?

Hezbollah hoạt động như thế nào và đóng vai trò gì ở Lebanon?

(CLO) Hoạt động như "một nhà nước" trong một nhà nước, vai trò, ảnh hưởng và quyền lực của nhóm vũ trang Hezbollah vẫn khiến nhiều người phải đặt dấu hỏi về hình thái hoạt động và sức mạnh của họ ở Lebanon.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024: Chi tiết màn tranh luận giữa hai 'phó tướng'

Bầu cử Mỹ 2024: Chi tiết màn tranh luận giữa hai 'phó tướng'

(CLO) Cuộc tranh luận giữa ứng viên Phó Tổng thống đảng Dân chủ Tim Waltz và ứng viên đảng Cộng hòa JD Vance là màn tranh luận công khai cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Không giống như Donald Trump và Kamala Harris gặp nhau một tháng trước đó, các đối thủ đã thảo luận chi tiết về các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự của Mỹ, và kết quả có vẻ cũng rõ ràng hơn.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự: Iran trội về số lượng, Israel hơn về chất lượng

So sánh sức mạnh quân sự: Iran trội về số lượng, Israel hơn về chất lượng

(CLO) Khi Israel và Iran đang có nguy cơ hướng đến một cuộc chiến trực tiếp, chúng ta hãy xem xét năng lực quân sự của mỗi nước, khả năng tấn công lẫn nhau và cách họ có thể bảo vệ lãnh thổ của mình.

Tiêu điểm Quốc tế
Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 mà Iran tập kích Israel mạnh thế nào?

Tên lửa siêu vượt âm Fattah-2 mà Iran tập kích Israel mạnh thế nào?

(CLO) Tối 1/10, Iran đã mở cuộc tấn công ồ ạt với khoảng 180 tên lửa bắn vào Israel, trong đó có cả tên lửa siêu vượt âm Fattah-2. Đây là loại vũ khí mà Tehran từng tự hào tuyên bố có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ.

Tiêu điểm Quốc tế
Khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon: Không còn là nguy cơ

Khủng hoảng nhân đạo tại Lebanon: Không còn là nguy cơ

(NB&CL) “Con số và mức độ thương vong do hậu quả của các cuộc giao tranh thật khủng khiếp. Các nhân viên ngành y đang bị quá tải vì phải cứu chữa cho người bị thương” - khẳng định của những bác sĩ tại các bệnh viện ở Lebanon cho thấy tình hình nhân đạo ở Lebanon hiện nay đã đến mức báo động.

Tiêu điểm Quốc tế
Canh bạc ở Trung Đông

Canh bạc ở Trung Đông

(CLO) Cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran nhằm vào Israel đã làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã căng thẳng ở Trung Đông. Liệu vòng xoáy leo thang mới sẽ đẩy các bên rơi vào “miệng hố chiến tranh”?

Tiêu điểm Quốc tế
Tàu cao tốc Nhật Bản tròn 60 năm tuổi và nó đã thay đổi thế giới như thế nào?

Tàu cao tốc Nhật Bản tròn 60 năm tuổi và nó đã thay đổi thế giới như thế nào?

(CLO) Sáu mươi năm trước, vào ngày 1 tháng 10 năm 1964, Nhật Bản đã mở ra kỷ nguyên của tàu cao tốc với chuyến tàu Shinkansen đầu tiên trên hành trình Tokyo – Osaka. Đoàn tàu bóng loáng màu xanh trắng, lướt qua khu đô thị và vùng nông thôn của Nhật Bản, đánh dấu bước tiến vượt bậc về công nghệ, giao thông và vận tải.

Tiêu điểm Quốc tế
Cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu đang làm nghẹt thở tầng lớp trung lưu

Cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu đang làm nghẹt thở tầng lớp trung lưu

(CLO) Giá nhà đã tăng 54% ở Mỹ và gần 15% ở Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2015-2024. Dù một số chính sách đã được thực hiện để tăng nguồn cung và điều chỉnh giá thuê, nhưng tác động của chúng vẫn còn hạn chế.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao tình báo Israel bất ngờ với Hamas nhưng lại khắc chế hoàn toàn Hezbollah?

Vì sao tình báo Israel bất ngờ với Hamas nhưng lại khắc chế hoàn toàn Hezbollah?

(CLO) Tình báo Israel đã hoàn toàn bị động trước cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 năm ngoái. Nhưng họ đang “đạo diễn” màn trấn áp dữ dội nhằm vào Hezbollah, bao gồm cả việc sát hại lãnh đạo tối cao của lực lượng này. Vì sao lại có sự khác biệt như thế?

Tiêu điểm Quốc tế
Khi khí đốt trở thành 'vũ khí địa chính trị'

Khi khí đốt trở thành 'vũ khí địa chính trị'

(CLO) Cách đây đúng 2 năm, vào đêm 26/9/2022, đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 1 (North Stream 1) và Dòng chảy phương Bắc 2 (North Stream 2) đã bị vỡ bởi một loạt vụ nổ. Các vụ nổ đã gây ảnh hưởng đến 3 trong số 4 đường ống, chấm dứt một thập kỷ vận hành của đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi dài nhất thế giới, đồng thời cũng khởi đầu cho kế hoạch “cai” khí đốt từ Nga của Liên minh châu Âu.

Tiêu điểm Quốc tế