Tôn vinh cuộc đời và đóng góp của nhà văn, nhà báo Dương Thị Xuân Quý

Thứ bảy, 09/03/2019 09:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đúng Ngày quốc tế phụ nữ 8/3, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm ngày nhà văn, nhà báo, liệt sỹ Dương Thị Xuân Quý hy sinh (8/3/1969 - 8/3/2019), nhằm tưởng niệm, tôn vinh cuộc đời và đóng góp to lớn của chị với nền văn học nước nhà.

Nhà văn, nhà báo, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý (còn có bút danh Dương Thị Minh Hương) sinh ngày 19/4/1941, trong một gia đình trí thức yêu nước tại Hà Nội. Chị được thừa hưởng truyền thống nho học của gia tộc lớn, sớm trưởng thành và là người phụ nữ có ý chí, nghị lực phi thường. Chị nhận thức sâu sắc nghề nghiệp và có trái tim nhân hậu. Năm 1961, sau khi tốt nghiệp khoa báo chí do Ban Tuyên huấn Trung ương tổ chức, chị về làm phóng viên Báo Phụ nữ Việt Nam khi vừa tròn 20 tuổi.

Nhà văn, nhà báo, liệt sỹ Dương Thị Xuân Quý. Ảnh: Tư liệu

Nhà văn, nhà báo, liệt sỹ Dương Thị Xuân Quý. Ảnh: Tư liệu

Là một phóng viên năng nổ, xông xáo, Dương Thị Xuân Quý luôn có mặt khắp các vùng thành thị, nông thôn miền Bắc. Tháng 3/1965, chị viết đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu. Tháng 2/1966, chị lập gia đình. Khi giặc Mỹ ném bom miền Bắc, Dương Thị Xuân Quý luôn có mặt tại các vùng trọng điểm tuyến lửa Nghệ An, Hà Tĩnh... Tháng 4/1968, chị gửi con gái mới 16 tháng tuổi cho bà ngoại để vào chiến trường miền Nam.

Đêm 8/3/1969, Dương Thị Xuân Quý anh dũng hy sinh tại thôn Thi Thại, xã Xuyên Tân (nay là Duy Thành, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) trong một trận càn quét ác liệt, khi chị cùng đồng đội từ dưới hầm bí mật bò lên cố tìm cách thoát ra khỏi vòng càn.

Những hy sinh, cống hiến của Dương Thị Xuân Quý được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý được cấp bằng Tổ quốc ghi công tháng 5/1972.

Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý tác nghiệp ở chiến trường. Ảnh: Tư liệu

Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý tác nghiệp ở chiến trường. Ảnh: Tư liệu

Tại buổi lễ tưởng niệm, các nhà thơ, nhà văn, những người yêu mến nhà văn, nhà báo-liệt sỹ Dương Thị Xuân Quý đã ôn lại và “khắc họa” rõ nét chân dung về nữ nhà văn, nhà báo tài năng và có một trái tim nhân hậu. Khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước mở rộng ra miền Bắc, Dương Thị Xuân Quý là cây bút nhiệt tình, luôn có mặt ở những nơi khó khăn, ác liệt nhất.

Qua những chuyến đi thực tế, chất liệu báo chí đã được chuyển hóa thành chất liệu văn chương ở chị như một lẽ tự nhiên. Nhà văn, nhà báo Dương Thị Xuân Quý ra đi khi còn rất trẻ (với 28 tuổi đời) nhưng những tác phẩm thể hiện tài năng, khát vọng, ý chí và sự hy sinh phi thuờng của chị luôn còn mãi. Có 18 bút ký, truyện ngắn chị viết trong 6 năm làm báo, viết văn ở miền Bắc và trên chiến trường đã được tập hợp, giới thiệu trong cuốn sách “Dương Thị Xuân Quý - Tác phẩm và Nhật ký” do Tạp chí Văn hiến Việt Nam, Nhà xuất bản Hội Nhà văn thực hiện năm 2007.

Đặc biệt, cuốn “Nhật ký chiến trường” của Dương Thị Xuân Quý là một tác phẩm lớn của văn học đề tài chiến tranh cách mạng. Những trang nhật ký chị kể về cuộc sống ác liệt ở chiến trường và nỗi nhớ thương về con gái bé bỏng tên là Dương Hương Ly. Qua đây, chúng ta sẽ thấy, Nhà văn- Nhà báo Dương Thị Xuân Quý đã sống, chiến đấu và hi sinh như một anh hùng. Đây cũng là cuốn sách đáng đọc, gây xúc động mạnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta.

Một số tác phẩm văn học, như "Về làng" (truyện ngắn đầu tay-1960), Tập truyện ngắn “Chỗ đứng” của chị được xuất bản năm 1968 mang ý nghĩa tuyên ngôn cho lẽ sống, tâm thế của cả một thế hệ trong những năm tháng chiến đấu ác liệt và gian khổ. Truyện ngắn mang tên “Hoa rừng” ra mắt không lâu khi chị vào Liên khu Năm, đánh dấu bước tiến vững vàng về văn nghiệp của chị. Chị đã được được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật tháng 2/2007 với 2 tác phẩm "Chỗ đứng” và “Hoa rừng”.

Nữ phóng viên Dương Thị Xuân Quý và con gái Bùi Dương Hương Ly trước ngày chị vào Nam. Ảnh: Tư liệu gia đình

Nữ phóng viên Dương Thị Xuân Quý và con gái Bùi Dương Hương Ly trước ngày chị vào Nam. Ảnh: Tư liệu gia đình

Đặc biệt, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chia sẻ: “Dương Thị Xuân Quý, một phụ nữ Thủ đô quen sống dưới ánh đèn phố thị đã âm thầm chuẩn bị cho mình một tiềm năng kỳ lạ để chọn “chỗ đứng” giữa những con người bình thường mà phi thường trong “mắt bão” chiến tranh. Chị anh dũng hy sinh khi vừa 28 tuổi. Tên tuổi, sự nghiệp của Dương Thị Xuân Quý đã đi vào ký ức của người đọc, làm vẻ vang cho thế hệ các nhà văn chống Mỹ. Chị là “đóa hoa rừng” đẹp mãi với thời gian...”.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: Cuối năm 2018, Hội Nhà văn Việt Nam đã chuẩn bị hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang cho nhà văn, nhà báo - liệt sỹ Dương Thị Xuân Quý. Hy vọng chị sẽ sớm được tôn vinh xứng đáng.

PV

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa