(CLO) Sáng 24/2, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Vorachith.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith ra tận cửa xe nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia.
Đúng 9 giờ, đoàn xe chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiến vào Phủ Chủ tịch. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith ra tận cửa xe nồng nhiệt chào đón và mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bước lên bục danh dự.
Quân nhạc cử quốc thiều Việt Nam và Lào. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự và giới thiệu các quan chức hai bên có mặt tại lễ đón.
Ngay sau Lễ đón, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành hội đàm tại Phủ Chủ tịch.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm hữu nghị chính thức Lào, nhấn mạnh chuyến thăm nước ngoài đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của đồng chí Nguyễn Phú Trọng một lần nữa thể hiện sâu đậm mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, gắn bó, tin cậy và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân Lào đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn dành cho Lào sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước; nhấn mạnh những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới và không ngừng nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế, đã mang đến cho Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em những kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào; bày tỏ tin tưởng vững chắc rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030 đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounhang Vorachith chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và đoàn cấp cao Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng thăm lại đất nước Lào tươi đẹp, chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và nhân dân Lào đã dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sự đón tiếp trọng thị, thắm tình đồng chí, anh em, thể hiện sinh động mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân Lào anh em đã giành được qua 30 năm đổi mới; khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện đối với công cuộc đổi mới, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào; tin tưởng nhân dân Lào anh em nhất định sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội lần thứ X của Đảng NDCM Lào đề ra, xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh em luôn dành cho Việt Nam sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Ôn lại những chặng đường cách mạng vẻ vang của mỗi dân tộc, hai nhà lãnh đạo bày tỏ niềm tự hào sâu sắc về bề dày truyền thống đoàn kết đặc biệt và mối quan hệ thủy chung giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong và nhiều thế hệ lãnh đạo, nhân dân Việt Nam - Lào dày công vun đắp; khẳng định quyết tâm giữ gìn và phát huy truyền thống đó như một tài sản vô giá của cả hai dân tộc.
Hai bên khẳng định không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, coi đây là quy luật phát triển và nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith. Ảnh: TTXVN
Nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào”, hai nhà lãnh đạo khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, hơn bao giờ hết, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước càng phải chung sức, đồng lòng, phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng của hai dân tộc vững bước đi lên theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Hai bên nhất trí đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, đồng thời dành ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác về chính trị, duy trì thường xuyên các cuộc tiếp xúc cấp cao, mở rộng giao lưu giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức nhân dân và các địa phương, nhất là các địa phương giáp biên giới hai nước.
Hai nhà lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh cần đi sâu trao đổi thông tin, lý luận - thực tiễn, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, nhất là việc chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc của mỗi Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường trao đổi tình hình và kinh nghiệm về giáo dục chính trị tư tưởng, an ninh mạng, chống suy thoái, tự diễn biến, nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát của Đảng; chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô và mở rộng quan hệ, hội nhập quốc tế.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở mỗi nước; xây dựng tuyến biên giới hai nước ổn định, bền vững; nhất trí thúc đẩy mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học - kỹ thuật; tạo hành lang pháp lý thuận lợi trong hợp tác trên các lĩnh vực và ưu tiên tăng cường kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế, nhất là kết nối về giao thông vận tải, năng lượng điện, viễn thông, du lịch; tiếp tục nâng cao chất lượng hợp tác về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith hài lòng thấy rằng Việt Nam và Lào có lập trường thống nhất trên các vấn đề quốc tế và khu vực.
Hai nhà lãnh đạo khẳng định trong bối cảnh tình hình diễn biến nhanh và phức tạp như hiện nay, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời, hiệu quả, ủng hộ lẫn nhau, nhất là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Liên hợp quốc, các cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong; phối hợp quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông Mekong; tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau và với các bên thứ ba khác trong khuôn khổ Hành lang Đông - Tây và các chương trình, dự án hợp tác đa phương khác.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở Biển Đông; ủng hộ vai trò và các nguyên tắc của ASEAN; nhất trí thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; cùng các bên liên quan thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Lào đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith và phu nhân sang thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith đã chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời.
Lễ ký Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào về hợp tác tài chính. Ảnh: TTXVN
Ngay sau Hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith đã chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa một số bộ, ngành của hai nước, bao gồm: Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Tài chính nước CHDCND Lào giai đoạn 2019-2020; Hiệp định về Hợp tác Phát triển các công trình năng lượng điện và mỏ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam với Chính phủ nước CHDCND Lào; Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc xây dựng và khai thác tuyến đường sắt Vũng Áng - Viêng Chăn; Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào trong lĩnh vực về ứng phó biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học; Biên bản bàn giao - tiếp nhận công trình xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa hình cơ bản phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội và giám sát tài nguyên môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Nội vụ Lào; Biên bản Thỏa thuận triển khai dự án đầu tư, đổi mới về thiết bị công nghệ cho Đài Phát thanh Quốc gia Lào, giữa Đài Tiếng nói Việt Nam nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch nước CHDCND Lào.
Biên bản bàn giao - tiếp nhận dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Houaphan giữa Chính phủ nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam; Thỏa thuận triển khai dự án sửa chữa, nâng cấp khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bản Xiêng vang, huyện Noong Bốc, tỉnh Khammouane, giữa Ban phụ trách Bảo tàng Kaysone Phomvihane, nước CHDCND Lào và Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch nước CHXHCN Việt Nam; Biên bản bàn giao - tiếp nhận dự án Tăng cường năng lực Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ cho Viện Khoa học Quốc gia Lào, giữa Viện khoa học Quốc gia Lào và Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,